Văn hóa giao tiếp ứng xử trong nhà trường

Văn hóa giao tiếp ứng xử trong nhà trường
Thực hiện văn hóa ứng xử trong nhà trường có vai trò quyết định với môi trường văn hóa học đường, từ đó góp phần hình thành, rèn luyện nhân cách để thế hệ trẻ phát triển toàn diện. Vì vậy, cùng với việc không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường cũng luôn được ngành Giáo dục nói chung và mỗi cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh nói riêng chú trọng thực hiện.

Văn hóa giao tiếp ứng xử trong nhà trường

Cô và trò Trường THPT Bình Xuyên chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; giáo viên và học sinh luôn nêu cao tinh thần, thái độ giảng dạy, học tập nghiêm túc, tích cực. Ảnh: Thùy Linh

Bên cạnh công tác chuyên môn, Trường THPT Bình Xuyên luôn chú trọng thực hiện văn hóa ứng xử. Thầy giáo Ngô Minh Tuấn, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Bộ quy tắc văn hóa ứng xử trong trường học được nhà trường xây dựng trên tinh thần vừa tuân thủ các quy chế, quy định về đạo đức nhà giáo, nền nếp, kỷ luật trong môi trường sư phạm của ngành Giáo dục, phù hợp với đặc điểm tâm lý độ tuổi học sinh THPT; thể hiện được mối quan hệ nhân văn và thân thiện giữa các chủ thể trong môi trường học đường như thầy với thầy, thầy với trò, thầy với phụ huynh, trò với trò…

Trong chương trình học, nhà trường tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa để thầy - trò có cơ hội giao lưu, đối thoại với nhau, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Ngoài đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, nhà trường còn có Phòng Tư vấn tâm lý học đường và hộp thư điện tử với vai trò là những địa chỉ tin cậy để tiếp nhận thông tin từ học sinh, kịp thời tháo gỡ những nút thắt, vướng mắc trong tư tưởng, tâm lý cho các em. Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nền nếp của giáo viên, học sinh vào đầu giờ buổi sáng, buổi chiều và đột xuất trong giờ học”.

Nhằm xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học, Sở GDĐT thường xuyên chỉ đạo về mặt chuyên môn và đôn đốc thực hiện, kiểm tra, giám sát với các Phòng GDĐT, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh; bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

Để xây dựng văn hóa ứng xử, văn hóa học đường theo hướng ngày càng chuyển biến tích cực, các cơ sở giáo dục thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá môn học gắn liền với các hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, kỹ năng sống, giáo dục hài hòa đức, trí, thể, mỹ cho học sinh.

Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động như đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập; mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo; xây dựng nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch; dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm... để tạo chuyển biến tích cực về môi trường văn hóa học đường.

Các nhà trường đã xây dựng Bộ quy tắc ứng xử với các quy định cụ thể về nền nếp, kỷ luật, giao tiếp trong trường học, thường xuyên rà soát để thay đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp với thực tế từng độ tuổi, cấp học.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng thực tế hiện nay vẫn còn xảy ra một số vụ việc giáo viên, học sinh có những hành vi lệch chuẩn trong ứng xử, giao tiếp, gây ảnh hưởng tới môi trường giáo dục, gây bức xúc trong xã hội.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đến từ nhiều phía, có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó, có thể kể tới tác động từ những thay đổi trong đời sống xã hội đẫn đến việc thay đổi những giá trị truyền thống, trong đó có môi trường giáo dục.

Học sinh do tiếp xúc với nhiều luồng thông tin từ internet, mạng xã hội mà không có sự chọn lọc tiếp thu, dẫn đến những lệch lạc trong lối sống, hành vi, thiếu trách nhiệm với bản thân, thiếu tôn trọng, lễ phép với cha mẹ, thầy cô.

Thầy, cô giáo thì áp lực với thành tích, với nhiệm vụ chuyên môn, có những thầy, cô chậm cập nhật những thông tin mới, những thay đổi của đời sống xã hội nên chưa theo kịp sự biến động về tâm lý của học sinh… Những điều này có thể gây nên hành vi ứng xử chưa chuẩn trong môi trường học đường.

Văn hóa giao tiếp ứng xử trong nhà trường

Cô và trò Trường THCS Bắc Bình, huyện Lập Thạch luôn gần gũi, gắn bó, giữ vững những chuẩn mực văn hóa về ứng xử, giao tiếp trong môi trường học đường. Ảnh: Trà Hương

Ứng xử văn hóa trọng nhà trường là gì?

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các trường học là một hoạt động giáo dục hệ giá trị, các chuẩn mực văn hóa giúp cho các thành viên trong nhà trường có nhận thức đúng, suy nghĩ, tình cảm, hành vi tốt đẹp, thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh, xây dựng cơ sở để đảm bảo chất lượng giáo dục của Nhà trường.

Giao tiếp ứng xử có văn hóa là gì?

Văn hóa ứng xử là những giá trị cốt lõi cho phép giải quyết các vấn đề từ đơn giản đến phức tạp. Văn hóa ứng xử sẽ được thể hiện qua lời nói, cử chỉ, tác phong, tốc độ giải quyết vấn đề,… Văn hóa ứng xử cũng phản ánh nhân cách của một con người. Từ lâu tại nước ta, văn hóa ứng xử là một truyền thống không thể thiếu.

Tại sao cần có văn hóa ứng xử?

Văn hóa ứng xử là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, tiếp xúc với sự hiểu biết, văn minh, lịch sự, là kim chỉ nam dẫn dắt giúp cuộc sống được tốt đẹp hơn. Văn hóa ứng xử ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày và quyết định đến sự thành công trong sự nghiệp của mỗi cá nhân.

Văn hóa ứng xử học đường gồm những gì?

Đó là: Tôn trọng, trung thực, quan tâm, dân chủ, lắng nghe, chia sẻ, biết ơn, giúp đỡ [2], mọi người luôn hướng đến việc duy trì và phát triển môi trường nhà trường trở thành môi trường có văn hóa.