Nguồn lực thông tin của doanh nghiệp là gì năm 2024

Nguồn lực không chỉ khởi tạo mà còn là yếu tố cốt lõi giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển, đem lại giá trị lợi nhuận. Chính nguồn lực cũng tạo nên lợi thế cạnh tranh, đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.

Các chủ doanh nghiệp Việt đã thực sự hiểu rõ các nguồn lực của mình và cách tối ưu hóa các nguồn lực đó nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh?

Nguồn lực thông tin của doanh nghiệp là gì năm 2024

Trước khi tìm cách cải thiện, hãy cùng MBA Andrews xác định rõ hơn các nguồn lực của doanh nghiệp là gì?

Khái niệm và phân loại các nguồn lực của doanh nghiệp

Theo khía cạnh phân tích chiến lược truyền thống, nguồn lực của doanh nghiệp là tất cả tài sản, năng lực, quy trình tổ chức, thuộc tính, thông tin kiến thức,.v..v… mà doanh nghiệp đang sở hữu và có thể khai thác, xây dựng, thực thi chiến lược của mình nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất của doanh nghiệp. (Barney, 1991, tr.101).

Hoặc có thể hiểu khái niệm này theo cách đơn giản hơn, nguồn lực chính là nguồn tài sản mà mỗi doanh nghiệp đang sở hữu và có thể khai thác để phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.

Có nhiều cách phân loại nguồn lực của doanh nghiệp tùy theo quy mô, mô hình hoạt động, cách thức kinh doanh. Theo cách phổ biến nhất, nguồn lực được phân biệt thành hai loại chính: hữu hình và vô hình.

Nguồn lực thông tin của doanh nghiệp là gì năm 2024

Các doanh nghiệp dù quy mô nhỏ hay lớn đều sẽ sở hữu những nguồn lực như trên, chỉ là lượng ít hay nhiều và mức độ như thế nào để tạo nên sự khác biệt.

Về nguồn lực vật chất, các chủ doanh nghiệp cần phân biệt rõ ràng các nguồn lực tài chính – tiền tệ, nguồn lực về máy móc thiết bị, nguồn lực về nhà xưởng, đất đai, vật tư dự trữ… và thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất phân tích, xác định đặc trưng, quy mô và chất lượng của các nguồn lực đó để đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu thực tế của từng nguồn lực trong các chương trình hành động của các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp theo từng kỳ; xác định được điểm mạnh – điểm yếu về từng nguồn lực so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành nói riêng và trên thị trường nói chung để tiếp tục nâng cao, phát huy điểm mạnh và cải thiện các điểm còn yếu.

Về nguồn nhân lực – chính là con người. Nguồn lực con người đóng vai trò điều phối tất cả các nguồn lực còn lại, mọi hành động liên quan đến quá trình quản trị chiến lược đều do con người quyết định. Do đó, doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài cần phải có những chính sách tốt nhất để phát triển con người.

Doanh nghiệp chú trọng đầu tư phát triển nguồn lực vật chất và nguồn nhân lực chính là đang phát triển về chiều sâu. Khi có nội lực vững chãi, doanh nghiệp sẽ luôn ở tâm thế sẵn sàng nắm bắt các cơ hội kinh doanh.

Các doanh nghiệp hiện nay muốn phát triển mạnh mẽ không thể chỉ sở hữu những nguồn lực hữu hình như đã nói ở trên khi mà những điều có thể nhìn thấy và định lượng cụ thể đều có thể dễ dàng bắt chước. Doanh nghiệp cần phải chú trọng phát triển các nguồn lực vô hình. Bởi, những nguồn lực vô hình như các ý tưởng kinh doanh, hiểu biết của doanh nghiệp, danh tiếng, nhãn hiệu, độ uy tín… để tạo lập được rất khó và mất nhiều thời gian hơn, nó vô hình nên sẽ phần nào hạn chế những nỗ lực sao chép của đối thủ. Điều đó sẽ giúp tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. .

Trong thực tế, một doanh nghiệp có nguồn lực vô hình này nhưng có thể thiếu nguồn lực vô hình khác hoặc nguồn lực này mạnh nhưng nguồn lực kia còn yếu so với các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy khi phân tích, đánh giá các nguồn lực của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần nhận diện những vấn đề liên quan, xác định rõ các nguyên nhân dẫn đến nguồn lực yếu và đề xuất các biện pháp xây dựng, phát triển trong tương lai. Song song với đó là việc liên tục duy trì và phát huy tối đa những nguồn lực mạnh của doanh nghiệp.

