Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao năng lực tự học

MỤC LỤC

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN .........................................................................

2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................

CHƯƠNG II .MÔ TẢ SÁNG KIẾN..........................................................

3. Thực trạng việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh ở trường THCS hiện nay...................................................................................................................

CHƯƠNG III.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ....................

1.Kết luận:.......................................................................................................

2. Đề xuất, Kiến nghị......................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................

CHƯƠNG I

TÔNG QUAN

1.1 Cơ sở triết học

Theo triết học duy vật biện chứng, mâu thuẫn là động lực thúc đẩy quá trình phát triển. Mâu thuẫn trong học tập nảy sinh giữa yêu cầu nhận thức với tri thức, kỹ năng còn hạn chế của người học.

1.2 Cơ sở tâm lý

Theo các nhà tâm lý học, chỉ tư duy tích cực khi có nhu cầu hoạt động, chỉ có kết quả cao khi chủ thể ham thích tự giác và tích cực. Thực tế cho thấy nếu học sinh chỉ học một cách thụ động, được nhồi nhét kiến thức, không có thói quen suy nghĩ một cách sâu sắc thì kiến thức nhanh chóng bị lãng quên.

1.3 Cơ sở giáo dục học

Dạy học tự học nằm trong hệ thống giáo dục nó phù hợp với nguyên tắc về tính tích cực và tự giác. Nó khêu gợi hoạt động học tập của học sinh, hướng đích gây hứng thú cho người học.

1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển năng lực tự học toán của học sinh

- Ảnh hưởng của ý thức học tập và động cơ nhận thức của bản thân học sinh

- Ảnh hưởng của vốn tri thức hiện có của bản thân học sinh

- Ảnh hưởng của năng lực trí tuệ và tư duy

- Ảnh hưởng của phương pháp dạy học của thầy

Trong dạy học người giáo viên không chỉ là người nêu rõ mục đích mà quan trọng hơn là gợi động cơ học tập cho học sinh. Điều này làm cho học sinh ý thức được những mục đích đặt ra và tạo được động lực bên trong giúp học sinh học tập tự giác, tích cực chủ động sáng tạo.

Thông qua việc dạy học của thầy, học sinh nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành năng lực và thế giới quan. Từ đó mà phương pháp tự học của học sinh được hình thành và phát triển .

Hoạt động kiểm tra đánh giá của thầy ảnh hưởng đến hoạt động tự kiểm tra đánh giá của trò. Trong quá trình tự tìm ra kiến thức, người học tự tạo ra một sản phẩm ban đầu, có thể chưa chính xác, chưa khoa học. Nhưng thông qua trao đổi với bạn bè và kiểm tra kết luận của thầy, người học tự kiểm tra để sửa sai hoặc hoàn thiện sản phẩm của mình. Nếu quá trình này diễn ra thường xuyên sẽ hình thành năng lực tự kiểm tra đánh giá của học sinh, làm cho năng lực tự học ngày càng phát triển.

Qua hoạt động dạy học, người thầy còn hướng dẫn học sinh đọc SGK và tài liệu tham khảo làm cho năng lực tự đọc, tự nghiên cứu của học sinh ngày càng được hình thành và phát triển. Đây cũng là con đường quan trọng để người học tiếp thu tri thức, để người học có thể tự học suốt đời.

- Ảnh hưởng của phương pháp học tập của tròPhương pháp học tốt giúp ta phát huy được tài năng vốn có; phương pháp học dở sẽ cản trở tài năng phát triển.

Năm học 2018-2019 tôi lựa chọn đề tài sáng kiến: Bồi dưỡng năng lực tự học môn Toán cho học sinh Trung học cơ sở để nghiên cứu, với mong muốn được góp phần nhỏ bé vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS hiện nay.

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1 Nghiên cứu lý luận

· Nghiên cứu các văn kiện của Đảng và nhà nước, luật giáo dục đào tạo có liên quan đến việc dạy và học Toán ở trường phổ thông.

· Nghiên cứu các sách báo, tạp chí có liên quan đến nội dung đề tài.

· Nghiên cứu các công trình có liên quan trực tiếp đến đề tài.

2.2 Nghiên cứu thực tiễn

Tìm hiểu thực trạng việc áp dụng dạy học từ xa khi bồi dưỡng năng lực tự học môn Toán cho học sinh cấp THCS hiện nay.

2.3 Các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra ; Phương pháp quan sát; Phương pháp thực nghiệm,...

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến này là đề xuất một giải pháp thực hiện dạy học từ xa bộ môn Toán cấp THCS trợ giúp của mạng xã hội và công nghệ thông tin... nhằm bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh THCS, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Toán ở nhà trường .

CHƯƠNG II

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Nghe giảng và ghi chép là những kỹ năng quan trọng của học sinh trong quá trình học tập nói chung và trong học toán nói riêng. Kết quả của việc nghe giảng và ghi chép ngoài việc thể hiện năng lực nhận thức, tư duy của người học còn thể hiện ở kỹ năng tự học của người đó. Để rèn luyện kỹ năng nghe giảng và ghi chép hợp lí cho học sinh. Người giáo viên cần hướng dẫn học sinh:

- Cách kết hợp giữa việc vừa nghe giảng vừa ghi chép.

- Nghe giảng với thái độ độc lập và có phê phán; ghi chép hoặc thắc mắc những chỗ còn hoài nghi hoặc chưa hiểu để hỏi bạn và thầy.

- Nghe giảng đồng thời phải tư duy tích cực, khẩn trương: Liên hệ những kiến thức đang nghe với kiến thức đã học để tìm ra mối liên hệ.

- Ghi chép bài giảng theo ý hiểu của mình, có thể dùng các ký hiệu toán học hoặc chữ viết tắt để tiết kiệm thời gian ghi chép dành thời gian cho việc nghe giảng.

1. 2 Năng lực đặt câu hỏi trong tự học toán

Trong học tập thì việc đặt câu hỏi là thao tác thường xuyên diễn ra. Khi dạy học, giáo viên phải giúp học sinh biết cách tự mình đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh phải tự mình suy nghĩ, động não để tự tìm câu trả lời cho câu hỏi đó. Trong quá trình suy nghĩ để tìm câu trả lời, có thể vấn đề cần hỏi đó được giải quyết ngay, nhưng cũng có thể chưa giải quyết ngay được, lúc này học sinh cần tiếp tục suy nghĩ, đến khi bản thân cảm thấy không trả lời được thì hỏi bạn hỏi thầy. Trong lúc nghe thầy hoặc bạn trình bày, người học vẫn phải giữ vai trò chủ thể tích cực, chủ động để có thể tìm ra cho mình câu trả lời thỏa đáng nhất.

