Vì sao thân nhiệt luôn nóng

Nguyên nhân gây tăng thân nhiệt

Tăng thân nhiệt là hệ quả của sự mất cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt. Tăng thân nhiệt khác với sốt. Sốt cũng là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng hơn bình thường nhưng không phải là do mất cân bằng sinh thải nhiệt. Thay vào đó, sốt là biểu hiện của hàng loạt phản ứng sinh lý, sinh hóa nhằm chống lại các tác nhân bất thường bên ngoài xâm nhập vào hay ngay cả bất thường bên trong cơ thể.

Cơ thể có nhiều cách khác nhau để loại bỏ thân nhiệt dư thừa, chẳng hạn như thông qua hơi thở, đổ mồ hôi và tăng lưu lượng máu đến bề mặt da. Thế nhưng khi nhiệt độ bên ngoài ấm và ẩm hơn thân nhiệt, cơ thể không đổ mồ hôi, không thể giải phóng đủ nhiệt để duy trì nhiệt độ bình thường, chứng tăng thân nhiệt xảy ra, theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san Conference Papers in Science. Khi cơ thể trên 40 độ C, chứng tăng thân nhiệt lúc này có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Các thời điểm của tăng thân nhiệt

Đó là khi thân nhiệt bắt đầu tăng lên và không thể tự làm mát thông qua mồ hôi. Theo chuyên san Journal of Intensive Care, điều này dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như kiệt sức vì nóng và say nắng.

Nếu cơ thể không quen với thời tiết quá nóng hoặc điều kiện làm việc nóng, bạn sẽ cảm thấy nóng, khát và mệt mỏi.

Ngất xỉu xảy ra khi huyết áp giảm và lưu lượng máu đến não tạm thời bị tụt. Thường xảy ra khi bạn gắng sức trong thời tiết nắng nóng.

Chuột rút do nhiệt xảy ra khi cơ thể bạn trải qua quá trình gắng sức, dẫn đến mất cân bằng điện giải. Điều này dẫn đến chuột rút ở bụng, cơ cánh tay và chân.

Đứng hoặc ngồi lâu trong thời tiết nắng nóng, khiến tay, mắt cá chân hoặc cẳng chân bị sưng, theo chuyên san Postgraduate Medical Journal.

Nếu ở trong môi trường nóng trong thời gian dài, các vết sưng nhỏ màu đỏ bắt đầu xuất hiện, được gọi là phát ban do nhiệt.

Kiệt sức do nhiệt xảy ra khi cơ thể không thể tự làm mát, gây chóng mặt, khát nước và khó tập trung, theo chuyên san Journal of Intensive Care.

Triệu chứng

Mất nước nhẹ; đổ mồ hôi quá nhiều; buồn nôn; đau đầu; chuột rút cơ bắp, co thắt và đau; da tím tái, lạnh; tập trung kém; sưng nhẹ ở bàn chân và mắt cá chân; chóng mặt; hay nhầm lẫn; thị lực kém.

Các yếu tố dễ làm tăng thân nhiệt

Béo phì; hút thuốc lá; thiếu cân; nghiện rượu bia; bệnh tiểu đường; tim, phổi, thận và gan có vấn đề; trao đổi chất kém; mất nước mãn tính; viêm dạ dày ruột; chế độ ăn thấp lượng sodium (chất trong muối ăn); hệ miễn dịch gặp trục trặc.

Những người dễ có nguy cơ bị tăng thân nhiệt

Người làm việc trong môi trường nóng, đặc biệt là công nhân xây dựng, nông dân; lính cứu hỏa; vận động viên; những người làm việc trong nhà, xung quanh lò nướng lớn; trẻ em và người già. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, mạch yếu hoặc nhanh, da đỏ ửng, ngất xỉu, hãy đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe ngay lập tức.

Nghiên cứu được công bố trên chuyên san International Journal of Hyperthermia cho thấy, nếu chuột rút do nhiệt kéo dài hơn một giờ đồng hồ, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Cách điều trị chứng tăng thân nhiệt nhẹ

Nằm thư giãn

Uống nước mát hoặc nước uống điện giải

Tắm nước mát lạnh

Cởi bỏ bớt quần áo dư thừa

Để cổ tay dưới nước mát trong 60 giây

Ngồi trong phòng máy lạnh

Chườm túi nước đá dưới cánh tay và háng

Nếu tăng thân nhiệt ở mức nghiêm trọng (trên 40 độ C), có thể nhập viện trong vài ngày cho đến khi bình phục hoàn toàn.

Cách phòng ngừa tăng thân nhiệt

Giữ cơ thể luôn trong tình trạng đủ nước

Ở nơi thoáng mát

Mặc quần áo sáng màu khi ra ngoài trời

Tránh các bữa ăn lớn, cay nóng

Tránh uống rượu bia.

Chào bác sĩ, nhiệt độ cơ thể của em lúc nào cũng nóng hơn người bình thường rất nhiều, mặc dù thời tiết mát, em uống khoảng 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Cơ thể em cân đối, không mập cũng không ốm. Bác sĩ cho em biết người lúc nào cũng nóng là bệnh gì và cách  khắc phục ạ! Em xin cảm ơn bác sĩ!

