Tình hình dịch bệnh tại bình dương

Tình hình dịch bệnh tại bình dương
Học sinh Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển (phường 1, thành phố Cà Mau) được tiêm vaccine phòng COVID-19. (Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN)

Nhiều địa phương ở Cà Mau chuyển sang cấp độ 4 trong khi Bình Dương còn 20 xã, phường ở cấp độ 3.

Cà Mau: Số ca mắc liên tiếp vượt mức 100 ca/ngày

Liên tiếp trong 3 ngày qua, số ca mắc mới COVID-19 ghi nhận trên địa bàn tỉnh Cà Mau vẫn luôn vượt mức 100 ca/ngày. Đơn cử ngày 2/11, tỉnh ghi nhận 157 ca dương tính với SARS-CoV-2, ngày 3/11 ghi nhận 147 ca và đến ngày 4/11 là 162 ca, tăng 105 ca so với ngày 1/11.

Như vậy, tính từ đầu năm 2021 đến hết ngày 4/11, Cà Mau ghi nhận 2.397 ca mắc COVID-19; trong đó 1.410 người đã được điều trị khỏi bệnh, 15 trường hợp tử vong.

Phân tích của ngành y tế Cà Mau về tình hình dịch COVID-19 trong ngày 4/11 cho thấy trong số 162 ca mắc COVID-19 trong ngày thì có đến 104 ca ghi nhận ở cộng đồng.

Các địa phương ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất là huyện Trần Văn Thời 66 ca, huyện U Minh 18 ca, thành phố Cà Mau 10 ca và huyện Thới Bình 8 ca.

Trước đó, ngày 2/11, tỉnh ghi nhận 157 ca mắc COVID-19 thì có đến 102 ca trong cộng đồng. Đây cũng là lần đầu tiên trong ngày, tỉnh có số ca mắc COVID-19 ở mức 3 con số.

Từ thực tế tình hình diễn biến dịch COVID-19 của địa phương, chiều 5/11, Sở Y tế Cà Mau ban hành Quyết định 3343/QĐ-SYT, công bố cấp độ dịch mới trên địa bàn toàn tỉnh thay thế Quyết định 3330/QĐ-SYT ban hành ngày 3/11.

Cà Mau có đến 9 xã cấp độ 4 - "‘vùng đỏ," 27 xã cấp độ 3 - ‘‘vùng cam’’ và 65 xã cấp độ 2 - ‘‘vùng vàng." So với quyết định trước đó của Sở Y tế thì cấp độ vùng đỏ của tỉnh tăng lên 1 xã. Cụ thể, huyện Trần Văn Thời có 4 xã cấp độ 4, huyện Đầm Dơi có 2 xã cấp độ 4; các huyện Phú Tân, U Minh và Cái Nước mỗi huyện có 1 xã cấp độ 4.

Theo Ban Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Cà Mau, tỉnh đang thực hiện nới lỏng giãn cách nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo tinh thần Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 2222/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Bình Dương còn 20 xã, phường ở cấp độ 3

Ngày 5/11, Bình Dương ghi nhận 917 ca mắc COVID-19 và 6 người tử vong.

Ông Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết đến nay, tỉnh vẫn còn 20 xã, phường thuộc cấp độ 3 - mức nguy cơ cao.

Hiện toàn tỉnh có 91 xã, phường, thị trấn được chia thành 3 cấp. Cấp độ 1 nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh có 28 xã, phường, thị trấn; cấp độ 2 nguy cơ trung bình (màu vàng) có 43 xã, phường, thị trấn và cấp độ 3 nguy cơ cao (màu cam) có 20 xã, phường, thị trấn. 

Cụ thể, thành phố Thủ Dầu Một có 2 phường thuộc cấp độ 1, 7 phường thuộc cấp độ 2 và 5 phường cấp độ 3; thành phố Thuận An có 3 phường thuộc cấp 1, 7 phường cấp độ 2; thành phố Dĩ An có 4 phường cấp độ 2, 3 phường cấp độ 3; thị xã Tân Uyên có 4 phường, xã cấp 1, 8 phường cấp 2; thị xã Bến Cát có 1 phường cấp 2, 7 phường, xã cấp 3; huyện Bàu Bàng có 1 xã thuộc cấp 1, 5 xã, thị trấn cấp 2 và 1 xã cấp 3; huyện Bắc Tân Uyên có 3 xã, thị trấn cấp 1, 4 xã thị trấn cấp 2 và 3 xã, thị trấn cấp 3; huyện Phú Giáo có 9 xã, thị trấn thuộc cấp 1, 2 xã cấp 2; huyện Dầu Tiếng có 6 xã, thị trấn cấp 1, 5 xã cấp 2 và 1 xã cấp 3.