1. 3 . Năng lực ghi nhớ các tri thức toán học

Ghi nhớ là thành phần cơ bản và quan trọng trong quá trình học tập nói chung và học toán nói riêng. Vì nếu không có ghi nhớ thì người học cũng chẳng thể tư duy. Để hướng dẫn học sinh cách ghi nhớ các tri thức toán học giáo viên cần: Hướng dẫn học sinh biết cách ghi nhớ bằng cách hệ thống hóa, khái quát hóa những tri thức cũ. Tìm cách so sánh, xem xét tương tự kiến thức mới với kiến thức đã học. Thường xuyên ôn tập củng cố cũng như lập các sơ đồ khái niệm, định lý, dạng toán theo cách hiểu của riêng mình.

1.4 . Năng lực làm việc với sách giáo khoa

Giáo viên cần hướng dẫn học sinh một số quy trình đơn giản về kỹ năng đọc sách. Khi đọc sách cần rút ra được những nội dung chính của mỗi đoạn, so sánh, phân loại, hệ thống hóa, đề xuất cái mới và nêu câu hỏi. Điều này rất quan trọng vì sự sáng tạo thường nảy sinh trong quá trình đọc sách.

1.5 . Năng lực tự kiểm tra và đánh giá

Để rèn luyện kỹ năng tự kiểm tra đánh giá cho học sinh, giáo viên cần bồi dưỡng cho các em:

- Khả năng đối chiếu kết luận của thầy và các ý kiến của các bạn với kết quả của bản thân để tự điều chỉnh sửa chữa hoặc hoàn thiện kết quả của mình đã tìm được.

- Khả năng đánh giá cách giải quyết vấn đề của thầy, của bạn và của mình từ đó chọn được cách giải quyết tốt nhất.

- Khả năng tự rút kinh nghiệm về phương pháp học tập của mình, từ đó luôn luôn tự điều chỉnh, hoàn thiện để ngày càng tiến bộ.

- Khả năng phát hiện ra những chỗ thiếu hụt về kiến thức, những sai lầm trong nhận thức, để từ đó tìm cách bổ sung, khắc phục.

1.6 . Năng lực tổ chức các hoạt động tự học

Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao năng lực tự học
Kỹ năng này bao gồm: Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, theo dõi, giám sát, đánh giá và điều chỉnh việc tự học.

Chu trình tổ chức việc tự học

Đánh giá thường xuyên của giáo viên và bản thân học sinh về quá trình tự học và hoàn thành kế hoạch tự học là phương tiện mạnh mẽ, để kích thích, nâng cao quá trình tự học của người học. Từ sự đánh giá này, học sinh rút ra được những bài học kinh nghiệm cho mình, dẫn tới sự điều chỉnh để lần sau thực hiện kế hoạch tự học tốt hơn.

1. 7 . Năng lực giao tiếp với thầy với bạn trong quá trình tự học

Trong nhà trường làm việc theo nhóm là cách tiếp cận được sử dụng rộng rãi, trong đó các thành viên kết hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ của mình với những phương pháp ý tưởng khác nhau. Qua hoạt động nhóm, học sinh rèn luyện được sự tập trung chú ý. Học được cách đặt câu hỏi, học được kỹ năng giao tiếp với thầy, với bạn, Để có thể giao tiếp với bạn ,với thầy được hiệu quả giáo viên cần hướng dẫn học sinh:

· Tham gia tích cực các hoạt động nhóm do thầy tổ chức. Cần tham gia các hoạt động một cách bình đẳng, tự chủ và sáng tạo. Tuyệt đối không lệ thuộc, ỷ lại vào suy nghĩ và kết quả làm việc của bạn.

· Tự giải quyết các vấn đề theo sự hướng dẫn của thầy và tham gia của bạn. Biết đưa các câu hỏi, thắc mắc của mình với thầy và bạn một cách hợp lý để được giải đáp một cách thỏa đáng.

2. 1 Hoạt động làm mẫu

Người thầy hướng dẫn cách học tại lớp, cách ghi chép một bài, một vấn đề trong sách giáo khoa có thể làm mẫu về cách tìm phương pháp giải bài toán, khai thác bài toán.

2. 2 Hoạt động giao lưu

Hoạt động giao lưu giữa thầy và trò, giữa trò và trò để hiểu rõ ý từ trong từng câu chữ, từng đoạn trong sách giáo khoa, trong tài liệu tham khảo.

3. Thực trạng việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh ở trường THCS hiện nay

Việc dạy cho học sinh tự học mới bắt đầu được các nhà trường quan tâm. Phương pháp chủ yếu để dạy học vẫn là thuyết trình, giảng giải. Việc dạy học như vậy gây nên ở người học tính ỷ lại, trông chờ vào người khác mà quên đi sự nỗ lực của bản thân. Do đó dẫn đến học sinh tiếp nhận kiến thức một cách thụ động.

Bên cạnh đó, vì nhiều lý do khác nhau nên thời gian tự học ở nhà của các em bị cắt xén. Các em không còn thời gian để tự đọc, tự nghiên cứu sách vở.

Cộng vào đó là các tiêu cực ngoài xã hội ảnh hưởng vào nhà trường càng làm cho các em thiếu nghiêm túc trong việc học. Nhiều học sinh lười học, ỷ lại vào thầy cô và các bạn. Bài tập thầy cô giao về nhà các em ngại suy nghĩ, lười tìm tòi chỉ chờ thầy cô và các bạn chữa rồi chép. Như vậy khi gặp những tình huống cụ thể các em không tự mình giải quyết được vấn đề, từ đó không phát huy được tính sáng tạo, khả năng tự học của bản thân.

