Hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Y

Năm 1889, thực dân Pháp hoàn thành việc xâm chiếm Việt Nam,Lào và Campuchia[đông Dương.Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 nhà nước thuộc địa Pháp bắt đầu cho xây dựng các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học lập viện Pasteur ở Sài Gòn, Nha Trang và Hà Nội, Trường Viễn Đông Bắc Cổ, nha khí tượng, viện nông nghiệp, sở địa lý, sở kiểm lâm..., mở các trường luật, cao đẳng khoa học, cao dẳng mỹ thuật..nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa.

Trường Y khoa Hà Nội [École de Médecine de Hanoi] được thành lập ngày 8/1/1902 do BS Yersin-giám đốc viện Pasteur Nha Trang giữ chức hiệu trưởng đầu tiên.Trường được đặt tại ấp thái Hà. ĐỘi ngũ giáo viên do Trường đại học Y hkoa pais phê duyệt.

Năm học đầu tiên [1902]có 19 sinh viên được tuyển chọn trên toàn đông dương vào lớp dự bị sau 6 tháng, qua kỳ kiểm tra chỉ còn 15 học sinh. Chương trình của Pháp nên học toàn bàng tiếng Pháp. Bên cạnh trường có một bệnh xá với 40 giường bệnh và một phòng mổ tử thi. Đến năm 1904 trường chuyển về 13 Lê Thánh tông. Bệnh viện thực hành nằm ở 132 Lò Đúc. Phòng mổ tử thi đạt tại Lương Yên . Năm 1906, bệnh viên thực hành được xây dựng mang tên nhà thương bảo hộ[nay là bệnh viện Việt Đức]

Ngày 20/7/1914 trường mở thêm khoa Dược đào tạo dược sỹ bậc trung học[sau này gọi là dược sỹ Đông Dương]. Ngày 15/7/1917 khoá dược sỹ đầu tiên ra trường gồm 4 người Việt Nam.

năm 1924 để chuẩn bị thay hệ đào tạo y sỹ và dược sỹ trung học nha nước thuộc địa đào tạo thêm hệ vật lý, hoá và sinh học cơ bản[P.C.B]dự bị cho hệ đào tạo bác sỹ y khoa.

Hệ bác sỹ y khoa thời gian đào tạo là 6 năm, hệ đào tạo dược sỹ là 5 năm, kể cả thời gian thực hnàh tại một nhà thuốc hay khoa dược bệnh viện, có dược sỹ hạng nhất hướng dẫn. Chương trtình đào tạo hoàn toàn do Pháp quy định. Nhân sự hoàn toàn do Viện hàn lâm trường đại học y khoa Paris phê duyệt. Học hoàn toàn bằng tiếng Pháp. Trước năm 1933, không có người Việt Nam nào được tham gia giảng dậy, chỉ có những chân giúp việc và phiên dịch. Sinh viên năm cuối y khoa và dược khoa phải sang tận Paris để bảo vệluận văn hoặc thi lấy bằng tốt nghiệp đại học. Do những quy định khá ngặt ngèo đó không có mấy người Viêt Nam có thể sang Pháp để thi lấy bằng tốt nghiệp.

Từ năm 1936-1937 trường đại học Paris mới cho lập hội đồng thi tại Hà Nội và cử GS Brump sang giữ vhức vụ chủ khảo. Và năm đó cũng là năm đầu tiên có một người Việt Nam nhận bằng bác sỹ và một người nhận bằng Dược sỹ hạng nhất.

Ngày 15/10/1941, sau 15 năm đào tạo hệ y dược sỹ, chính phủ Pháp mới cho đổi tên trường là khoa đại học Y Dược Đông Dương[faculté de Medecine et de Pharmacie de l'Indochicine]

Theo thống kê đào tạo của Pháp ở Đông Dương, trường đại học y dược tính đến hết năm 1944 đã đào tạo được 36 dược sỹ hạng nhất và 53 bác sỹ y khoa.

Năm 1945, cách mạng tháng 8 đã mở ra một kỷ nguyên mới trên đất nước ta, ngay sau khi đàn được chính quyền, chính phủ lâm thời nước Viẹt Nam Dân Chủ cộng hoà đã thành lập trường đại học y Dược do GS.Hồ Đắc Di làm hiệu trưởng

Ngày 15/11/1945, chính phủ lâm thời cho khai giảng năm học 1945-1946 tại giảng đường Viện Đại học Đông Dương[Intitus Universite' de l'Indochine], nay là 17 Lê Thánh Tông. Sau 60 ngaỳ đêm cùng quân và dân Hà Nội kháng chiến[19/12/1946-18/01/1947], trường dời lên chiến khu Việt Bắc, vùa tham gia kháng chiến vừa đào tạo, GS Hồ Đắc Di làm hiệu trưởng.