Xem thêm:


Trả lời:

Nhiệt độ của cơ thể là kết quả của hai quá trình đối lập: quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt. Điều hòa thân nhiệt là quá trình cơ thể điều chỉnh, cân đối sinh nhiệt và thải nhiệt sao cho nhiệt độ trung tâm của cơ thể duy trì xung quanh 37 độ C.
 

Vì sao thân nhiệt luôn nóng

Người lúc nào cũng nóng là bệnh gì ?

Bạn có thể căn cứ vào số lượng biểu hiện mà biết bị nóng nhiều hay ít. Nguyên nhân gây nóng trong được chia làm 2 loại:

- Nguyên nhân bên trong: do chức năng hoạt động của các tạng phủ yếu không thể thải các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa, gan và thận suy yếu nên các chức năng thanh lọc không đủ sức giải độc làm độc chất bị tích tụ lại, và chính những độc tố này tạo nên nóng trong người.

- Nguyên nhân bên ngoài: do sử dụng nhiều loại hóa chất (uống thuốc trong quá trình điều trị bệnh); uống nhiều rượu bia, hút nhiều thuốc lá; ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt hoặc là các chất quá nhiều năng lượng - chính năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng chuyển hóa cơ bản nên sinh nhiệt trong cơ thể.

Uống quá ít nước không đủ làm mát cơ thể và gây khô táo trong người; làm việc trong môi trường ô nhiễm và thời tiết nóng bức làm các tế bào hô hấp mạnh hơn nên sinh nhiệt trong người. 

Người lúc nào cũng nóng có thể  là biểu hiện của bệnh nóng gan.

Khi chức năng gan hoạt động không tốt, nhiễm phải độc tố gây ra nóng gan sẽ thể hiện bệnh gan.

Xem ngay  >>> Thuốc bổ mát gan trị mụn tiêu độc giải độc thông mật tốt nhất  của mỹ 

► 07 biểu hiện cho thấy bạn đang bị nóng gan

1. Trên người nổi các mẩn ngứa và mụn nhọt

Điều này có liên quan đến chức năng thanh lọc của gan. Khi gan yếu đi, chức năng này cũng kém hiệu quả, vì vậy các chất độc trong gan và cơ thể bị tích tụ lại, lâu ngày tấn công vào da, gây kích ứng.

Biểu hiện là trên người nổi rất nhiều mẩn ngứa, mề đay,..., làm cơ thể khó chịu. Nếu nhẹ, chỉ có thể là một vài vùng nổi mụn, hơi ngứa. Tuy nhiên, nếu nặng có thể nổi lên các đám mụn nước, vô cùng ngứa và nếu không cẩn thận sẽ nhiễm trùng.

2. Khi thở có mùi hôi

Khi bị tổn thương, gan sẽ tạo ra nhiều ammonia. Điều này sẽ khiến hơi thở có mùi khó chịu. Bên cạnh đó, cơ thể sẽ có thêm nhiều biểu hiện khác như chán ăn, nhạt miệng, luôn trong trạng thái mệt mỏi.

3. Phân và nước tiểu bất thường

Gan bị nóng sẽ làm cho thứ thải ra bên ngoài trở nên bất thường, cụ thể là phân sẽ có màu lạ, nhạt hơn, còn nước tiểu bị hạn chế, màu bị sẫm lại. Khi có các triệu chứng này, bạn nên chú ý đến khám bệnh gan nhé.

4. Bụng trướng

Do chức năng suy yếu và tích tụ lại nhiều chất, gan sẽ bị trướng to. Chính vì vậy gây tức bụng, làm dạ dày cũng phình to ra, khiến bụng bị trướng. Do đó, không nên chủ quan với biểu hiện này của cơ thể.

5. Mắt mỏi, quanh mắt xuất hiện quầng thâm

Đây cũng là một trong các biểu hiện thường thấy ở người bệnh gan nóng. Khi mắc phải triệu chứng này thường xuyên kéo dài, bạn cũng nên đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khoẻ của mình.

6. Hệ tiêu hoá bị ảnh hưởng

Chất béo, chất độc tích tụ nhiều trong gan sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hoá. Ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ có các biểu hiện như ăn khó tiêu, chán ăn... Các biểu hiện này thường xuyên diễn ra trong thời gian dài, nếu để lâu sẽ có thể dẫn đến viêm gan

7. Màu da bị thay đổi

Liên quan đến chức năng chuyển hoá chất của gan, khi gan yếu, các sắc tố mật bilirubin bên trong máu không được chuyển hoá, không bài tiết ra ngoài, do đó tích tụ lại và gây vàng da. Sắc tố này trong máu càng cao, màu da sẽ càng vàng. Hãy để ý những vùng da như lòng bàn tay, bàn chân... để nhận biết màu da của mình.

► Bị nóng gan nên hạn chế những gì?

Khi đã mắc phải căn bệnh nóng gan này, ngoài việc thường xuyên thăm khám và điều trị theo toa bác sỹ, bệnh nhân cũng nên chủ động những việc sau:

Hạn chế việc ăn cay: các món cay nói chung đều có những ảnh hưởng tiêu cực đến gan nói chung dù ít hay nhiều, và sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn nếu phải tích tụ quá nhiều đồ cay.