- Tìm hiểu nội dung chương trình cụ thể mà các em đang học ,cần học: Dựa vào Phân phối chương trình, bám sát sách giáo khoa , các tài liệu chuẩn kiến thức và kĩ năng...Áp dụng vào nhóm nhỏ học sinh : Điều tra và phân loại đối tượng dạy kèm theo mẫu:

GIỚI THIỆU BẢN THÂN

1. Họ và Tên:lớp........Trường:............

2. Kết quả học tập năm lớp dưới: (Giỏi, Tiên tiến, trung bình)........................

3. Góc học tập ở nhà: (Có, không)..............................................................

4. Máy tính có kết nối mạng ,máy in ,tài khoản Facebook,Gmail : (Có ;không)

Qua phiếu điều tra với những em nhập nhóm theo học, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh để đưa ra cách dạy từ xa phù hợp đối tượng. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Lập mỗi nhóm giành riêng cho một khối lớp: Mở công khai cho học sinh vào học và trao đổi bài ,lấy tài liệu tự học...

- Đăng Phân phối chương trình bộ môn Toán cho học sinh theo dõi.

- Dạy học kiến thức cơ bản:

+ Tôi hướng dẫn từ xa chung cho học sinh học tốt các bài trong sách giáo khoa.

+ Tôi chia sẻ các tiết giảng mẫu , bám sát phân phối chương trình và theo từng tuần để học sinh tìm kiếm , tự học dễ dàng qua điện thoại thông minh hoặc máy vi tính hạn chế học thêm tràn lan.

+ Tôi tìm tài liệu cho học sinh tự học theo chuyên đề với phần kiến thức song song với kiến thức các em học buổi chính khoá ..làm thêm để củng cố và nâng cao kiến thức.

- Dạy học nâng cao:

Khi đã học cơ bản tốt rồi..tôi sẵn sàng giúp đỡ ,tháo gỡ những khó khăn khi các em tự học thể hiện:

+ Hoà đồng với học sinh, kết bạn với các em ,sẵn sàng giúp đỡ bất cứ lúc nào khi học sinh gặp khó khăn trong tự học . Hình thức giúp học sinh như hỏi bài qua trang mạng Facebook hoặc Zalo hay Gmail. Tôi có thể giảng bằng hình thức chụp ảnh , ghi âm, quay video ,hay phát trực tiếp giải quyết những khó khăn học sinh đang mắc phải... Tất cả học sinh mọi nơi khi đã kết bạn và theo dõi trang mạng dạy học của tôi đều học được ít nhiều những bổ ích mà tôi đăng tải .. Nhiều em đã quên đi những trò chơi vô bổ khi lướt mạng xã hội hay chát tào lao mất thời gian...tôi đánh vào tâm lí của mọi người là thích lên mạng hơn là ngồi đọc một cuốn sách hay... Bởi dạy học sử dụng công nghệ thông tin có tính thẩm mỹ, khoa học sáng tạo , phát triển tư duy tích cực cho người học.

+ Khi lập lớp dạy học qua mạng xã hội ..có nhiều học sinh đã tương tác hỏi bài cô.. không chỉ ở lớp mình đang giảng dạy mà có cả các học sinh khắp nơi hỏi bài.

+ Những lúc rảnh rỗi ...Cầm điện thoại thông minh và bên bàn vi tính,bàn làm việc.. tôi say xưa cùng các em giải những bài toán.. Cô vui và trò mừng.. Cô thêm yêu nghề còn học trò thêm ham học hỏi và yêu quý bộ môn Toán hơn.

+ Các em còn tương tác với nhau trao đổi bài và muốn cô là người trọng tài giỏi trong các hoạt động tự học.

- Tham gia các cuộc thi: Tôi luôn tâm sự , góp ý và tư vấn cho học sinh làm thế nào để tự tin tham gia được các cuộc thi như: Thi giải Toán Violympic , thi Ca si o Giải toán trên máy tính cầm tay hay thi viết hàng năm do nhà trường và Phòng - Sở Giáo dục tổ chức..

- Tôi tự tìm kiếm bài tập và phân dạng theo chuyên đề . Mỗi tuần có kế hoạch giao bài cho học sinh tự tải bài làm ở nhà . Các em lưu ảnh và gửi Gmail rồi in ảnh để học. Rèn cả kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học khắc phục nhiều hạn chế trong dạy học truyền thống.

- Điều rất hay khi giáo viên dạy học qua trang mạng xã hội là các phụ huynh được mời vào nhóm lớp học con mình đang học và theo dõi tất cả những hoạt động của cô trò một cách công khai. Phụ huynh và học sinh ,giáo viên trao đổi vô tư, thoải mái, tích cực ...Tôi cảm thấy nhiều điều thú vị khi tôi cùng học sinh cuốn vào dạy và học mà quên đi các trò vô bổ trên mạng xã hội.

5. 1 Giá trị, hiệu quả của sáng kiến

Thứ nhất: Sáng kiến đã trình bày và làm rõ lí luận về tự học, lí luận về dạy học khái niệm.

Thứ hai: Sáng kiến đã chỉ rõ thực trạng và nhu cầu thực tiễn của việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh THCS trong dạy học môn Toán .

Thứ ba: Sáng kiến đã đề xuất một giải pháp có tính chất tổng thể với các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh THCS trong dạy học môn Toán .

Thứ tư: Sáng kiến này có thể được dùng như một tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp.

5.2 Kết quả thu được sau khi áp dụng :

- Các hoạt động bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh đang áp dụng và thấy có kết quả tốt... Sau 3 tháng áp dụng tôi và học trò cũng như phụ huynh học sinh đang cuốn vào công việc của mình.

+ Giáo viên : Tìm lọc tài liệu , đăng tải tài liệu bổ ích cho học sinh thu thập và tự học ; Cập nhật câu hỏi hàng ngày của học sinh và phản hồi kịp thời; đôn đốc nhắc nhở học sinh chú ý học tập...Kích thích tinh thần tự học, yêu quý bộ môn ..

+ Học sinh: Tin tưởng và có động cơ học tập, biết xác định mục đích học tập, có ý thức vươn lên ,thi đua và tiến bộ...Tránh xa các trò vô bổ như điện tử, chát bừa bãi trên mạng xã hội, biết tự học tự tìm tòi và mạnh dạn nêu ý kiến của mình mong cô là người bạn đồng hành với mình trong quá trình tự học.