[Ghi nhận 7.504 ca mắc mới COVID-19, Đồng Nai vẫn nhiều nhất]

Số ca mắc toàn tỉnh trong ngày 5/11 chỉ giảm 3,3% so với ngày 4/11/2021 (địa phương có số mắc tăng là Dĩ An, Tân Uyên, Dầu Tiếng, Bắc Tân Uyên). Tuy nhiên, số ca mắc tập trung nhiều nhất trong khu phong tỏa (77,1%) và qua sàng lọc cộng đồng (9,4%).

Trước đó, ngày 28/10, Sở Y tế cũng tiến hành đánh giá cấp độ dịch theo quy mô xã, phường, thị trấn, trong đó cấp độ 1 gồm 38 xã, phường, thị trấn; cấp độ 2 là 35 xã, phường, thị trấn và cấp độ 3 là 18 xã, phường, thị trấn. Sau 7 ngày, toàn tỉnh đánh giá lại cấp độ dịch, cấp độ 1 giảm 10 đơn vị hành chính, cấp độ 2 tăng 8 đơn vị hành chính và cấp độ 3 tăng 2 đơn vị hành chính.

Từ đợt dịch thứ 4, tỉnh Bình Dương ghi nhận 237.158 ca mắc COVID-19, trong đó 2.485 trường hợp tử vong. Tỉnh đã tiêm 4.093.490 liều/5.381.390 liều vaccine phòng COVID-19 được phân bổ và đã tiêm được 74.710 liều cho đối tượng 15-17 tuổi.

Tỉnh hiện có 153 trạm y tế lưu động, trong đó 3 trạm y tế lưu động trong khu/cụm công nghiệp với 128 bác sỹ./.

Kim Há-Huyền Trang (TTXVN/Vietnam+)

Tình hình dịch bệnh tại bình dương
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương Nguyễn Lộc Hà cho biết cho đến nay tỉnh đã cơ bản kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh COVID-19. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 14/1, tại buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội năm 2021 và công tác phòng, chống dịch COVID-19, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương Nguyễn Lộc Hà cho biết đến nay tỉnh đã cơ bản kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh.

Đây là thắng lợi nhất trong những ngày đầu năm 2022. Hiện toàn tỉnh có 5 huyện, thị vùng xanh, 4 huyện, thị vùng vàng. Số ca bệnh đã giảm rất nhanh trong thời gian gần đây sau khi tỉnh đẩy mạnh tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19.

Ông Nguyễn Lộc Hà cho rằng cách đây 6 tháng, Bình Dương là tâm điểm của dịch COVID-19. Lúc đó, cả nước đã dồn lực, hàng trăm đoàn chi viện từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố đều tập trung hỗ trợ cho Bình Dương.

Nhiều tỉnh, thành phố góp cả rau củ quả, cơm gạo tiền với nhiều nguồn lực không thể kể hết để giúp tỉnh chống dịch.

Việc “khóa chặt đông cứng” theo Chỉ thị 16/CT-TTg buộc phải giải quyết hàng loạt vấn đề lớn không chỉ phòng, chống dịch. Chỉ riêng việc cung ứng lương thực, thực phẩm cho hàng triệu lượt người lao động cùng một lúc là nhiệm vụ chưa từng có tiền lệ.

[Tỉnh Bình Dương đẩy mạnh tiêm mũi 3 vaccine ngừa COVID-19]

Thế nhưng, với nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, Bình Dương đã giải quyết tốt mọi vấn đề, nhằm kiểm soát dịch COVID-19, đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường” - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương cho biết.

Cũng theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương mặc dù chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội của tỉnh.

Tình hình dịch bệnh tại bình dương
Lực lượng y tế thức xét nghiệm COVID-19 cho người dân Bình Dương. (Ảnh: TTXVN)

Bằng nhiều nỗ lực vượt khó bằng nội lực, tỉnh đã đạt được các chỉ tiêu quan trọng nhất. Cụ thể, toàn tỉnh có 21/32 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch như: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) đạt hơn 408.800 tỷ đồng, tăng 2,62% so với cùng kỳ.

Đây là mức tăng trưởng tích cực nhất trong tứ giác kinh tế phía Nam (Đồng Nai tăng trưởng 2,15%, Thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng âm 6,72%, Bà Rịa-Vũng Tàu âm 6,26%); GRDP bình quân đầu người năm 2021 đạt 152,2 triệu đồng.

Công nghiệp-dịch vụ tiếp tục là các ngành chủ đạo, chiếm 89,23% tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế; nông nghiệp chiếm 3,1% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 7,67%.

Thu ngân sách nhà nước khoảng 66.788 tỷ đồng, đạt 114% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao. Tổng chi ngân sách địa phương khoảng 32.138 tỷ đồng, tăng 69,78% so cùng kỳ; trong đó chi đầu tư phát triển 11.833 tỷ đồng, tăng 42,87%, chi thường xuyên đạt 20.203 tỷ đồng, tăng 91,64% so với cùng kỳ...

