Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 112, 113, 114

Mở bài trong bài văn kể chuyện

  • I. Mở bài trong bài văn kể chuyện Phần Nhận xét
    • Câu 1 trang 112 SGK Tiếng Việt 4
    • Câu 2 trang 112 SGK Tiếng Việt 4
    • Câu 3 trang 113 SGK Tiếng Việt 4
  • II. Ghi nhớ Mở bài trong bài văn kể chuyện
  • III. Mở bài trong bài văn kể chuyện Phần Luyện tập
    • Câu 1 trang 113 SGK Tiếng Việt 4
    • Câu 2 trang 114 SGK Tiếng Việt 4
    • Câu 3 trang 114 SGK Tiếng Việt 4

Tập làm văn lớp 4: Mở bài trong bài văn kể chuyện là lời giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 trang 113, 114 với lời giải chi tiết cho từng bài tập SGK giúp các em học sinh biết cách viết mở bài trong bài văn kể chuyện, củng cố kỹ năng viết bài tập làm văn. Mời các em cùng tham khảo.

Bài trước:Luyện từ và câu lớp 4: Tính từ

I. Mở bài trong bài văn kể chuyện Phần Nhận xét

Câu 1 trang 112 SGK Tiếng Việt 4

Đọc truyện sau.

Rùa và thỏ

Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con thỏ thấy thế liền mỉa mai:

- Đã gọi là chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy.

Rùa đáp:

- Anh đừng giễu tôi ! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn!

Thỏ ngạc nhiên:

- Rùa mà dám chạy thi với thỏ sao? Ta chấp chú em một nửa đường đó. Rùa không nói gì. Biết mình chậm chạp, nó dốc sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo, mỉm cười. Nó nghĩ: "Chả việc gì mà vội, rùa gần tớ đích, mình phóng cũng thừa sức thắng cuộc." Vì vậy, nó cứ nhởn nho nhìn trời, mây, cây cỏ.

Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, nó thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó.

Theo LA PHÔNG-TEN

Câu 2 trang 112 SGK Tiếng Việt 4

Tìm đoạn mở bài trong truyện trên.

Gợi ý:

Mở bài là đoạn văn mở đầu trong bài văn.

Trả lời:

Đoạn mở bài trong truyện là: “Trời vào thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy”.

Câu 3 trang 113 SGK Tiếng Việt 4

Cách mở bài sau đây có gì khác với cách mở bài nói trên?

Trong muôn loài, rùa vốn nổi tiếng là chậm chạp, còn thỏ thì chạy nhanh như bay. Thế mà có một con rùa dám chạy thi với thỏ và thắng cả thỏ. Vì sao có chuyện ngược đời như vậy? Sau đây, em xin kể đầu đuôi câu chuyện ấy.

Gợi ý:

Mở bài này có đi thẳng vào kể sự việc trong câu chuyện như mở bài phía trên không?

Đáp án

Cách mở bài trên không kể thẳng vào sự việc để bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác sau đó mới dẫn vào câu chuyện định kể.

II. Ghi nhớ Mở bài trong bài văn kể chuyện

- Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.

- Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

III. Mở bài trong bài văn kể chuyện Phần Luyện tập

Câu 1 trang 113 SGK Tiếng Việt 4

Đọc các mở bài sau và cho biết đó là những cách mở bài nào?

a) Có một con rùa sống bên sông. Biết mình chậm chạp nên hôm nào cũng vậy, vừa sáng sớm tinh mơ, nó đã ra bờ sông tập chạy.

b) Xưa nay, người cậy tài cậy giỏi mà chủ quan, biếng nhác thì chẳng làm nên việc gì. Ngược lại, sức có kém nhưng quyết tâm, nhẫn nại ắt thành công. Câu chuyện Rùa và thỏ chứng minh điều đó.

c) Đầu năm học vừa qua, lớp em có mấy bạn vì chủ quan, lười biếng nên kết quả học tập sút kém hẳn so với hồi lớp ba. Cô giáo bèn kể chuyện Rùa và thỏ để khuyên các bạn phải cố gắng, chăm chỉ. Câu chuyện này như sau:

d) Trong các loài thú, mấy ai chạy nhanh bằng bọn thỏ chúng tô Thấy bóng chúng tôi trên đường đua thì hươu, nai còn phải kiêng dè chưa nói gì tới bác trâu hay chị lợn. Thế mà có lần thỏ tôi phải ngậm đắng nuốt cay chịu thua anh chàng rùa nổi tiếng lù đù, chậm chạp. Câu chuyện ấy dạy cho tôi một bài học nhớ đời. Đầu đuôi thế này:

Trả lời

Cách a:

Mở bài trực tiếp (kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện kể).