+ Phụ huynh học sinh: Cũng được cuốn vào việc học của con em, từ đó nâng cao trách nhiệm nuôi dạy con cái và biết cách quản lí con cái ; trao đổi thoải mái với cô giáo trực tiếp dạy kèm con mình, tự tin khi được gửi con qua lớp học từ xa với nội quy riêng cũng nghiêm ngặt và dưới sự quản lí của cô giáo.

- Các đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh theo dõi trang Facebook :Tên nick (Thu Hoàng ) sẽ thấy các hoạt động dạy học từ xa được công khai và vẫn đang hoạt động hiệu quả.

- Một số hình ảnh và các hoạt động tự học và kết quả sau 1 năm áp dụng sáng kiến.

KẾT QUẢ TỰ HỌC

Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao năng lực tự học

Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao năng lực tự học
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao năng lực tự học
TRAO ĐỔI ,HỎI BÀI GIỮA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN ;GIỮA HỌC SINH VỚI NHAU QUA TRANG MẠNG FACE BOOK

Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao năng lực tự học

Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao năng lực tự học

THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC CỦA NHÓM HỌC SINH THAM GIA LỚP HỌC TỪ XA QUA MẠNG XÃ HỘI NĂM HỌC 2018-2019

- Giáo viên lập nhóm dạy qua nick Facebook ,mời phụ huynh học sinh tham gia và học sinh tham gia lớp học.

- Giáo viên giao bài theo tuần ,đăng Facebook để phụ huynh và học sinh tải bài ,in ra học.

- Giáo viên giải đáp bằng tin nhắn hoặc ghi âm, live stream bài toán giảng từ xa bất kì thời điểm nào khi học sinh cần.

- Giáo viên miễn phí cho mọi hoạt động học tập của nhóm và cập nhật thông tin mới nhất về tình hình học tập của con để phụ huynh học sinh được biết .

Hình thức học tập này đã phát triển được năng lực tự học qua sách ,qua mạng và giáo viên,học sinh,phụ huynh phối hợp nhịp nhàng, thân thiện,hiệu quả,tiết kiệm. Nên giảm bớt tình trạng dạy thêm tràn lan, xa tầm kiểm soát của gia đình ,của cấp quản lí. Tập trung rèn kĩ năng tự lập,tự lực ,tự học ..để các em bước vào cuộc sống tự tin và nhiều thành công hơn .

· Kết quả qua theo dõi đại diện nhóm đạt được trong năm học 2018-2019:

STT

Họ và Tên Lớp

Danh hiệu học sinh cấp trường

Danh hiệu học sinh cấp huyện

Danh hiệu học sinh cấp tỉnh

1

Hà Hoàng Quân-9D

Học sinh giỏi

1 giải ba, 1 giải khuyến khích

1 giải khuyến khích

2

Nguyễn Thu Trà-9D

Học sinh giỏi

1 giải ba, 1 giải khuyến khích

1 giải nhì

3

Hồ Hải Hà - 9D

Học sinh giỏi

1 giải khuyến khích

4

Hồ Quang Hùng -6D

Học sinh giỏi

1 giải nhất,

1 giải nhì

5

Hà Kim Phương-6D

Học sinh giỏi

1 giải nhì

6

Trần Thị Quỳnh-6C

Học sinh giỏi

1 giải nhì

1 giải khuyến khích

7

Trần Diệu Huyền-6B

Học sinh tiên tiến

8

Ninh Thị Hoa -8A

Học sinh tiên tiến

9

Khánh - Hà nội

Học sinh giỏi

10

Lê Thị Huế -7B

Học sinh tiên tiến

1 giải khuyến khích

· Nhiều học sinh và phụ huynh không chỉ ở trường mà ở khắp nơi có thể theo dõi tương tác với giáo viên mọi lúc và được tư vấn miễn phí.

· Kết quả bộ môn được phân công giảng dạy vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

· Sáng kiến đã được trình chiếu và chấm và được ban giám khảo khen và động viên phát huy,bổ sung vì có tính khả thi ,phù hợp với phương pháp dạy và học hiện nay.

CHƯƠNG III

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1.Kết luận:

Tự học có vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ trong giáo dục nhà trường mà cả trong cuộc sống. Tự học không những giúp người học nâng cao kết quả học tập mà còn góp phần bồi dưỡng khả năng làm việc độc lập và sáng tạo. Làm việc sáng tạo chính là một phẩm chất quan trọng nhất của mỗi người trong thời đại ngày nay.

Trong dạy học, bản chất của sự học là tự học, cốt lõi của dạy học là dạy việc học, kết quả học tập của học sinh tỷ lệ thuận với năng lực tự học của các em. Vì thế mục tiêu quan trọng nhất của nhà trường không chỉ là trang bị cho học sinh những tri thức sự vật mà còn là phương pháp, con đường để nắm vững tri thức đó.

Năng lực tự học của học sinh nếu muốn được hình thành và phát triển thì cần có sự quan tâm rất lớn của nhà trường và xã hội. Trong đó nhiệm vụ của nhà trường là: Chú trọng xây dựng và bồi dưỡng động cơ học tập cho học sinh, coi trọng rèn luyện tư duy chứ không dừng ở cung cấp kiến thức.Hình thành và phát triển cho học sinh một số kỹ năng tự học cần thiết như: Nghe giảng, ghi chép, ghi nhớ, đọc sách, cách tổ chức việc tự học, cách hợp tác với bạn với thầy,

Việc nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn của chuyên đề này cho thấy ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết phải dạy cho học sinh tự học.

2. Đề xuất, Kiến nghị:

Để chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường được nâng cao, bản thân tôi có một số kiến nghị sau:

- Về phía nhà trường: Chỉ đạo và theo dõi chặt chẽ các bộ phận, đoàn thể thực hiện tốt vấn đề giáo dục ý thức đạo đức, ý thức học tập của học sinh

- Về phía Đoàn Đội: Phát động nhiều phong trào thi đua học tập trong học sinh đồng thời tạo nhiều sân chơi lành mạnh cho các em.

- Về phía giáo viên chủ nhiệm: Tăng cường công tác giáo dục ý thức học tập của học sinh, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để kịp thời uốn nắn các em.

- Về phía giáo viên bộ môn: Trong mỗi tiết dạy, giáo viên sử dụng phương pháp dạy học phù hợp theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh nhằm phát huy tính sáng tạo, tích cực của các em.