Năm 1947, Pháp mở trường lại sau sau một thời gian đình giảng tại 17- Lê Thánh Tông. GS.Pierre Huard giữ chức hiệu trưởng. Sau đó nhà nước thuộc địa Pháp mở thêm khoa đào tạo bậc đại học Y Dược tại Sài Gòn, do BS Trần Quang Đệ Phụ trách và tiếp đó là BS Nguyễn Biểu Tâm>

Năm 1954, thực hiện Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, Pháp rút khỏi Việt Nam, Trường Đại Học Đông Dương nhập vào Sài Gòn và sau đó chuyển thành trường Đại học Y Dược Sài Gòn do chính quyền nguỵ quản lý.

Trườg đại học Y Dược khoa Hà Nội tản cư lên Việt Bắc. Do điều kiện kháng chiến khoa dược đặt tại cục quân Y, gọi là ban quân Dược đại học, đầu tiên do DS Nguyễn Trọng Bích phụ trách. Năm 1950, do tiến sỹ Trương Công Quyền phụ trách. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp [1945-1954], ban quân dược Đại Học đã đào tạo được 4 khoá với tổng số 33 Dược Sỹ đại học so với khoa Y do Gs. Hồ Đắc Di phụ trách đã đào tạo được 52 bác sỹ

Do tính chất của cuộc kháng chiến, các sinh viên khoa dược đều mang tên "Anh bộ đội cụ Hồ". Quy chế chương trình đào tạo đều dựa trên chương trình của Pháp. Các sinh viên đều phải trải qua ít nhất một năm tại các cơ sở sản xuất Dược có dược sỹ đại học phụ trách. Hội đồng thi tốt nghiệp do GS Hồ Đắc Di làm chủ tịch

Năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ dẫn đến hoà bình trên miền Bắc, trường đại học Y Dược về tiếp quản cơ sở 13 Lê Thánh Tông-Hà Nội đúng ngày 10/10/1954 Trường phải giải quyết những tồn tại do chién tranh để lại, trên một cơ sở quá chật hẹp. Khai giảng năm học 1954-1955 phải chia ra 5 lần cho các hệ đại học Y Dược, trung học Y Dược và 2 khoa nữ hộ sinh Đông Dương còn tồn lại sau khi tiếp quản Hà Nọi .Khắc phục mọi khó khăn, dưới sự lãnh đạo của Gs.Hồ Đắc Di, GS Đặng Văn Chung và GS Trương Công Quyền, trường đã hoàn thành mọi nhiệm vụ đào tạo. Trong năm học 1954-1955, có 107 bác sỹ và 37 Dược sỹ đại học tốt nghiệp.

Đến năm học 1959-1960, trường đã hoàn thành việc xây dựng chương trình đào tạo cho Y khoa và dược khoa, mở rộng các cở sở thực hành các pòng thí nghiệm, đưa trường vào thế ổn định

Ngày 29/9/1961 do nhu cầu đào tạo, bộ y tế tiến hành tách Y khoa và Dược khoa thành trường đại học Ykhoa và trường đại học dược khoa, nhưng cho 2 năm chuẩn bị để có tạm đủ cơ sở vật chất. Năm 1961, tiến hành xây dựng khu nội trú sinh viên tại Dốc Thọ Lão và cơ sở Khương Thượng cho trường đại học Y khoa.
Ngày 1/10/1963 thủ tướng chính phủ bổ nhiệm GS.Vũ Công Thuyết giữ chức hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội.Ngày 27/1/1964, bổ nhiệm bà Nguyễn thị Hằng Tường giữ chức phó hiệu trưởng.

Tháng 3/1964 trường đại học Y Dược Hà Nội chính thức tách thành hai trường Đại học Dược khoa và trường dại học Y khoa. Khi đó trường đại học Dược có 148 người trong biên chế ,với 37 cán bộ giảng dạy, 9 bộ môn và một cơ sở thực hành sản xuất[xưởng trường] từ năm 1956 đến năm 1964 đào tạo được 386 dược sỹ đại học.