Cách b, c, d:

Mở bài gián tiếp (nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện kể).

Câu 2 trang 114 SGK Tiếng Việt 4

Câu chuyện sau đây mở bài theo cách nào?

Hai bàn tay

Hồi ấy, ở Sài Gòn, Bác Hồ có một người bạn tên là Lê.

Một hôm, Bác Hồ hỏi bác Lê:

- Anh có yêu nước không?

Bác Lê trả lời :

- Có chứ.

- Anh có thể giữ bí mật không?

- Có.

- Tôi muốn đi ra nước ngoài xem Pháp và các nước khác họ làm như thế nào, sau đó, trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình cũng mạo hiểm. Anh có muốn đi với tôi không ?

Bác Lê sửng sốt:

- Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?

- Đây, tiền đây!

Vừa nói, Bác Hồ vừa giơ hai bàn tay ra và tiếp:

- Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Anh đi với tôi chứ?

Theo TRẦN DÂN TIÊN

Trả lời:

Câu chuyện Hai bàn tay được mở bài theo cách trực tiếp, kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.

Câu 3 trang 114 SGK Tiếng Việt 4

Kể lại phần mở đầu câu chuyện trên theo cách mở bài gián tiếp.

>> Tham khảo chi tiết: Kể lại phần mở đầu câu chuyện Hai bàn tay theo cách mở bài gián tiếp. Sau đây là các đoạn văn mẫu cho các em học sinh tham khảo

Gợi ý trả lời

Ví dụ 1: Mở đầu câu chuyện Hai bàn tay theo lời người kể chuyện

Bác Hồ là một lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, là một danh nhân văn hóa thế giới. Sự nghiệp vĩ đại của Bác khởi nguồn từ lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc. Lòng yêu nước ấy bắt đầu khi Bác mới là một chàng thanh niên trẻ tuổi. Thế nhưng, Bác rất giàu ý chí và nghị lực. Vì thế Bác đã thực hiện hoài bão cứu nước của mình. Để thấy được ý chí và nghị lực của Bác, chúng ta hãy tìm hiểu qua câu chuyện Hai bàn tay của tác giả Trần Dân Tiên. Chuyện là thế này:

Ví dụ 2:Mở đầu câu chuyện Hai bàn tay theo lời người kể chuyện

Khi còn là thanh niên, Bác Hồ luôn luôn canh cánh tìm kiếm con đường cứu nước nhà ra khỏi xiềng xích bảo hộ của thực dân Pháp. Lúc ấy, Bác Hồ đang ở Sài Gòn. Khi quyết định ra nước ngoài tìm hiểu về con đường cứu nước, Bác Hồ thuyết phục một người bạn thân của mình cùng đi. Người đó là bác Lê.

Ví dụ 3: Mở đầu câu chuyện Hai bàn tay theo lời bác Lê

Đôi bàn tay của người bình thường chúng ta làm được biết bao nhiêu việc. Đôi bàn tay của những vĩ nhân lại càng thể hiện ý chí, nghị lực phi thường. Bác Hồ của chúng ta là một vĩ nhân. Tôi xin kể câu chuyện về Bác Hồ khi tôi và Bác Hồ đều là thanh niên. Bác Hồ đã bắt đầu sự nghiệp cách mạng của Bác chỉ bằng hai bàn tay trắng mà thôi.

Ví dụ 4: Mở đầu câu chuyện Hai bàn tay theo lời bác Lê

Từ hai bàn tay, chúng ta có thể làm nên được tất cả. Tôi còn nhớ như in những tháng ngày còn ở cùng Hồ Chủ tịch tại Sài Gòn, và mỗi lần nhớ lại tôi lại thấm thía câu nói trên, bởi tôi và Hồ Chủ tịch đã có một cuộc nói chuyện để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc. Câu chuyện đó thể này.

Lời giải VBT tương ứng:Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tuần 11: Mở bài trong bài văn kể chuyện

>> Bài tiếp theo: Tập đọc lớp 4: "Vua tàu thủy" Bạch Thái Bưởi

Chuyên mục mới VnDoc

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 112, 113, 114
Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của VnDoc.
Hỏi - ĐápTruy cập ngay: Hỏi - Đáp học tập

Các tài liệu câu hỏi tại đây trả lời nhanh chóng, chính xác!

Tập làm văn lớp 4: Mở bài trong bài văn kể chuyện được VnDoc sưu tầm, tổng hợp hướng dẫn giải các dạng bài tập viết mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp cho bài văn kể chuyện, chuẩn bị cho các bài kiểm tra trong năm học đạt kết quả cao.