Tôi mong được tham gia đầy đủ các đợt tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao nghiệp vụ sư phạm, tập huấn về tin học , được dự giờ các tiết dạy mẫu của giáo viên bộ môn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

Về phía chính quyền, địa phương, gia đình học sinh : Cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên, với nhà trường để giáo dục học sinh. Nhà nước, xã hội quan tâm về đời sống của nhân dân, nâng cao về kinh tế thì sẽ nâng cao về mặt nhận thức, có kinh tế thì sẽ có điều kiện chăm lo giáo dục con, em.

Yên Lạc, ngày 22 tháng 5 năm 2019

HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN NHÀ TRƯỜNG

HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN HUYỆN YÊN THUỶ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa 6, 7, 8 , 9.

2. Sách giáo viên và các chuyên đề nâng cao Toán 6, 7, 8, 9.

3. Đổi mới phương pháp dạy học.

4. Phương pháp dạy học đại cương môn Toán

5. Giáo trình phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn Toán. NXB ĐHSP Hà Nội 2008.

6. Quá trình dạy tự học. NXB GD Hà Nội 1998.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN THỦY

TRƯỜNG THCS YÊN LẠC

Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao năng lực tự học

SÁNG KIẾN

BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC MÔN TOÁN

CHO HỌC SINH CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

Tác giả: Hoàng Thị Thu

Trình độ chuyên môn: ĐHSP Toán

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS Yên Lạc

HÒA BÌNH 2018

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN

1. Cơ sở lý luận:

Trong công cuộc đổi mới của đất nước, các cấp, các ngành, các đoàn thể đang thi đua giành nhiều thành tích xuất sắc, góp phần vào sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng nước ta trở thành nước vững mạnh có thể sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Đặc biệt toàn nghành giáo dục đang cùng nhau quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2016-2017.

Chú trọng việc đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đẩy mạnh cuộc vận động Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học, sáng tạo.

Như chúng ta đã biết, Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm. Vì vậy học phải đi đôi với hành. Khi dạy học sinh về kiến thức sinh học 9 phần di truyền của MenĐen nhằm giúp học sinh bước đầu có một số kiến thức cơ bản về cơ sở vật chất, cơ chế, quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. Hiểu được mối quan hệ giữa di truyền học với con người và ứng dụng của nó trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, y học và chọn giống. Hình thành và rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm, tư duy trìu tượng , phân tích, tổng hợp, vận dụng kiến thức lý thuyết đã học vào làm bài tập, liên hệ thực tế. Đặc biệt các bài tập di truyền là nền tảng cho các em bước vào học chương trình sinh học lớp 11, lớp12.

Qua nhiều năm giảng dạy môn Sinh học lớp 9, khi học đến phần di truyền và biến dị, đa số học sinh như bị chừng lại. Theo phân phối chương trình phần lai một cặp tính trạng và hai cặp tính trạng của MenĐen 7 tiết, thời gian giành cho giải bài tập di truyền chỉ có 1 tiết, có nhiều thuật ngữ trìu tượng rất khó với học sinh, không xác định được giao tử, không viết kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ lai. Nên các em thực sự lúng túng khi giải các bài tập di truyền, nhiều em còn bắt trước áp dụng một cách máy móc dập khuôn, còn nhầm lẫn giữa bài một cặp tính trạng và hai cặp tính trạng. Dẫn đến học sinh không tập trung suy nghĩ thảo luận, ít tham gia xây dựng bài, không khí lớp học buồn tẻ, lĩnh hội kiến thức học vẹt qua loa, đại khái nên nhanh quên không tổng hợp được kiến thức đã học. Mà kiểm tra 1 tiết, học kì, thi học sinh giỏi hay gặp phải. Vậy làm thế nào để đạt kết quả cao trong dạy và học bộ môn Sinh học? Đó là một vấn đề không đơn giản.

Với những lý do trên tôi đã áp dụng sáng kiến Phương pháp giải bài tập lai 1 cặp tính trạng củaMenĐengóp phần vào nâng cao chất lượng dạy và học tại lớp 9A, 9B trường THCS thị trấn Hàng Trạm.

2. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp điều tra.

- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp thực nghiệm.

3. Mục tiêu của sáng kiến:

Học sinh hiểu , nắm chắc lý thuyết và phương pháp giải phần lai 1 cặp tính trạng của Men Đen để các em vận dụng vào làm bài tập lai hai cặp tính trạng , bài tập về di truyền giới tính, di truyền nhóm máu, di truyền liên kết một cách dễ dàng.

Từ đó phân loại được học sinh: Chọn được đội tuyển học sinh giỏi bộ môn, biết được học sinh yếu kém có biện pháp uốn nắn để tăng học sinh khá giỏi, giảm học sinh yếu kém.

CHƯƠNG II

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1. Vấn đề của sáng kiến:

1.1.Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện:

Năm học 2016-2017, tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn Sinh học 9A,9B với tổng số 71 học sinh. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy khả năng giải toán lai một cặp tính trạng của học sinh còn hạn chế, các em thường mắc những lỗi sau:

- Không nắm vững các kiến thức lí thuyết, khái niệm, định luật cơ bản.

- Không định hướng được cách giải.

- Nhiều học sinh vẫn còn lơ mơ, chưa xác định được kiểu gen, giao tử còn nhầm lẫn bài tập lai 1 cặp tính trạng và 2 cặp tính trạng.

- Một số em lười học bài.

1.2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện:

Sau khi học xong 6 tiết lý thuyết, tiết 7 trong PPCT tôi đã tiến hành kiểm tra 15 phút dạng đề trắc nghiệm về 1 cặp tính trạng của MenĐen theo 2 mã đề chẵn, lẻ và kết quả thu được như sau:

Lớp

TS

Điểm giỏi

Điểm khá

Điểm T.Bình

Điểm yếu

Kém

9A

36

0

13

20

3

0

9B

35

0

4

18

13

0

TS

71

0

17 ( 23,9%)

38 (53,5%)

16 (22,6%)

0

Trên đây là một số khó khăn mà giáo viên gặp phải trong công tác giảng dạy phần di truyền Sinh học 9. Nên tôi đề ra một số biện pháp cần thiết để thực hiện.