Các chỉ số sản xuất công nghiệp; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ; kim ngạch xuất, nhập khẩu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao.

Năm 2022, tỉnh Bình Dương đề ra những nhiệm vụ và giải pháp cần tập trung thực hiện, trong đó ưu tiên hàng đầu cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.

Tỉnh phấn đấu huy động tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 33,3% GRDP của tỉnh năm 2022 và tăng 10% so với năm 2021; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,9% so với năm 2021; tăng trưởng GRDP đạt 8-8,3%; cơ cấu kinh tế tiếp tục lấy công nghiệp-dịch vụ làm chủ đạo với tỷ trọng tương ứng các ngành công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp-thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm lần lượt là 67,41%, 21,87%, 3,05% và 7,67%; GRDP bình quân đầu người đạt 169,8 triệu đồng/năm./.

Chí Tưởng (TTXVN/Vietnam+)

Diễn biến tình hình dịch Covid-19 ở Bình Dương, Bình Phước đến trưa 10-11

(NLĐO) - Trong lúc số ca mắc Covid-19 ở Bình Dương liên tục giảm, thì tại Bình Phước tiếp tục diễn biến theo chiều hướng phức tạp, số ca mắc tăng nhanh

  • Bình Dương tăng cường hợp tác với Vương quốc Anh

  • Bình Dương tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ 15-17 tuổi từ ngày 31-10

  • Ông Lê Minh Quốc Cường: Tiếp tục rà soát việc chi hỗ trợ ở Bình Dương

  • Nhiều người từ TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương về Vũng Tàu tắm biển

Ngày 10-11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dươngcho biếttrong ngày 9-11, toàn tỉnh ghi nhận 619 ca mắc Covid-19 mới qua xét nghiệm RT-PCR (giảm 24,8% so với ngày 8-11). Đặc biệt trong ngày, toàn tỉnh có đến 639 bệnh nhân Covid-19 xuất viện.

Đáng chú ý, hiện toàn tỉnh Bình Dương đang điều trị cho 11.707 bệnh nhân nhưng có tới 6.829 bệnh nhân đang điều trị tại nhà.

Tình hình dịch bệnh tại bình dương

Số ca mắc Covid-19 ngày càng giảm, bệnh nhân xuất viện ngày càng tăng là tín hiệu đáng mừng trong công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Tính trong đợt dịch thứ 4, tỉnh Bình Dương ghi nhận 240.347 ca mắc Covid-19, 234.326 bệnh nhân xuất viện, khỏi bệnh và 2.514 bệnh nhân tử vong. Tổng số liềuvắc-xin ngừa Covid-19 đã được tiêm là 4.106.522, trong đó có 76.192 liều cho trẻ từ 15-17 tuổi.

Trong khi đó tại Bình Phước, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến theo chiều hướng phức tạp, số ca mắc tăng nhanh, một số ổ dịch chưa xác định được nguồn lây, chưa khống chế được.

Trước tình hình dịchCovid-19tại các địa bànTP Đồng Xoài, thị xã Phước Long và huyện Chơn Thành đang có chiều hướng gia tăng, Sở Công Thương tỉnhBình Phướcđã có văn bản đề nghị các địa phương tăng cường đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại cácchợ truyền thống.

Theo đó, Sở Công Thương đề nghị UBND TP Đồng Xoài, thị xã Phước Long, huyện Chơn Thành phối hợp, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có liên quan, ban quản lý chợ tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành các quy định phòng chống dịch Covid-19 của các hộ kinh doanh, tiểu thương, người dân tại khu vực chợ. Các đơn vị cung cấp, bốc xếp hàng hóa ra, vào chợ phải đảm bảo an toàn, chấp hành và tuân thủ quy tắc 5K của Bộ Y tế.

Tình hình dịch bệnh tại bình dương

Trong tuần qua, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Phước tiếp tục diễn biến theo chiều hướng phức tạp, trong đó có một số ổ dịch chưa xác định được nguồn lây.

Đặc biệt, đối với chợ Đồng Xoài, hiện đang tạm ngưng hoạt động để thực hiện việc cải tạo nâng cấp, các tiểu thương đã tự tổ chức kinh doanh tại nhà, vỉa hè và xung quanh khu vực chợ. Do đó, Sở Công Thương đề nghị UBND TP Đồng Xoài phối hợp, chỉ đạo đẩy nhanh giải pháp thi công chợ Đồng Xoài (tăng ca thi công, thực hiện cuốn chiếu…) để sớm đưa chợ vào hoạt động trở lại. Ngoài ra, có phương án sắp xếp, bố trí khu vực bán hàng tạm cho các tiểu thương để thực hiện tốt công tác quản lý nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 tại khu vực chợ.



THÀNH ĐỒNG