Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt Khoa học lớp 4

Vở bài tập Khoa Học lớp 4 Bài 52: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt

Trang trước Trang sau

Với các bài Giải Vở bài tập Khoa Học lớp 4 Bài 52: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 4 học tốt môn Khoa Học lớp 4.

Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt Khoa học lớp 4

Bài 1 (trang 69 Vở bài tập Khoa Học lớp 4): Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Tâm muốn pha một cốc sữa nóng, Tâm nên dùng bộ cốc và thìa quấy nào sau đây để sữa còn nóng nhất?

Lời giải:

Quảng cáo

a) Cốc thủy tinh và thìa đồng

(b) Cốc nhựa và thìa nhựa

c) Cốc thép và thìa thép

d) Cốc thép và thìa nhựa

Bài 2 (trang 70 Vở bài tập Khoa Học lớp 4):

a) Tại sao mặc nhiều áo mỏng lại ấm hơn một áo dày (có độ dày bằng tổng độ dày của các áo mỏng)?

b) Vì sao nên tránh các hành động làm chăn bông mau bị xẹp, giảm xốp (chẳng hạn như giẵm lên chăn, …)?

Lời giải:

a) Vì khi mặc nhiều áo mỏng thì khả năng truyền nhiệt kém hơn, nhiệt độ được giữ lại nên ấm hơn.

b) Tránh chăn bị xẹp, giảm xốp để có độ phồng, độ dầy tránh cho nhiệt bị thoát ra hơn, giữ ấm hơn.

Quảng cáo

Bài 3 (trang 70 Vở bài tập Khoa Học lớp 4): Để tìm hiểu xem thìa bằng nhựa hay thìa bằng nhôm dẫn nhiệt tốt hơn, Nam làm thí nghiệm nhu sau: Đặt thìa bằng nhôm vào cốc nước nóng, sau đó một lúc thì bỏ tiếp thìa bằng nhựa vào cốc. Sau một thời gian, Nam sờ tay vào các cán thìa để xem thìa nào nóng hơn, từ đó rút ra kết luận về vật nào dẫn nhiệt tốt hơn. Cách làm thí nghiệm này có hợp lí không? Nếu không thì không hợp lí ở đâu?

Lời giải:

- Cách làm thí nghiệm không hợp lí.

- Nam lên cho 2 chiếc thìa vào cùng một lúc mới tìm hiểu được chiếc thìa nào dẫn nhiệt tốt hơn.

Bài 4 (trang 70 Vở bài tập Khoa Học lớp 4): Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Vì sao khi trời rét, đặt tay vào một vật bằng đồng ta thấy lạnh hơn so với đặt tay vào vật bằng gỗ?

Lời giải:

Quảng cáo

a) Vật bằng đồng có nhiệt độ thấp hơn vật bằng gỗ

b) Đồng tỏa nhiệt lạnh cho tay nhiều hơn gỗ

(c) Đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên nhiệt từ tay ta truyền cho đồng nhiều hơn truyền cho gỗ. Vì vậy, tay ta có cảm giác lạnh hơn khi chạm vào vật bằng đồng.

d) Đồng có chất lạnh, gỗ không có chất lạnh nên chạm tay vào vật bằng đồng khi trời rét ta có cảm giác lạnh hơn

Xem thêm các bài giải Vở bài tập Khoa Học lớp 4 hay nhất, chọn lọc khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Giáo án khoa học 4 bài 52 vật dẫn nhiệt, cách nhiệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.39 KB, 6 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN GÒ VẤP
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU
_________________

Kế hoạch bài dạy
Môn : Khoa học

Bài 52: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt

SVTH: Trần Thị Ngọc Duyên
MSSV: 3115150038
GVHD: Bùi Thị Thu Yến
Lớp:
Năm học: 2017 – 2018


KHOA HỌC
BÀI 52: VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nhận biết được những vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém.
2. Kỹ năng: Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật.
3. Thái độ: Cẩn thận, chú ý khi làm thí nghiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: cốc thủy tinh , nhiệt kế, nước nóng , phiếu học tập, bài giảng điện tử.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, thìa nhựa ,thìa kim loại , giấy báo.
III. Các hoạt động Dạy-Học:
1. Khởi động: Hát (1’)
2. Kiểm tra bài cũ ( 3’): Bằng hình thức trắc nghiệm với các câu hỏi:
Câu 1: Ngâm một bình sữa đã lạnh vào cốc nước nóng, kết luận nào sau đây là đúng?
a.Không có chuyện gì xảy ra.
b.Cốc nước sẽ thu nhiệt còn bình sữa tỏa nhiệt


c. Sau đó cốc nước sẽ nóng lên.
d. Sau đó , nhiệt độ bình sữa sẽ tăng lên.
Câu 2: Chạm tay vào vật vừa lấy từ tủ lạnh, ta thấy mát lạnh . Đó là vì:
a.Nhiệt lạnh truyền vào tay ta làm ta thấy lạnh
b. Vì nó tỏa nhiệt lên tay ta.
c.Nhiệt lạnh ở vật truyền đến tay ta làm mất bớt nhiệt nóng ở ta.
d. Có sự truyền nhiệt từ tay ta sang vật nên ta cảm thấy lạnh.
- Giáo viên mời học sinh đọc lại ghi nhớ bài học trước.


