Nhân viên may mẫu là gì

Công việc của Nhân Viên May Mẫu

15/05/2020 23:38                                Nhân viên may mẫu (Sample Machinist/Sample Sewing Staff) là một vị trí công việc vô cùng quan trọng trong ngành may mặc. Nguyên nhân chủ yếu là vì chất lượng sản phẩm mẫu có thể định hình các tiêu chuẩn, ảnh hưởng toàn bộ đến quy trình sản xuất và doanh số bán hàng trong tương lai. Vậy để đảm nhận vị trí này, nhân viên may mẫu phải đáp ứng yêu cầu công việc gì?                                
Cùng với công việc nhân viên may mẫu thì công nhân nhân may, thợ may là vị trí thu hút nguồn lao động lớn. Tùy thuộc vào từng vị trí mà nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn có những kỹ năng khác nhau. Với vị trí thợ may, ngoài kinh nghiệm, trình độ thì bạn phải có những kỹ năng cần thiết. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc thợ may giỏi cần có kỹ năng gì thì đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích mà chúng tôi chia sẻ. Còn trong bài viết dưới đây, bạn sẽ biết được công việc cụ thể của nhân viên may mẫu là gì.  Việc làm Nhân viên May mẫu

Show

Nhân viên may mẫu là gì

Mô tả công việc nhân viên may mẫu chi tiết

1. Nhân viên may mẫu là gì? Nhân viên may mẫu là những người đầu tiên tiếp xúc với thiết kế sản phẩm may mặc, trực quan hoá thiết kế thành sản phẩm. Mục đích chính của việc may mẫu là để hình dung rõ ràng sản phẩm và hướng dẫn công nhân may hoàn thành các đơn hàng. Nhân viên may mẫu có thể giúp đảm bảo doanh số và đại diện chính xác cho hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Từ các sản phẩm may mẫu, công ty sẽ có cách tiếp cận phù hợp, xây dựng quy trình làm việc hiệu quả hơn, đồng thời dự đoán các vấn đề có thể phát sinh trong sản xuất hàng may mặc. Mặc dù là một trong những phần vất vả nhất trong tất cả các công đoạn may, việc may mẫu vẫn vô cùng cần thiết, không thể lược bỏ vì về lâu dài, nó sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc. Cũng vì vậy mà nhân viên may mẫu phải là người có kinh nghiệm, thành thạo việc đọc thiết kế và trực quan hoá chúng.

2. Công việc của nhân viên may mẫu Nhân viên may mẫu không chỉ là người tạo ra sản phẩm may đầu tiên từ thiết kế mà họ còn giúp doanh nghiệp xác định phương pháp sản xuất tốt nhất cho mỗi thiết kế. Họ là những người cực kỳ thành thạo nghề, làm việc với các loại máy may, vật liệu và phụ kiện khác nhau, tạo ra mẫu sản phẩm với độ chính xác cao. Bên cạnh đó, nhân viên may mẫu cũng thường phải làm việc dưới áp lực để đáp ứng thời gian giới hạn. Nhiệm vụ hàng ngày của một nhân viên may mẫu có thể bao gồm:

  • Đọc và dịch thiết kế sản phẩm may: Đây là yêu cầu hàng đầu đối với nhân viên may mẫu. Bạn bắt buộc phải biết cách đọc và dịch thiết kế được gửi về từ công ty đối tác/khách hàng. Chỉ khi hiểu, bạn mới có thể bắt tay vào giai đoạn công việc tiếp theo.
  • May sản phẩm: Lúc này, nhân viên may mẫu sẽ đảm nhiệm công việc của một thợ may. Họ tự tay cắt vải theo thiết kế và tiến hành may thử để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
  • Xem xét các mẫu thành phẩm và kỹ thuật sản xuất: Sau khi may xong, nhân viên may mẫu phải xem xét kỹ sản phẩm, từ đó đánh giá phương pháp sản xuất phù hợp nhất.
  • Quản lý tài nguyên và thời gian: Chỉ sau khi nhân viên may mẫu hoàn thành công việc của mình, công nhân may mới bắt tay vào việc sản xuất số lượng lớn. Cũng vì vậy nên nhân viên may mẫu phải là người biết quản lý tài nguyên (vải, phụ kiện) và thời gian để đảm bảo công việc không bị chậm tiến độ.  
    Khi tạo một mẫu hàng may mặc, nhân viên may mẫu sẽ phải cân nhắc đến các yêu cầu quan trọng sau:
  • Thực hiện theo các hướng dẫn về vải, màu sắc và kích thước từ nhà thiết kế, người cắt mẫu và kỹ thuật viên may mặc.
  • May các phần vải lại với nhau và thêm nhãn cho mỗi phần.  
    Sau khi hoàn thành, nhân viên may mẫu sẽ:
  • Tư vấn cho đội ngũ thiết kế về tốt nhất để sản xuất hàng loạt.
  • Thảo luận về những phần cần điều chỉnh với hướng dẫn thiết kế trước khi sản phẩm đi vào sản xuất hàng loạt.
  • May lại mẫu cuối cùng.

3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí nhân viên may mẫu Thông thường, bạn sẽ chỉ có thể đảm nhiệm vị trí nhân viên may mẫu sau khi đã có kinh nghiệm làm thợ may trên dây chuyền sản xuất. Ngoài ra, bạn có thể tham gia một khoá học tại trường trung cấp nghề/cao đẳng về may mặc, thiết kế hoặc nghệ thuật sáng tạo.

Nhân viên may mẫu là gì

Những kỹ năng cần có của nhân viên may mẫu
Các khoá học có thể bao gồm:

  • Kỹ thuật máy may.
  • Máy dệt kim.
  • Máy thêu.
  • May mặc.
  • Cắt hoa văn.  
    Bên cạnh đó, nhân viên may mẫu cần có một số kỹ năng sau:
  • Kỹ năng giao tiếp: Nhân viên may mẫu cần có kỹ năng giao tiếp tốt để truyền đạt nội dung thông tin, nhận xét về sản phẩm mẫu và đề xuất những thay đổi cần thiết.
  • Khéo léo: Do đặc thù của ngành may mặc, nhân viên may mẫu cần có đôi bàn tay khéo léo và óc quan sát cẩn thận để hoàn thành các sản phẩm mẫu theo cách tốt nhất có thể.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Cuối cùng, nhân viên may mẫu phải là người quản lý được thời gian, đáp ứng yêu cầu về thời hạn bàn giao mẫu.

4. Nghề nghiệp liên quan đến công việc nhân viên may mẫu

  • Thợ may (Tailor): Sử dụng thành thạo máy bay để nối, gia cố hoặc trang trí hàng may mặc.
  • Nhà thiết kế thời trang (Fashion Designer): Nhà thiết kế thời trang là những người chịu trách nhiệm thiết kế và hỗ trợ sản xuất quần áo, giày dép, phụ kiện, đồng thời xác định xu hướng và chọn kiểu dáng, vải, màu sắc, hình in và trang trí cuối cùng cho bộ sưu tập.
  • Trợ lý may (Sewing Assistant): Hỗ trợ phân phối phụ kiện, truyền đạt thông tin khi có thay đổi mẫu, thiết kế, giúp đỡ quá trình hoàn thiện sản phẩm,...  
    Khi ứng tuyển vào các vị trí có mức thu nhập cao thì nhà tuyển dụng sẽ đòi hỏi ứng viên có trình độ chuyên môn tốt. Ngành may mặc, thời trang cũng không ngoại lệ. Lúc này, bạn băn khoăn không biết nhà tuyển dụng có yêu cầu kinh nghiệm cho vị trí công nhân may không? Đây là công việc không đòi hỏi người lao động có bằng cấp cao nhưng cần những kỹ năng thiết yếu như nhanh nhẹn, tỉ mỉ, làm việc nhóm, sức khỏe tốt,...