2. Giải pháp thực hiện sáng kiến:

2.1. Tiếp cận, tìm hiểu học sinh:

Tôi luôn tạo ra sự gần gũi với các em trong học tập cũng như trong giao tiếp. Tôi thường xuyên theo dõi để phát hiện học sinh nào chăm học, học sinh nào lười học, học sinh nào không chú ý nghe giảng. Với những em lười học, những em không chú ý nghe giảng, tôi thường động viên các em bằng lời khen khi em chăm học hơn.

2.2.Tổ chức xây dựng nề nếp cho học sinh yêu thích bộ môn:

Để tiết học hiệu quả, ngay từ đầu năm học tôi đã yêu cầu các em việc chuẩn bị sách vở, ghi chép đầy đủ rõ ràng, chú ý nghe giảng và phát biểu xây dựng bài về nhà học bài.

Khi kết thúc chương, tôi tổ chức cho các em thi trò chơi giải ô chữ để kiểm tra, củng cố lại kiến thức đã học, các em yêu thích môn học hơn.

2.3 . Phương pháp giải bài tập lai một cặp tính trạng của MenĐen

* Trước tiên học sinh phải nắm chắc các kiến thức, khái niệm, định luật cơ bản của di truyền học như:

- Kiểu gen: là tổ hợp các gen trong tế bào của cơ thể. Mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể hay các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.

- Kiểu hình: là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Mỗi tính trạng do một gen quy định

- Thể đồng hợp: Chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau. Ví dụ như AA; aa

- Thể dị hợp: là kiểu gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau. Ví dụ như Aa

- Tính trạng trội: là tính trạng giống bố hoặc mẹ và biểu hiện ngay ở F1 nếu P thuần chủng.

- Tính trạng lặn: là tính trạng tới F2 mới biểu hiện.

- Tính trạng trung gian: là tính trạng cũng biểu hiện ở F1 nhưng khác với tính trạng của bố hoặc của mẹ.

- Đồng tính: là hiện tượng các cá thể ở đời con có sự đồng nhất về kiểu hình.

- Phân tính: là hiện tượng các cá thể ở đời con có sự xuất hiện của nhiều kiểu hình khác nhau.

- Phép lai trội hoàn toàn:

+ Kiểu hình F1 đồng tính mang tính trạng trội một bên của bố hoặc mẹ.

+ Kiểu hình ở F2 có sự phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.

- Lai phân tích: là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Kết quả:

+ 100% các thể mang tính trạng trội => kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp AA

+ 1 trội : 1 lặn => kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội là dị hợp Aa

+ Kiểu hình lặn: chỉ có kiểu gen aa

- Xác định các quy luật di truyền:

Khi giải một bài toán lai thì việc nhận dạng các quy luật di truyền là vấn đề rất quan trọng.

- Đối với phép lai một cặp tính trạng thì ta dựa vào kết quả tỉ lệ kiểu hình ở thấ hệ F1 hoặc F2 để xác định: Ví dụ như:

+ Tỉ lệ 3: 1 là quy luật di truyền trội hoàn toàn

+ Tỉ lệ 1: 1 là kết quả của phép lai phân tích

* Để có thể giải bài tập một cách nhanh và chính xác điều quan trong học sinh đọc kỹ đề bài. Nắm rõ các dữ kiện và yêu cầu của bài toán: Bài toán cho biết cái gì? Phải làm gì? Bài toán đã cho thuộc dạng nào? Cách làm?. Vậy có cách nào để học sinh nhận dạng bài toán lai một cách nhanh chóng? Thông thường thì ta sẽ dựa vào dữ kiện của bài toán để xác định:

- Dạng 1 (Bài toán thuận): Là dạng bài toán biết tính trội, tính lặn, kiểu hình của bố mẹ là (P). Từ đó tìm kiểu gen, kiểu hình của con lai (F) .

- Dạng 2 (Bài toán nghịch) : Biết số lượng hoặc tỉ lệ kiểu hình ở đời con F1, F2. Từ đó xác định kiểu gen, kiểu hình của P.

Mặc dù các bài toán lai được phân chia thành 2 dạng nhưng việc giải toán đều được tiến hành theo 4 bước:

- Bước 1: Xác định tính trội lặn.

- Bước 2: Quy ước gen.

- Bước 3: Xác định kiểu gen, kiểu hình của P.

- Bước 4: Viết sơ đồ lai, kết quả.

2.3.1. Cách làm cụ thể trong từng bước ở bài toán lai một cặp tính trạng:

a. Bước 1: Xác định tính trội lặn.

Đa số các bài toán di truyền lai một cặp tính trạng trong giả thiết đều cho biết trước tính trội, lặn nhưng một số bài thì không. Do đó để xác định được tính trạng trội, lặn học sinh phải căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con.

- Nếu đời F1 đồng tính có kiểu hình giống bố hoặc mẹ thì tính trạng đó là tính trạng trội.

- Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 3: 1 thì tỉ lệ 3 là tính trạng trội, tỉ lệ 1 là tính trạng lặn.

b. Bước 2 : Quy ước gen

- Với phép lai trội hoàn toàn:

+ Tính trạng trội được quy ước là một chữ cái in hoa, ví dụ gen A: hoa đỏ

+ Tính trạng lặn được quy ước là một chữ cái thường, ví dụ gen a: hoa trắng

c. Bước 3: Xác định kiểu gen, kiểu hình của P

- Đối với bài toán thuận (dạng 1): Để xác định kiểu gen của P một cách chính xác thì học sinh phải căn cứ vào kiểu hình của P đã cho ở đề bài kết hợp với phần quy ước gen.

- Đối với với bài toán nghịch (dạng 2): Học sinh phải căn cứ vào tỷ lệ kiểu hình ở đời con F1 hoặc F2 từ đó suy luận ngược để tìm ra kiểu gen của P.

Sơ đồ minh họa cách tìm kiểu gen của P dựa vào kiểu hình của F1, F2.

Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao năng lực tự học
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao năng lực tự học
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao năng lực tự học
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao năng lực tự học
Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao năng lực tự học
Kiểu hình : P F1 F2

Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao năng lực tự học
Kiểu gen : P F1

- Với phép lai một cặp tính trạng:

+ Nếu F1 đồng tính thì P thuần chủng có kiểu gen đồng hợp P: AA x aa

+ Nếu F1 phân tính theo tỉ lệ 1: 1 thì P có kiểu gen là Aa x aa ( Đây là kết quả phép lai phân tích).