- GV nhận xét.
3. Bài mới: (30’)
a) Giới thiệu bài: Vật dẫn điện, vật cách điện. (1’)
b) Các hoạt động: (29’)
Giáo viên
Hoạt động 1: Nhận biết vật dẫn nhiệt
tốt, vật dẫn nhiệt kém.
*Mục tiêu: Giúp HS nhận biết những
vật dẫn nhiệt tốt , vật diễn nhiệt kém.
*Phương pháp: Thực hành , bàn tay nặn
bột, hỏi đáp, trực quan.

Học sinh
Hoạt động tập thể , cá nhân.

- GV chia lớp thành 8 nhóm , mỗi nhóm
gồm 6 bạn.
- GV nêu vấn đề:
+ Khi khuấy nồi canh đang nóng, em
nên sử dụng chiếc thìa bằng kim loại

hay thìa bằng nhựa?
+ Để khuấy canh đang nóng , chúng ta
phải tìm ra chiếc thìa dẫn nhiệt kém đến
tay ta. Theo em làm cách nào để biết
thìa nào dẫn nhiệt tốt , thìa nào dẫn
nhiệt kém?
- GV hướng HS vào cách làm thí
nghiệm.
- GV hỏi: Với một cốc nước nóng, 1
chiếc thìa nhựa , một chiếc thìa bằng
kim loại, các em nghĩ phải thí nghiệm
thế nào để biết vật nào dẫn nhiệt tốt hơn,
vật nào dẫn nhiệt kém hơn?
- GV mời học sinh đọc cách làm thí
nghiệm.
- GV yêu cầu lấy thìa và cốc đã chuẩn bị
sẵn, làm thí nghiệm. GV rót nước nóng
vào cốc cho mỗi nhóm
- GV yêu cầu học sinh làm thí nghiệm
và lưu ý các em cẩn thận với nước nóng.

- HS ngồi theo nhóm.
- HS nêu ý kiến.

- HS nêu ý kiến.

- HS nêu cách thực hiện thí nghiệm:
Cho vào cốc nước nóng một thìa bằng
kim loại và một thìa bằng nhựa. Sau một
lúc, thìa nào nóng hơn thì chất đó dẫn

nhiệt tốt hơn.
- HS đọc cách làm thí nghiệm.
- Đại diện các nhóm nhận đồ dùng thí
nghiệm.
- HS cẩn thận làm thí nghiệm.


- GV mời HS dự đoán kết quả và trả lời
câu hỏi trong phiếu học tập:
+ Một lúc sau bạn thấy cán thìa nào
nóng hơn?
+ Chất nào dẫn nhiệt tốt hơn? Chất nào
dẫn nhiệt kém hơn?
- GV yêu cầu học sinh kiểm tra kết quả
và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập :
+ Một lúc sau bạn thấy cán thìa nào
nóng hơn?
+ Chất nào dẫn nhiệt tốt hơn? Chất nào
dẫn nhiệt kém hơn?

- HS đưa ra dự đoán và ghi vào phiếu
học tập.

- GV mời HS trình bày kết quả thí
nghiệm.
- GV nhận xét.
- GV hỏi : Vật làm bằng kim loại dẫn
nhiệt tốt hay kém? Vật làm bằng nhựa
tốt hay kém?
- GV mời HS kể tên thêm một số chất

dẫn nhiệt tốt , dẫn nhiệt kém.
- GV chốt ý: Các vật dụng làm bằng kim
loại đồng , nhôm ,… dẫn nhiệt tốt, được
gọi là vật dẫn nhiệt. Các vật dụng làm
bằng nhựa , gỗ, thủy tinh ,.. dẫn nhiệt
kém, còn được gọi là vật cách nhiệt.
- GV chuyển ý.
- GV mời HS đọc câu hỏi:

- HS trình bày kết quả thí nghiệm.

