Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam

Những ngày qua, Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của cả thế giới - nơi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 (từ ngày 27-28.2.2019). Sự kiện càng có ý nghĩa khi 2019 là dịp thủ đô Hà Nội kỷ niệm 20 năm nhận danh hiệu “Thành phố vì hoà bình” do UNESCO trao tặng.

Một quốc gia đã và đang nỗ lực xây dựng, phát triển đất nước trên tinh thần hòa bình-hữu nghị, được tin tưởng và lựa chọn để tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của quốc tế. Từ Hội nghị cấp cao APEC năm 2017 đến Thượng đỉnh Mỹ-Triều 2, một lần nữa khẳng định tính đúng đắn trong đường lối đối ngoại của Đảng là “độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế…”.

Đây cũng là những dấu mốc quan trọng khẳng định vị thế Việt Nam, khẳng định thủ đô Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đang trở thành một trung tâm kết nối các giá trị toàn cầu, có đủ năng lực tổ chức những sự kiện quan trọng tầm quốc tế.

Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam

8 tháng sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại Singapore, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã quyết định gặp nhau lần thứ 2 tại Hà Nội (Việt Nam). Một ngày trước khi sự kiện diễn ra, ngày 26.2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc phỏng vấn với kênh CNN đã đưa ra thông điệp: Vì hòa bình của thế giới, vì một sự kết nối và phát triển, chúng ta hãy bắt tay”.

Nhắc lại quá khứ về cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, giành độc lập tự do cho dân tộc, Thủ tướng nhấn mạnh: "Chúng ta đừng quên quá khứ, lịch sử của mình, nhưng chúng ta cần khép lại nó để hướng đến tương lai”. “Việt Nam rất coi trọng hòa bình, dựa trên sự tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau”.

Thông điệp “sẵn sàng đóng vai trò xây dựng, kiến tạo hòa bình” từ người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhanh chóng được truyền đi. Thông điệp này cũng được cả hệ thống chính trị, mỗi người dân Việt Nam thể hiện bằng hành động cụ thể trong những ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh.

Hà Nội được trang hoàng, với điểm nhấn là hình ảnh 3 lá cờ Mỹ-Việt Nam-Triều Tiên, bên dưới có biểu tượng hai bàn tay bắt chặt vào nhau. Người dân Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đều cảm thấy tự hào và mong muốn mình sẽ trở thành những “đại sứ của tình hữu nghị”. Khắp các con phố nơi đoàn lãnh đạo của Mỹ và Triều Tiên đi qua không chỉ được đảm bảo an toàn, mà hình ảnh người dân cầm cờ, tươi cười chào đón cũng để lại ấn tượng tốt đẹp.

Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam

Là nước chủ nhà hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2, Việt Nam đã nỗ lực, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho hội nghị. Dù Hà Nội chỉ có 10 ngày để chuẩn bị cho sự kiện, ít hơn nhiều so với thời gian 2 tháng chuẩn bị cho sự kiện đầu tiên tại Singapore, nhưng các nhà lãnh đạo Việt Nam đã cam kết bảo đảm an ninh tốt nhất.

Sáng 25.2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác có mặt ở Trung tâm báo chí quốc tế đặt tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô để thị sát, kiểm tra và trực tiếp chỉ đạo những công đoạn cuối cùng nhằm chuẩn bị tốt nhất cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 tại Hà Nội. Thủ tướng chỉ đạo cần đảm bảo cho hơn 3.000 phóng viên trong và ngoài nước tới tác nghiệp thuận tiện, đạt hiệu quả cao nhất và nhanh nhất.

Thực hiện chỉ đạo này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung và phía Bộ Ngoại giao, các cơ quan ban, ngành đã gấp rút hoàn thiện hạ tầng viễn thông, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại nhất tại Việt Nam, giúp các phóng viên trong nước và quốc tế tác nghiệp đạt hiệu quả cao nhất.