+ Nếu F1 phân tính theo tỉ lệ 3: 1 thì P có kiểu gen là Aa x Aa.

+ Nếu F2 phân tính theo tỉ lệ 3: 1 thì F1 dị hợp 1 cặp gen Aa x Aa và

P có kiểu gen là: AA x aa.

d. Bước 4: Viết sơ đồ lai, kết quả

- Xác định kiểu gen của giao tử.

Đa số học sinh đều lúng túng và khó khăn khi xác định kiểu gen của giao tử. Để khắc phục thì giáo viên có thể cho học sinh ghi nhớ một cách tổng quát như sau:

- Cá thể có kiểu gen đồng hợp sẽ chỉ cho một loại giao tử, ví dụ:

+ Kiểu gen đồng hợp AA hoặc aa cho 1 loại giao tử là A hoặc a

- Cá thể dị hợp 1 cặp gen sẽ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau, ví dụ:

+ Kiểu gen dị hợp Aa cho 2 loại giao tử là 1A ; 1a.

+ Kiểu gen Bb cho 2 loại giao tử là B, b

2.3.2. Bài tập minh họa:

Bài tập 1: (Dạng 1: tìm kiểu gen, kiểu hình của con lai (F) và lập sơ đồ lai).

Cho đậu thân cao lai với đậu thân thấp, biết rằng tính trạng chiều cao do một gen quy định. F1 thu được toàn đậu thân cao.

a. Cho F1 tự thụ phấn, xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F1 và F2.

b. Đem đậu thân cao ở F1 lai phân tích kết quả như thế nào?

Trước khi học sinh làm bài học sinh đọc kĩ đề, tóm tắt để xác định bài toán thuộc dạng nào? Cách giải? (Giáo viên có thể hướng dẫn khi cần thiết).

Giải

- Xác định tính trội lặn. Ở đây bài toán không cho biết tính trội lặn do đó học sinh phải dựa vào kiểu hình của F1.

Theo đề bài F1 thu được toàn cây cao nên cây cao là tính trạng trội, cây thấp là tính trạng lặn.

- Quy ước gen: Do đây là phép lai trội hoàn toàn nên chỉ cần quy ước

Gen A: thân cao Gen a: thân thấp

- Xác định kiểu gen của P. Học sinh dựa vào kiểu hình của P đậu thân cao x đậu thân thấp và F1 đồng tính cây cao nên suy ra được kiểu gen của P phải thuần chủng có kiểu gen đồng hợp. P: Đậu thân cao ( AA) x Đậu thân thấp ( aa)

- Sơ đồ lai, kết quả

P: AA (Thân cao) x aa (Thân thấp)

G: A a

F1: Aa

Kết quả: TLKG: 100% Aa

TLKH: 100% thân cao

F1xF1: Aa (Thân cao) x Aa (Thân cao)

G: A ; a A ; a

F2: 1AA ; 2Aa ; 1aa

Kết quả: TLKG: 3A- ; 1aa

TLKH: 3 thân cao: 1 thân thấp

b. Ở đây học sinh phải hiểu đem F1 lai phân tích thì F1 lai với kiểu gen nào. Giáo viên có thể định hướng cho học sinh nhớ lại khái niệm phép lai phân tích: là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Vậy F1 có kiểu gen Aa sẽ đem lai với cá thể mang tính trạng lặn aa (thân thấp).

Sơ đồ lai: F1 Aa (thân cao) x aa (thân thấp).

GF1 : 1A ; 1a 1 a

F2: 1Aa : 1aa

Kết quả: TLKG : 1Aa : 1aa

TLKH: 1 thân cao : 1 thân thấp.

Bài tập 2: (Dạng 2: Tìm kiểu gen, kiểu hình của P).

Ở cây cà chua, tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với quả bầu dục. Muốn ngay ở F1 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 17 quả tròn: 18 quả bầu dục thì bố mẹ phải có kiểu gen như thế nào?

Trước khi học sinh làm bài học sinh đọc kĩ đề, tóm tắt để xác định bài toán thuộc dạng nào? Cách giải? (Giáo viên hướng dẫn khi cần thiết).

Giải

- Xác định tính trội lặn:

Theo đề bài tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với quả bầu dục

- Quy ước gen:

Gen A: quả tròn Gen a: quả bầu dục

- Xác định kiểu gen của P:

Theo giả thiết F1 có tỉ lệ kiểu hình 17 quả tròn: 18 quả bầu dục » 1:1. Đây là kết quả của phép lai phân tích

=> Kiểu gen của P sẽ là Aa ( quả tròn) x aa ( quả bầu dục).

- Sơ đồ lai, kết quả:

P: Aa ( quả tròn) x aa ( quả bầu dục).

G: A ; a a

F1: 1AA ; 1aa

Kết quả: TLKG: 1AA ; 1aa

TLKH: 1 quả tròn : 1 quả bầu dục.

2.3.3. Luyện tập ( Học sinh hoạt động cá nhân, 2 học sinh lên bảng trình bày 2 bài tập. Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức)

Bài 1. Ở đậu Hà lan tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Xác định kiểu gen ở F1 , F2 khi đem thụ phấn hai cây đậu thuần chủng hạt vàng và hạt xanh.

+ Bước 1: Hạt màu vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh

+ Bước 2: Quy ước gen

Gen A qui định tính trạng hạt vàng;

a qui định tính trạng hạt xanh

+ Bước 3: Cây P hạt vàng thuần chủng có kiểu gen: AA

Cây P hạt xanh thuần chủng có kiểu gen: aa

+ Bước 4: Sơ đồ lai P: AA x aa

( Hạt vàng ) ( Hạt xanh )

GP : A a

F1 : Aa ( Hạt vàng )

Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn

PF1 : Aa x Aa

( Hạt vàng ) ( Hạt vàng )

G F1 : A , a A , a

F2 : 1AA : 2 Aa : 1aa

Kết quả: F2 có 3 kiểu gen với tỉ lệ 1AA : 2 Aa : 1aa

Có 2 kiểu hình: 3 hạt vàng : 1 hạt xanh

Bài 2. Ở cà chua gen A qui định quả đỏ, a qui định quả vàng. Khi cho quả đỏ lai với quả đỏ

a, Kết quả 250 cây quả đỏ

b, F1 : 210 quả đỏ : 71 quả vàng

Xác định kiểu gen, kiểu hình P ?