Tối ưu hóa các nguồn lực của doanh nghiệp

Nguồn lực thông tin của doanh nghiệp là gì năm 2024

Để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường, các doanh nghiệp cần tối ưu hóa các nguồn lực theo 4 thuộc tính:

1. Nguồn lực phải có giá trị (Valuable)

Nguồn lực có giá trị khi chúng cho phép doanh nghiệp thực hiện các chiến lược nhầm cải thiện hiệu suất và hiệu quả kinh doanh thông qua khai thác những cơ hội và vô hiệu hóa những mối đe dọa trong hoạt động của doanh nghiệp.

2. Nguồn lực khan hiểm, khó có thể tìm kiếm được ở các đối thủ cạnh tranh (Rare)

Doanh nghiệp cần sở hữu nguồn lực cần có giá trị đặc biệt riêng, nếu không lợi thế tạo ra từ nguồn lực đó sẽ nhanh chóng bị đối thủ bắt chước.

3. Nguồn lực khó bắt chước hoàn hảo y hệt (Imperfectly imitable)

Phụ thuộc vào tính phức tạp về mặt cấu trúc của nguồn lực, các đối thủ chỉ có thể nắm bắt một cách hạn chế, rất khó để sao chép hoàn hảo y hệt.

4. Nguồn lực không thể thay thế (Non-substitutable)

Mặc dù các đối thủ của doanh nghiệp không thể bắt chước một cách chính xác nguồn lực có giá trị đặc biệt kia, nhưng vẫn có thể thay thế bằng một nguồn lực tương tự cho phép thực hiện chiến lược giống với doanh nghiệp. Vì vậy, chỉ khi mang đặc tính khó có thể thay thế thì một nguồn lực có giá trị đặc biệt mới có thể đảm bảo lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp.

Bốn đặc điểm trên của nguồn lực hình thành mô hình VRIN (Value – Rare – Imperfectly imitable – Non-substitutable) được coi là những chỉ số thể hiện tính đồng nhất và không chuyển đổi của các nguồn lực, cho phép doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững.

Trong thời buổi kinh tế mở cửa như hiện nay, các doanh nghiệp tối ưu được nguồn lực có rất nhiều cơ hội để phát triển, tăng hiệu suất và hiệu quả kinh doanh. Chủ doanh nghiệp cần nhận thức rõ các nguồn lực của doanh nghiệp mình để khai thác và phát triển các nguồn lực đó, giải mã được các điểm mạnh – điểm yếu của doanh nghiệp, nhằm có cơ sở đưa ra và chọn lựa các chiến lược cạnh trạnh hữu hiệu, nắm bắt được các cơ hội cũng như kịp thời ngăn chặn các nguy cơ, chèo lái doanh nghiệp vượt qua các thách thức của thời cuộc.

Nguồn lực thông tin trọng doanh nghiệp là gì?

“Nguồn lực thông tin” là sản phẩm của trí tuệ con người, là sản phẩm lao động khoa học, phản ánh những kiến thức được kiểm soát và ghi lại dưới một dạng vật chất nào đó. Chúng phải được tổ chức, cấu trúc lại để NDT có thể truy cập, tìm kiếm, khai thác và sử dụng được, phục vụ cho nhiều lợi ích khác nhau trong xã hội.

Các nguồn lực của doanh nghiệp là gì?

Nguồn lực là gì?.

Nguồn lực trong nước (nội lực).

Nguồn lực bên ngoài (ngoại lực).

Nguồn lực con người (nhân lực).

Nguồn lực xã hội..

Nguồn lực cá nhân..

Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp là gì?

Nguồn tài chính, còn được gọi là nguồn lực tài chính, bao gồm tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền một cách nhanh chóng, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động ổn định và chi trả cho các khoản đầu tư/vốn như vốn lưu động, nợ, ghi nợ và vốn chủ sở hữu.

Nguồn lực vô hình của doanh nghiệp là gì?

Nguồn lực vô hình: Bao gồm kỹ năng, kinh nghiệm, các mối quan hệ xã hội,… những thứ không hiện hữu ngoài đời thực.