Hạn chế dùng kháng sinh: không nên tuỳ tiện dùng kháng sinh không theo chỉ định của bác sỹ khi chưa cần thiết bởi loại thuốc này được coi là chất độc cho gan.

Nói không với rượu, bia, thuốc lá: đây là những tác nhân có tác động rất lớn đến gan và các cơ quan khác trong cơ thể, giảm khả năng phục hồi nhưng khiến cho chúng bị tổn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Chính vì vậy, khi bị nóng gan, bệnh nhân nên tránh xa những thứ này

Vì sao thân nhiệt luôn nóng

Nói không với rượu, bia, thuốc lá

► Cách phòng bệnh nóng trong người

+ Chế độ ăn uống hợp lý

Lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể qua các bữa ăn hàng ngày phải đảm bảo sự cân bằng về vitamin, protein và các khoáng chất thiết yếu.

+ Uống nhiều nước

- Uống nhiều nước rất có lợi cho gan. Hãy bổ sung cho cơ thể từ 2 - 2,5lít nước mỗi ngày. Để đạt được hiệu quả giải độc cho gan, hãy uống nước làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ nên uống từ 150 -200ml.

- Uống nước giúp đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu và tăng cường khả năng hoạt động của các tế bào gan, giúp quá trình đào thải các chất độc ra khỏi có thể của gan trở nên có hiệu quả.

+ Hạn chế dùng bia rượu và thực phẩm cay nóng

- Bia, rượu, cà phê, đồ ăn cay, chua cũng là những loại thực phẩm cần hạn chế sử dụng. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ không có lợi cho khí huyết và làm “giảm tuổi thọ” của gan. Không nên uống rượu nhiều nhất là phụ nữ. Những người bệnh gan nên kiêng rượu hòan toàn để phòng bệnh nóng trong người hiệu quả.

+ Thường xuyên dùng trái cây

- Hoa quả tươi và rau xanh, đặc biệt là các loại rau có lá màu xanh đậm rất tốt cho cơ thể vì chúng giúp mát gan, lợi tiểu. Ngoài ra, bạn đừng quên bổ sung vitamin D, C và canxi cho cơ thể qua các loại thực phẩm như: trứng, sữa, thịt nạc, ngũ cốc, cà chua, cần tây…

- Bia, rượu, cà phê, đồ ăn cay, chua cũng là những loại thực phẩm cần hạn chế sử dụng.

- Năng uống chè, đặc biệt là trà xanh chứa chất chống ôxy hóa không chỉ giảm nguy cơ mắc bệnh gan mà còn duy trì sức khỏe cho gan.

+ Ngủ sớm và đúng giờ

- Nếu bạn muốn phòng bệnh nóng trong người hiệu quả, hãy tập cho mình thói quen ngủ sớm và ngủ đúng giờ. Tốt nhất, hãy đi ngủ trước 23h. Ngủ sớm giúp máu trong cơ thể có đủ thời gian trở về gan và giải độc cho gan.

+ Không xem tivi hoặc ngồi làm việc quá lâu

- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: mắt có liên quan trực tiếp tới chức năng hoạt động của gan. Khi đôi mắt mệt mỏi, gan cũng bị ảnh hưởng.

- Vì vây, nếu công việc đòi hỏi bạn thường xuyên phải tiếp xúc với máy tính, hãy để mắt bạn thường xuyên được nghỉ ngơi, thư giãn.

+ Giữ tinh thần luôn thoải mái

Các chuyên gia y học đã chứng minh: “Hầu hết bệnh tật trong cơ thể đều bắt nguồn từ bệnh tinh thần”. Hãy giữ cho tinh thần luôn thoải mái để ngăn ngừa mọi bệnh tật cho cơ thể.

+ Tăng cường tập thể dục

- Thói quen lười vận động có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan cũng như các bệnh nguy hiểm khác trong cơ thể.

- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp kiểm soát cân nặng, tăng cường tuần hoàn máu, đốt cháy năng lượng dư thừa trong cơ thể, bảo vệ và duy trì ổn định chức năng giải độc của ga giúp phòng bệnh nóng trong người hiệu quả.

- Bạn có thể áp dụng các loại hình thể dục thể thao không yêu cầu kỹ thuật cao, đơn giản và không mất quá nhiều sức lực thường có lợi cho gan như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, aerobic…


Trên đây là bài viết đã giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về vấn đề người lúc nào cũng nóng là bệnh gì, Hy vọng các bạn sẽ có những biện pháp hợp lý để phòng và chữa bệnh. Cảm ơn các bạn đã đọc bài!
 

Vì sao thân nhiệt luôn nóng

________________________________
Bài liên quan:
>>> Bệnh viêm gan mạn là gì? Tổng quan chi tiết về bệnh viêm gan mạn
>>> Giải đáp thắc mắc: Nóng da là biểu hiện của bệnh gì?
>>> 05 bí quyết chống mụn sau khi ăn đồ nóng cực kì hiệu quả