Hướng dẫn:

Bước 3: Đề bài cho thế hệ con, tỉ lệ là số lượng

Biến đổi tỉ lệ kiểu hình là tối giản ( tỉ lệ 3:1 hoặc 1:1 )

Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao năng lực tự học
Xác định số kiểu tổ hợp, số loại giao tử kiểu gen P

Cụ thể bài toán:

a, P: Quả đỏ x Quả đỏ

F1 : 250 Quả đỏ

F1 : có 250 cây quả đỏ mang kiểu gen A

mà F1 đồng tính trội nên ít nhất có 1 cây P tạo 1 loại giao tử A tức là có KG: AA , cây P còn lại quả đỏ AA hoặc Aa

có 2 trường hợp: P: AA x AA

P: AA x Aa

* Sơ đồ lai TH1: P: AA x AA

(Quả đỏ ) (Quả đỏ )

GP : A A

F1 : AA (Quả đỏ )

Kết quả: F2 có 1 kiểu gen AA

Có 1 kiểu hình: Toàn quả đỏ

* Sơ đồ lai TH2: P: AA x Aa

(Quả đỏ ) (Quả đỏ )

G P : A A , a

F1 : 1AA : 1 Aa

(Quả đỏ )

Kết quả: F1 có 2 kiểu gen với tỉ lệ 1AA : 1 Aa

Có 1 kiểu hình: quả đỏ

b, P: Quả đỏ x Quả đỏ

F1 : 210 Quả đỏ : 71 quả vàng

F1 : tỉ lệ kiểu hình 210 quả đỏ/ 71 quả vàng

Sấp sỉ: 3 quả đỏ : 1 quả vàng

F1 : có tỉ lệ 3 : 1 tuân theo định luật phân li

Số kiểu tổ hợp = 3+ 1 = 4 = 2x2

Mỗi bên P cho 2 loại giao tử nên P có KG dị hợp Aa ( quả đỏ)

* Sơ đồ lai : P: Aa x Aa

(Quả đỏ ) (Quả đỏ )

G P : A ,a A , a

F1 : 1AA : 2 Aa : 1 aa

(Quả đỏ ) (Quả đỏ ) (Quả vàng )

Kết quả: F1 có 3 kiểu gen với tỉ lệ 1AA : 2 Aa : 1aa

Có 2 kiểu hình: 3 Quả đỏ : 1 quả vàng

2.4.Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá:

Đầu giờ học tôi thường xuyên kiểm tra bài cũ, cuối mỗi giờ học tôi nhận xét cá nhân, nhóm nào tốt sẽ được khen, động viên kịp thời những em tiến bộ. Còn em nào chưa tốt thì tôi nhắc nhở, rút kinh nghiệm trước lớp. Nếu nhiều lần không sửa chữa, tôi trực tiếp trao đổi với với GVCN,

Trao đổi với phụ huynh học sinh về tình hình học tập của con qua điện thoại, qua SMAS.

3. Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến:

3.1. Hiệu quả của sáng kiến:

Kết quả kiểm tra 1 tiết sau khi áp dụng sáng kiến như sau:

Lớp

TS

Điểm giỏi

Điểm khá

Điểm T.Bình

Điểm Yếu

9A

36

10

18

8

0

9B

35

1

14

15

5

TS

71

11 (15,5%)

32 ( 45%)

23 (32,4%)

5 (7,1%)

Qua quá trình thực hiện sáng kiến tôi nhận thấy mình đã thực sự thu hút được sự chú ý của học sinh trong giờ học, các em thêm hứng thú, say mê, tích cực chủ động tìm hiểu nắm bắt nội dung cơ bản chất lượng học tập bộ môn có chuyển biến tích cực.

· So với kết quả khi chưa áp dụng sáng kiến

- Tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi: Tăng 11 em chiếm 15,5%

- Tỷ lệ học sinh đạt điểm khá: Tăng 15 em chiếm 21,1%

- Tỷ lệ học sinh đạt điểm trung bình: Giảm 15 em chiếm 21,1%

- Tỷ lệ học sinh đạt điểm yếu: Giảm 11 em chiếm 15,5%

Như vậy tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên rõ rệt. Giảm tỷ lệ học sinh yếu kém.

3.2. Phạm vi lĩnh vực, khu vực và đối tượng áp dụng:

Sáng kiến này được áp dụng đối với học sinh lớp 9A,9B trường THCS thị trấn Hàng Trạm. Với những biện pháp trên giáo viên có thể áp dụng cho học sinh lớp 9 nói riêng và áp dụng cho học sinh các lớp 9 trong toàn huyện nói chung.

CHƯƠNG III

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1.Kết luận:

Để có hiệu quả trong công tác giảng dạy trước hết người giáo viên phải có lòng nhiệt tình, giàu tâm huyết và làm tốt công tác giáo dục sau:

Luôn biết khích lệ biểu dương các em kịp thời. Để các em thấy được giá trị của mình được năng cao, có niềm tin hứng thú học tập hơn.

Luôn thể hiện cho học sinh thấy tình cảm yêu thương của một người thầy với học sinh.Và lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có một sức mạnh to lớn để giáo dục học sinh.

Đa số các em làm bài tập thông thạo nên các em vận dụng để làm bài tập về di truyền giới tính, di truyền nhóm máu, bài tập lai hai cặp tính trạng, di truyền liên kết rất tốt.

Sau một thời gian áp dụng các biện pháp nêu trên tôi thấy chất lượng học của học sinh được năng lên rõ rệt. Từ đó tôi đã chọn được các em vào đội tuyển học sinh giỏi bộ môn. Tôi đã biết được những em còn yếu để theo dõi, kiểm tra uốn nắn học tập nhiều hơn. Có như vậy mới mong đạt kết quả cao.

2.Đề xuất, kiến nghị:

Đề nghị cấp trên điều chỉnh lại khung PPCT có nhiều tiết bài tập hơn ở chương I, II để giáo viên có thời gian ôn luyện cho học sinh tốt hơn.

Hàng Trạm, ngày 20 tháng 5 năm 2017

Người viết

Hoàng Thị Thu Thủy

HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN NHÀ TRƯỜNG

HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN HUYỆN YÊN THỦY