Ngày 5/8/1964, Mỹ mở cuộc tấn công miền bắc bằng không quân, hòng cứu vãn lâm nguy ở Miền Nam. Thực hiện lời kêu gọi của bác Hồ "không có gì quý hơn độc lập tự do", trước sự nghiệp chống Mỹ cứu nước trường được giao nhiệm vụ tăng chỉ tiêu đào tạo từ năm 1965-1966 đến năm học 1969-1970 từ 3,5 đến hơn 5 lần so với chỉ tiêu năm học 1964-1965. Trong hoàn cảnh sơ tán cách Hà Nội hơn 120 km, trường đã thực hiện đào tạo chuyên khoa sâu trên 5 chuyên nghành, mở thêm đào tạo hệ chuyên tu và hệ tại chức[năm1963].

Nhiệm kỳ của hiệu trưởng DS.Huỳnh Quang Đạt bắt đầu từ ngày trường sơ tán khỏi Hà Nội. Trong suốt thời gian chống Mỹ [1965-1975], trường đã vượt qua bao nhiêu khó khăn, thiếu thốn, hợp sức cùng nhân dân cả nước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Kết quả, từ năm 1965-1975 đã đào tạo được 2821 người, bình quân hàng năm cao nhất so với thời gian trước và sau đó.

Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, do nhu cầu riêng tại chỗ trên đất nước ta thêm 2 cơ sở đào tạo dược sỹ đại học: trường đại học quân y và ban dân y miền nam việt Nam. Ngày 15/11/1966 trường đại học quân y lần đầu tiên tuyển sinh dược và đã đào tạo dược tổng cộng 271 Dược sỹ bao hàm cả dài hạn và chuyên tu. Tại ban dân y miền Nam bộ chỉ đào tạo có 2 khoá với tổng cộng 30 Dược sỹ đại học dưới dạng đặc cách, trong đó có hơn nửa là quân giải phóng Miền Nam.

Dưới chính quyền miền Nam [nguỵ Sài Gòn], năm 1961 trường đại học y dược tách ra thành 3 trường, trong đó có trường đại học Dược Sài Gòn do GS. Trương Văn Chơm làm hiệu trưởng[1961-1963], kế nhiệm là Gs.Nguyễn Vĩnh Niên[1963-1975]. Từ năm 1955-1974, Sài Gòn đã đào tạo được 2920 người. Thật ngẫu nhiên, tại miền Bắc và miền Nam, dưới 2 chính thể khác nhau nhưng đã thực hiện chủ chương tách trường Dược ra khỏi trường Y cùng trong năm 1961 và số người đào tạo được của 2 trường cũng tương đương nhau[2821 người ở miền Bắc và 2920 người ở miền Nam]. Năm 1978, trường cán bộ quản lý của bộ y tế mở thêm hệ đào tạo Dược sỹ đại học, tuyển sinh từ các dược sỹ trung học với 4 khoá[thời gian đào tạo là 3 năm ]. Từ năm 1978 đến năm 1984, đã dào tạo được 86 người.

Tổ Quốc thống nhất các cơ sở đào tạo Dược sỹ đại học lại tập chung về 2 cơ sở chính là trường Đại học Dược Hà Nội và khoa Dược trường Đại học Y-Dược thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1975, Sài Gòn và miền Nam được giải phóng, chính phủ cách mạng cộng hoà miền Nam Việt Nam tiếp quản và thành lập trường Đại học Y Dược TP HCM do Bs Trương Công Chung làm hiệu trưởng, DS Nguyễn Kim Hùng giữ chức vụ trưởng khoa Dược kế nhiệm ông là DS Vũ Khánh...thời gian trên đã dào tạo được3439 người.

Lịch sử công tác đào tạo Dược sỹ bậc đại học của nước ta đã trải qua 75 năm[1925-1926 năm đầu tiên đào tạo dược sỹ đại học ở trường đại học Y-Dược Đông Dương]. Về lịch sử trường đại học Dược Hà Nội, khoa dược đại học Y-Dược TP HCM đã có ngót một thế kỷ phát triển

Nguyễn Văn Bính

Đặt giáo dục là quốc sách hàng đầu nên ở nước ta sớm đã có các trường đại học được xây dựng và đi vào hoạt động. Tính đến thời điểm hiện tại, con số các trường đại học ở Việt Nam đã lên tới hàng trăm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về trường đại học có bề dày lịch sử lâu đời nhất. Hãy cùng 24h Thông Tin điểm qua danh sáchcác trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

1. Trường Đại học Y Hà Nội

Trường Đại học Y Hà Nội có tiền thân là trường Đại học Y dược Đông Dương, được thành lập vào năm 1902 dưới sự điều hành của người Pháp. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là một danh y nổi tiếng thế giới - Bác sĩ Yersin. Trong giai đoạn từ năm 1902 đến 1945, tất cả các cán bộ, giảng viên tại trường đều là người Pháp. Và đương nhiên, ngôn ngữ giảng dạy cũng là tiếng Pháp.Đến giai đoạn sau cách mạng, vào ngày 15/11/1945 trường Đại học Y dược Đông Dương chính thức bước vào kỳ khai giảng đầu tiên dưới sự điều hành của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và đến năm 1961, trường được tách ra thành Đại học Dược Hà Nội và trường Đại học Y Hà Nội như hiện nay.