Xe bus đưa đón miễn phí, những tour du lịch miễn phí để phóng viên được trải nghiệm, cảm nhận về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam; các món ăn, đặc sản của Hà Nội và của Việt Nam cũng sử dụng làm “đại sứ” trong sự kiện… Tất cả những nỗ lực này của nước chủ nhà đã được quốc tế ghi nhận.
Rất nhiều phóng viên quốc tế, chuyên gia đã bày tỏ ấn tượng tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam, đặc biệt đánh giá cao những nỗ lực của chúng ta trong công tác chuẩn bị cho sự kiện tầm cỡ quốc tế.

Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam

Sau 2 ngày diễn ra hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều 2, chiều 28.2, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã kết thúc cuộc họp mở rộng với nhiều tuyên bố tích cực, dù chưa đạt được thỏa thuận.

Tổng thống Donald Trump tái khẳng định không vội vã về vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Ông đánh giá cao việc Triều Tiên không thử tên lửa và hạt nhân và khẳng định có mối quan hệ tốt đẹp với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.

Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam

Ảnh: AFP

Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 với nhiều tuyên bố tích cực:

Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam

- Tổng thống Donald Trump tái khẳng định không vội vã về vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Ông đánh giá cao việc Triều Tiên không thử tên lửa và hạt nhân.

- Kết thúc hội nghị, dù chưa đạt thỏa thuận, Tổng thống Mỹ khẳng định vẫn có mối quan hệ tốt đẹp với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Cả hai rời hội nghị trong bầu không khí tốt đẹp, thân thiện.

- Tổng thống Mỹ cho rằng mở văn phòng liên lạc tại Bình Nhưỡng là một gợi ý tốt. Ông đánh giá Triều Tiên có nhiều cơ hội để phát triển thành cường quốc kinh tế.

- Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders cũng cho biết Tổng thống Donald Trump và Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã có "cuộc gặp tốt đẹp và mang tính xây dựng" tại Hà Nội. Mặc dù không có thỏa thuận nào đạt được tại thời điểm này, nhưng có thể gặp nhau trong tương lai để tiếp tục đối thoại.

Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam

- Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un lần đầu tiên trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

- Ông Kim Jong-un khẳng định sẵn sàng phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

- Chủ tịch Triều Tiên hoan nghênh Mỹ mở văn phòng liên lạc tại Bình Nhưỡng.

- Truyền thông nhà nước của Triều Tiên cho biết, nhà lãnh đạo Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý tiếp tục các cuộc thảo luận "hữu hiệu" về phi hạt nhân hóa trong tương lai.

Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam

Theo dõi diễn biến và kết quả hội nghị, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho rằng, lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ tiến trình hoà bình và phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, là nước chủ nhà hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2, Việt Nam đã nỗ lực, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho hội nghị, thể hiện rõ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Từ trước khi hội nghị diễn ra cho đến khi kết thúc, Việt Nam vẫn giữ quan điểm, các bên tiếp tục kiên trì đối thoại giải quyết các vấn đề, cũng như thúc đẩy quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên. Việt Nam sẵn sàng tiếp tục đóng vai trò xây dựng, kiến tạo hoà bình, phối hợp để thúc đẩy tiến trình hoà bình trên bán đảo Triều Tiên.

Theo đánh giá của nhà báo Mika Hentunen - Công ty Truyền thông quốc gia Phần Lan, suốt những ngày tham gia tác nghiệp tại Việt Nam, ông đánh giá cao sự chuẩn bị của nước chủ nhà cho hội nghị lần này. Đối với nhà báo Mika Hentunen và nhiều phóng viên quốc tế, dù kết quả hội nghị có thế nào, Việt Nam đã thành công trên phương diện là một đối tác tích cực cho hòa bình, phát triển của thế giới.

Sự đánh giá tích cực của bàn bè thế giới cũng thể hiện sự đúng đắn trong đường lối đối ngoại của Đảng ta từ trước đến nay. Đặc biệt, Đại hội XII của Đảng đã đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình và tạo điều thuận lợi để phát triển đất nước.

