So sánh phong cách sáng tác của nam cao năm 2024

Trong mảng văn học hiện thực phê phán, Nam Cao là tác giả đến muộn trong khi Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố... đã tạo dựng được chỗ đứng chắc chắn cho riêng mình với những tác phẩm nổi danh. Ở mảnh đất tưởng chừng đã được cày xới kĩ càng, Nam Cao vẫn tìm được cho mình một phong cách riêng biệt, tỏa sáng với một số lượng lớn tác phẩm đặc sắc, góp phần đưa dòng văn học hiện thực lên một đỉnh cao mới. Bài viết này sẽ viết về Phong cách văn học đặc sắc của Nam Cao và có so sánh sự khác biệt với các nhà văn cùng thời.

I. Tìm hiểu chung về phong cách văn học, phong cách của nhà văn, biểu hiện của nó.​

1. Phong cách văn học​

Phong cách nghệ thuật là tính độc đáo có ý nghĩa thấm mĩ của một hiện tượng văn học (nền văn học của một dân tộc, một thời đại văn học, một trào lưu văn học, sự nghiệp sáng tác của tác giả…) Các yếu tố tạo nên phong cách văn học: hệ thống các hình tượng, các phương thức biểu hiện nghệ thuật Phong cách văn học làm cho quá trình phát triển của văn học không phải là sự lặp lại nhàm chán mà là sự tiếp nối của những phát hiện nghệ thuật mới mẻ, giàu ý nghĩa.

2. Phong cách nghệ thuật của nhà văn​

Biểu hiện ở việc đem đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ về cuộc sống, con người thông qua những hình tượng nghệ thuật đôc đáo và những phương thức, phương tiện biểu hiện đặc thù, in đậm dấu ấn cá nhân. Ví dụ, Hoài Thanh nói về phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu thời thơ mới: "Một tâm hồn mở rộng, một tấm lòng chào đón, một con người ân ái đa tình… ham yêu, biết yêu…" (Lời tựa tập Thơ thơ - 1938) Những yếu tố tạo nên phong cách nghệ thuật của tác giả: Yếu tố chủ quan (thế giới quan, tâm lí, cá tính sinh hoạt..), khách quan (tác giả chịu ảnh hưởng từ phong cách văn học của một dân tộc, thời đại, trào lưu, kiểu sáng tác Phong cách nghệ thuật của tác giả có sự thống nhất, lặp đi, lặp lại, có qui luật của các yếu tố nghệ thuật trong một loạt tác phẩm.

Phong cách nghệ thuật là gì?​

Nói phong cách nghệ thuật nhà văn là nói đến một hệ thống những nét riêng biệt, độc đáo trong cách nhìn về thế giới và con người, nó thể hiện qua các phương thức, phương tiện nghệ thuật in đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể sáng tạo. Những nét riêng biệt, độc đáo đó có sự thống nhất, lặp đi lặp lại trong những sáng tác của nhà văn và nó tạo cho nhà văn một “chân dung tinh thần” riêng, không thể lẫn với ai. (Một cách diễn đạt khác về phong cách: Trong sáng tác văn học, nhà văn tạo ra được những dấu ấn riêng biệt, độc đáo trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, biểu hiện rõ cái độc đáo qua các phương diện nội dung và hình thức của từng tác phẩm, nhà văn đó được gọi là nhà văn có phong cách nghệ thuật.) Cũng có tác giả đa phong cách, nhưng không phải tác giả nào cũng có phong cách. Chỉ những nhà văn thực sự tài năng, có cá tính sáng tạo mạnh mẽ, có ý thức nghệ thuật độc đáo mới có phong cách. Giai đoạn văn học 1930- 1945 là giai đoạn phục hưng của nền văn học dân tộc, một chặng đường ngắn mà hình thành khá nhiều cây bút có phong cách. Dựa vào thành tựu trong sáng tác của các nhà văn, chúng ta có thể nêu ra các tác giả văn xuôi hiện thực có phong cách rõ rệt là Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao

3. Những biểu hiện để xác định một nhà văn có phong cách nghệ thuật​

- Cách nhìn, cách cảm thụ giàu tính khám phá nghệ thuật đối với cuộc đời - Giọng điệu riêng gắn liền với cảm hứng sáng tác. - Nét riêng trong lựa chọn đề tài, chủ đề, đối tượng miêu tả. - Tính thống nhất, ổn định trong cách sử dụng các phương thức và phương tiện nghệ thuật.

a) Cái nhìn​

Trước hết nhà văn có những khám phá mới mẻ trong cách nhìn cuộc sống. Chẳng hạn, cùng là nhà văn hiện thực trước cách mạng như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, nhưng Nam Cao quan tâm nhiều về nỗi khổ đến mức bi kịch của người trí thức. Nam Cao cũng cắt nghĩa được nguyên nhân sâu xa của nỗi khổ của họ và lên tiếng đánh động xã hội. “Người nọ, người kia không đáng để ta khinh ghét. Cái đáng nguyền rủa là cái xã hội kia. Nó đã tạo ra những con người tham lam và ích kỷ.” (Sống mòn). Phát hiện và phát biểu như vậy là đáng quý, nhưng cái “hơn người” của Nam Cao là luôn băn khoăn về nhân phẩm của con người và ý thức báo động con người hãy giữ lấy nhân phẩm của mình trước những cái nhỏ mọn. Đó chính là chiều sâu của cái tâm nhà văn, nó định hướng cách nhìn đời và nhìn người của tác giả.

  1. Dấu ấn sáng tạo của tác giả còn bộc lộ ra qua các yếu tố thuộc phương diện nội dung của tác phẩm. Chọn lựa đề tài, triển khai cốt truyện, xác định chủ đề, xác lập tứ thơ, mỗi nhà văn sáng tạo ra “đất” riêng của mình. Cũng hiện thực tăm tối trước 1945, Ngô Tất Tố phát hiện ra “vùng trời tối đen như mực” của người nông dân, trong khi Thạch Lam quan tâm đến những đứa trẻ phố huyện có cuộc sống “một ngày như mọi ngày”, đến ước mơ cũng không biết ước mơ điều gì.

c) Giọng điệu của tác phẩm​

Vì vậy người ta hay nói giọng trào phúng của Vũ Trọng Phụng, giọng triết lý của Nam Cao. Ngay ở Nam Cao cũng có giọng trào phúng, nhưng đã có người chỉ ra rất cụ thể như sau: “So với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng thì Nam Cao có nhiều điểm khác biệt.Tiếng cười của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng là tiếng cười hướng ngoại, còn tiếng cười của Nam Cao là tiếng cười hướng nội.”