Trong quá trình phát triển, trường Đại học Y Hà Nội đã đạt được rất nhiều thành tựu. Nổi bật nhất là những cống hiến trong chuyên ngành tim mạch, sốt rét, cắt gan,....Những tên tuổi nổi bật từng học tại trường có thể kể đến: Vũ Đình Tụng, Tôn Thất Tùng, Hoàng Đình Cầu, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ, Đặng Văn Chung.

2. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm 1906, trường Đại học Đông Dương được thành lập dưới sự quản lý của Toàn quyền Đông Dương Paul Beau. Sau khi trải qua một khóa khai giảng đầu tiên, trường bị thực dân Pháp cắt ngân sách và dừng hoạt động vì cho rằng đã khích lệ phong trào yêu nước trong giai đoạn 1908 - 1909. Mãi đến năm 1917, khi Albert Sarraut làm toàn quyền Đông Dương thì trường mới được cho phép hoạt động trở lại.Đến năm 1945, sau khi giành được chính quyền từ tay Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đổi tên trường Đại học Đông Dương thành Đại học Quốc gia Việt nam. Tiếp đó, trường được đổi tên thành Đại học Tổng hợp vào năm 1956. Mãi đến năm 1993, trường mới lấy tên là Đại học Quốc gia Hà Nội và hoạt động cho đến ngày nay.

Hiện nay, trường Đại học Quốc gia Hà Nội bao gồm 7 trường thành viên: Đại học Công nghệ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Kinh tế, Đại học Giáo dục và Đại học Việt Nhật.

3. Trường Đại học Sài Gòn

Tiền thân của trường Đại học Sài Gòn là trường Cao đẳng Sư phạm TPHCM, được thành lập vào năm 1908 bởi những kiến trúc sư người Hoa. Cũng chính vì vậy mà trường Đại học Sài Gòn có kiến trúc rất đặc biệt, mang nét cổ kính của Pháp lẫn Trung Hoa.

Đến nay, trường Đại học Sài Gòn vẫn còn hoạt động tích cực, đào tạo cho đất nước những nhân tài tương lai. Trường có 30 chuyên ngành cấp độ đại học, 24 chuyên ngành cấp độ cao đẳng, 4 chuyên ngành cấp độ trung cấp thuộc các lĩnh vực: Kinh tế - Kỹ thuật, Văn hóa - Xã hội, Chính trị - Nghệ thuật và Sư phạm.

Như vậy, trường Đại học Y Hà Nội, trường Đại học Quốc gia Hà Nội và trường Đại học Sài Gòn là 3 trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên trong lịch sử, cơ sở đào tạo đầu tiên được coi là trường đại học và lâu đời nhất chính là Văn miếu Quốc Tử Giám.

4. Văn Miếu Quốc Tử Giám

Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử, Chu Công và các nhà hiền triết Nho giáo khác. Ngoài việc thờ phụng, Văn Miếu còn là nơi dạy học cho thái tử Lý Càn Đức [vua Lý Nhân Tông, con trai của vua Lý Thánh Tông]. Đến năm 1076, nhà vua cho xây dựng thêm Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu để dạy học cho các thái tử và con cái của quan lại trong triều đình. Đến năm 1253, vua Trần Thái Tông cho phép các sĩ tử tài giỏi trên cả nước đến đây để học. Có thể nói rằng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

Đến đời vua Trần Nhân Tông, Nhà giáo Chu Văn An được cử làm quan Quốc tử giám Tư nghiệp [hiệu trưởng]. Khi ông mất, vua cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử. Năm 1484, Bia Tiến Sĩ được xây dựng để khắc tên những vị tiến sĩ đạt kết quả cao trong các kỳ thi. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, đến nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có nhiều đợt trùng tu. Hiện nay, đây là một địa điểm du lịch văn hóa rất thu hút ở Hà Nội.

Trên đây là thông tin về các trường đại học đầu tiên của Việt Nam mà đội ngũ biên tập viên 24h Thông Tin muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết trường đại học đầu tiên ở Việt Nam là trường nào, đồng thời có thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích về nền móng Giáo dục của nước ta.

Video liên quan