Đảng ta xác định đây là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020; đồng thời là sự thể hiện nhận thức, đánh giá của Đảng về vai trò to lớn của công tác đối ngoại trong tình hình mới. Thời gian qua Việt Nam không chỉ giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước mà có đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam

Trong những ngày qua, truyền thông trong nước và quốc tế cũng có nhiều bài viết lý giải về việc Việt Nam được lựa chọn để tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều 2.
Theo Giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Australia, người có nhiều năm nghiên cứu về Đông Nam Á, việc Việt Nam được chọn chứng tỏ tất cả các bên đều coi trọng khả năng của Việt Nam trong việc cung cấp một môi trường an ninh chất lượng cao cho hội nghị. Việc này tái khẳng định sự đúng đắn của đường lối đối ngoại "đa dạng hóa, đa phương hóa" và "làm bạn với tất cả" của Việt Nam.

Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam

Còn theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, thông qua sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều 2, Việt Nam đã thể hiện là nơi an ninh, an toàn cho hội nghị. Qua sự kiện, Việt Nam có dịp để đóng góp vào chủ trương hoà bình và hữu nghị thế giới, qua đó đưa hình ảnh của Việt Nam tới thế giới.

Theo dõi sát sao diễn biến Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều 2, TS Nguyễn Viết Chức - Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Thăng Long - cho rằng, dù hai bên chưa đạt được những thỏa thuận về phi hạt nhân hóa, nhưng cũng có những bước tiến mới về mặt ngoại giao.

“Vấn đề hòa bình trên bán đảo Triều Tiên có ý nghĩa không phải chỉ đối với Triều Tiên mà còn đối với cả khu vực và cộng đồng quốc tế, cho nên đây là sự kiện rất quan trọng. Việc hai nhà lãnh đạo chọn thủ đô Hà Nội để đối thoại là hoàn toàn chính xác. Một thành phố khát khao vì hòa bình, có huyền thọai hồ Hoàn Kiếm – một biểu tượng không nơi nào có - để khẳng định truyền thống lịch sử hàng ngàn năm của chúng ta. Đương nhiên khi thế giới thừa nhận điều ấy, lại bằng một sự kiện cụ thể này bổ sung thêm nữa, thì rõ ràng đã củng cố thêm vị thế của Hà Nội và Việt Nam. Vị thế này không phải bỗng dưng mà có, phải trải qua bao nhiêu năm đổi mới, những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong thời kỳ giữ nước và xây dựng nền ngoại giao hữu nghị, hợp tác với các nước” –TS Chức khẳng định.

Cũng theo TS Nguyễn Viết Chức, sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều 2 đã đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Trước tiên khẳng định Việt Nam là người bạn của tất cả các nước trên thế giới - điều này rất tốt cho mở cửa và hội nhập. Chúng ta khẳng định không phải bằng lời nói nữa mà là bằng hành động cụ thể.

“Nhiều năm qua Liên Hợp Quốc đã lấy Việt Nam như một mô hình điển hình. Ví dụ như xóa đói giảm nghèo, gần đây chúng ta còn gửi những cán bộ chiến sĩ tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình. Vị thế của Việt Nam trong khối ASEAN càng ngày càng được khẳng định.

Việt Nam đang có vị thế đích thực trên trường quốc tế nhờ những đóng góp tích cực của mình. Chúng ta đã khẳng định mình có thể trở thành một người bạn, là đối tác đáng tin cậy của phát triển kinh tế toàn cầu. Việt Nam trở thành một thành viên ngày càng có giá trị và đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực cũng như trên thế giới” – TS Nguyễn Viết Chức khẳng định.

Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam

Trong bài viết với tiêu đề "Hội nghị thượng đỉnh Trump — Kim lần hai đưa Việt Nam trở thành tâm điểm địa chính trị", nhà báo Ben Gittleson của hãng tin ABC News nhận định mọi sự chú ý đã tập trung vào Việt Nam — quốc gia Đông Nam Á có quan hệ hữu nghị với tất cả các bên liên quan tới cuộc gặp cấp cao Mỹ — Triều.

Bài báo đánh giá ngoài mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước, Việt Nam cũng từng đăng cai nhiều sự kiện cấp cao quốc tế trước đây, bao gồm Hội nghị cấp cao các nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng vào năm 2017, Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Hà Nội hồi tháng 9.2018, cho đến Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều 2. Điều này không chỉ giúp nâng tầm vị thế trên trường quốc tế mà còn khẳng định Việt Nam hoàn toàn có năng lực, điều kiện về mọi mặt từ kinh tế, an ninh, cơ sở hạ tầng để tổ chức những sự kiện quan trọng tầm quốc tế.

Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam

  • Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
  • Xem thêm...
  • - Thời gian: 6 – 11.11.2017 - Địa điểm tổ chức: Đà Nẵng - 21 lãnh đạo của các nền kinh tế thành viên tham gia - 14.000 đại biểu - Gần 3.000 nhà báo - Hơn 2.000 doanh nghiệp cỡ lớn của 21 nền kinh tế cũng như thế giới - Năm APEC 2017 có chủ đề "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung", với 4 ưu tiên:   + Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm   + Đẩy mạnh liên kết kinh tế sâu rộng   + Nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong kỷ nguyên số   + Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

  • Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
  • Xem thêm...
  • - Thời gian: 18 – 21.1.2018 - Địa điểm tổ chức: Hà Nội - 22 đoàn Nghị viện đăng ký tham dự - 355 đại biểu quốc tế - Chủ đề: Quan hệ đối tác nghị viện vì hòa bình, sáng tạo và phát triển bền vững - Tuyên bố Hà Nội về "Tầm nhìn mới cho quan hệ đối tác nghị viện châu Á - Thái Bình Dương" được Hội nghị thông qua

  • Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
  • Xem thêm...
  • - Thời gian: 30 – 31.3.2018 - Địa điểm tổ chức: Hà Nội - 3.000 lượt đại biểu tham gia các hoạt động khác nhau - 400 phóng viên đại diện cho các cơ quan truyền thông của Việt Nam và quốc tế - Chủ đề Hội nghị hợp tác tiểu vùng Mê-Kông mở rộng lần thứ 6: "Phát huy 25 năm hợp tác, xây dựng tiểu vùng Mê-Kông mở rộng hội nhập, bền vững và thịnh vượng"

    - Hội nghị cấp cao hợp tác khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 10: Rà soát tình hình thực hiện "Quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội khu vực 2010-2020" và thảo luận những định hướng trong thời gian tới, đặc biệt là về phát triển kinh tế.

  • Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
  • Xem thêm...
  • - Thời gian: 11 - 13.9.2018 - Địa điểm tổ chức: Hà Nội - 9 lãnh đạo nhà nước, chính phủ tham dự - Hơn 923 doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới tham dự

    - Chủ đề: “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”.

  • Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
  • Xem thêm...
  • -Thời gian: 27 – 28.2.2019 - Địa điểm tổ chức: Hà Nội - Khoảng 3.000 phóng viên quốc tế, hơn 500 phóng viên trong nước đưa tin - 10 ngày để chuẩn bị

    - Chủ đề: Bàn về vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên

Theo ông Hoàng Nhân Chính - Trưởng ban Thư ký Hội đồng tư vấn du lịch, từ năm 2017 đến nay, Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc tế quan trọng. Từ APEC cho đến Thượng đỉnh Mỹ-Triều đã giúp nâng tầm vị thế của Việt Nam. Việc có nhiều nguyên thủ quốc gia đến thăm Việt Nam là một thắng lợi về mặt ngoại giao. Điều này sẽ tiếp diễn vào năm 2020, khi Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN.

“Tôi tin sau khi kết thúc sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều, đã có hàng tỉ người theo dõi diễn biến về sự kiện, qua đó biết đến hình ảnh thân thiện của Việt Nam. Đây là điều quan trọng để thu hút khách du lịch. Ngoài ra, điều này cũng chứng tỏ cơ sở hạ tầng của chúng ta đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu khắt khe nhất của các sự kiện lớn” - ông Chính nhấn mạnh.

Đặc biệt, nhân sự kiện thượng đỉnh, Chủ tịch Kim Jong-un cũng có chuyến thăm cấp cao với Việt Nam. Phía Mỹ cũng có cuộc hội đàm với lãnh đạo Việt Nam, nhiều thỏa thuận hợp tác kinh tế quan trọng được ký kết. Điều này giúp củng cố thêm mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với nước bạn và góp phần khẳng định: Việt Nam không chỉ an toàn, thân thiện mà còn sẵn sàng bắt tay để cùng phát triển.

Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam
Tại sao mỹ và triều tiên gặp nhau ở việt nam