- HS kiểm tra kết quả thí nghiệm và trả
lời vào phiếu học tập:
+ Cán thìa kim loại nóng hơn
+ Kim loại dẫn nhiệt tốt hơn. Nhựa dẫn
nhiệt kém hơn

- HS trả lời :
+ Vật làm bằng kim loại dẫn nhiệt tốt.
+ Vật làm bằng kim loại dẫn nhiệt kém.
- HS kể tên thêm các vật dẫn nhiệt tốt,
dẫn nhiệt kém

- HS đọc câu hỏi: “Xoong và quai
xoong thường làm bằng chất dẫn nhiệt
tốt hay chất dẫn nhiệt kém? Vì sao?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm - HS thảo luận nhóm
ra câu trả lời.
- GV mời đại diện nhóm trả lời
- HS trả lời:

+ Xoong thường được làm bằng chất
dẫn nhiệt tốt vì nó giúp mau chóng nấu
chín thức ăn.
+ Quai xoong thường được làm bằng
chất dẫn nhiệt kém vì khi xoong đang
nóng ,nó giúp chúng ta cầm vào không
bị bỏng.


- GV nhận xét.
- Chuyển ý sang hoạt động 2
Hoạt động 2: Tính cách nhiệt của
không khí.
*Mục tiêu: HS biết được tính cách nhiệt
của không khí và các vật dụng xốp.
*Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp ,
trực quan.
- GV yêu cầu HS nhìn và đọc đoạn hội
thoại ở bức tranh trang 105.
- GV giới thiệu giỏ đựng ấm.
- GV yêu cầu HS đọc câu giải thích của
bạn nam trong bức tranh.
- GV hướng HS vào cách làm thí
nghiệm để kiểm tra tính dẫn nhiệt của
không khí.
- GV hỏi: Với 2 cốc nước nóng, giấy
báo và nhiệt kế . Ta làm thí nghiệm thế
nào để biết không khí là chất dẫn nhiệt
kém?
- GV hướng dẫn học sinh thực hành.

- GV yêu cầu HS lấy cốc, giấy báo và
cung cấp nhiệt kế, nước nóng cho các
nhóm.
- GV yêu cầu HS làm thí nghiệm và lưu
ý cẩn thận với nước nóng.
- GV mời học sinh dự đoán kết quả và
trả lời câu hỏi trong phiếu học tập:
Nước trong cốc nào còn nóng hơn?
- GV yêu cầu HS kiểm tra kết quả và ghi
vào phiếu học tập.
- GV mời học sinh đọc kết quả và kết
luận cốc giữ được nhiệt lâu hơn.

Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân.

- HS đọc đoạn hội thoại.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc.
- HS nêu ý kiến
- HS đọc cách làm thí nghiệm SGK/
trang 105.
- HS quan sát.
- Các nhóm kiểm tra , chuẩn bị đồ dùng
thực hành.
- HS làm thí nghiệm.
- HS dự đoán và ghi vào phiếu học tập.
- HS kiểm tra kết quả và ghi vào phiếu
học tập.
- HS đọc nhiệt độ đo được lúc đầu và
lúc sau ở cả 2 cốc. Kết luận: Cốc được

quấn giấy lỏng giữ được nhiệt lâu hơn.
-HS trả lời:
+ Không khí.

- GV hỏi:
+ Giữa thành cốc thứ hai và lớp giấy
bên ngoài có gì?
+ Cốc thứ hai được quấn giấy lỏng nóng +Không khí dẫn nhiệt kém.
hơn chứng tỏ không khí dẫn nhiệt thế


nào?
+ Những vật xốp chứa nhiều không khí
dẫn nhiệt thế nào?
- GV chốt ý:
+ Những chất liệu xốp chứa nhiều
không khí như bông, len, rơm,… đều
dẫn nhiệt kém.
- Chuyển ý sang hoạt động củng cố.

+ Dẫn nhiệt kém.
- HS nhắc lại.

4. Củng cố: Bằng trò chơi “Chung sức” ( 5 phút )
-Luật chơi như sau: GV chia lớp thành 2 nhóm lần lượt đưa ra các câu trả lời ở mỗi
vòng. Nhóm nào trong thời gian 5 giây không đưa được đáp án sẽ thua cuộc.
+Vòng 1: Kể tên các chất dẫn nhiệt tốt
+Vòng 2: Kể tên các chất dẫn nhiệt kém .
+Vòng 3: Các nhóm hội ý và phải đưa ra câu trả lời nhanh nhất cho câu hỏi: Vì sao quần
áo mùa đông thường được làm bằng bông, len?

5. Dặn dò: (1’)
- GV nhận xét tiết học
- HS chuẩn bị bài tiếp theo: Các nguồn nhiệt.
Ngày ….. tháng 3 năm 2018
GVHDTT kí duyệt

Bùi Thị Thu Yến