Ngoài ra, các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử, Địa Lý, Tin học mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.

Đối với chương trình học lớp 4. Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Bài 112. LUYỆN TẬP CHUNG Viết chữ số thích hợp vào ô trống, sao cho: a) 97 chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2; b) 97 ịõ| chia hết cho 2 và chia hết cho 5; 97 97 chia hết cho 2 và chia hết cho 9; chia hết cho 2 và chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9. Viết tiếp vào chỗ chấm: Một đàn gà có 35 gà trông và 51 gà mái. Tổng số gà trong đàn là 86 con. 35 a) Phân số chỉ phần gà trống trong cả đàn gà là: 51 86 86 b) Phân số chỉ phần gà mái trong cả đàn gà là: Khoanh vào những phân số bằng 36 28 14 27 9 Vậy các phân số có thứ tự từ lớn đến bé là: ©7 Ị • 58 63 54 Viết tiếp vào chỗ chấm: Đo độ dài đáy và chiều cao của hình bình hành ABCD được: Độ dài đáy DC là: 5 (cm) Chiều cao AH là: 3 (cm) Diện tích hình bình hành ABCD là: 15 (cm2)

Bài làm:

Câu 1

Lập bảng thống kê các từ đã học ở những tiết Mở rộng vốn từ trong chủ điểm Khám phá thế giới hoặc Tình yêu cuộc sống.

Khám phá thế giới

Hoạt động du lịch :

- Đồ dùng cần cho chuyến du lịch :

- Phương tiện giao thông :

- Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch :

- Địa điểm tham quan, du lịch :

- Tục ngữ :

Hoạt động thám hiểm:

- Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm :

-  Khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua :

-  Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm :

Tình yêu cuộc sống

- Những từ có tiếng lạc ....................

(lạc nghĩa là vui, mừng) :

- Những từ phức chứa tiếng vui :

- Từ miêu tả tiếng cười :

- Tục ngữ :

Hướng dẫn giải:

Em nhớ lại các bài học trong hai chủ điểm trên để hoàn thành bài tập.

Lời giải:

Khám phá thế giới

- Hoạt động du lịch :

- Đồ dùng cần cho chuyến du lịch : Lều trại, quần áo bơi, quần áo thể thao, dụng cụ thể thao, bóng, lưới, vợt, quả cầu, thiết bị nghe nhạc, đồ ăn, nước uống, ...

- Phương tiện giao thông : ô tô, tàu thủy, tàu hỏa, máy bay, tàu điện, xe buýt, ga tàu, bến xe, bến tàu, xe máy, xe xích lô, bến phà, vé tàu, vé xe, sân bay.

- Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch : Khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ, công ti du lịch, tua du lịch.

- Địa điểm tham quan, du lịch : Bãi biển, đền, chùa, công viên, thác nước, bảo tàng, di tích lịch sử.

- Tục ngữ : : Dù ai đi ngược về xuôi

           Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.

Hoạt động thám hiểm :

- Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm : La bàn, lều trại, quần áo, đồ ăn, nước uống, đèn pin, dao, bật lửa.

- Khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua : Bão, thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, tuyết mưa, gió, sóng thần.

- Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm : Kiên trì, dũng cảm, can đảm, táo bạo, sáng tạo, tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, thích tìm tòi, không ngại khó ngại khổ.

Tình yêu cuộc sống

- Những từ có tiếng lạc (lạc nghĩa là vui, mừng) : Lạc quan, lạc thú...

- Những từ phức chứa tiếng vui : Vui chơi, giúp vui, mua vui, vui thích, vui sướng, vui lòng, vui nhộn, vui tươi, vui vẻ, vui vui, vui tính.

- Từ miêu tả tiếng cười : cười khanh khách, cười rúc rích, cười hi hi, cười ha ha, cười sằng sặc, cười sặc sụa, cười hơ hớ, cười hì hì, cười hi hí.

- Tục ngữ :

Nhờ trời mưa thuận gió hoà

Nào cày nào cấy, trẻ già đua nhau.

Chim, gà, cá, lợn, cành cau

Mùa nào thức ấy giữ màu quê hương

Câu 2

Lời Giải nghĩa một trong số các từ ngữ em vừa thống kê ở bài tập trên. Đặt câu với từ ngữ ấy.

- Giải nghĩa từ :..................

- Đặt câu :....................

Hướng dẫn giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải:

Giải nghĩa từ : lạc quan, có cách nhìn, thái độ tin tưởng vào tương lai tốt đẹp.

Đặt câu : Chú em có cái nhìn rất lạc quan.

Đối diện với khó khăn như thế mà sao chị em thật lạc quan.