Khái niệm cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Cơ quan nhà nước là một thuật ngữ khá quen thuộc mà ít nhiều chúng ta đã từng được nghe và đọc được. Theo Hiến pháp nước ta, hoạt động thể chế hóa hiện nay do hai chủ thể thực hiện đó là Đảng và Nhà nước. Trong đó Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện các thể chế chính trị, kinh tế từ đó tạo một môi trường minh bạch, bình đẳng, định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy các vấn đề vận hành một cách trơn tru nhất.

Điều này cũng cho thấy những vai trò to lớn của các cơ quan nhà nước. Vậy bạn đã hiểu Cơ quan nhà nước là gì? Đặc điểm của cơ quan nhà nước là gì? Dưới dây, với phân tích của mình chúng tôi sẽ đưa tới bạn đọc thông tin Cơ quan nhà nước là gì?

Cơ quan nhà nước là gì?

Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của Bộ máy nhà nước, đây là tổ chức (hoặc cá nhân) mang quyền lực nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của pháp luật với mục đích nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.

Hiểu được khái niệm cơ quan nhà nước, để giải đáp toàn bộ thắc mắc: Cơ quan nhà nước là gì? Đặc điểm của cơ quan nhà nước là gì? Quý vị tiếp tục theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết.

Đặc điểm của cơ quan nhà nước

Với đặc trưng riêng cơ đại diện cho quyền lực nhà nước, cơ quan nhà nước sẽ bao gồm một số đặc điểm sau đây:

Cơ quan nhà nước mang tính quyền lực nhà nước

Cơ quan nhà nước nhân danh nhà nước để thực thi quyền lực của nhà nước

Cơ quan nhà nước giám sát thực hiện tất cả các văn bản mà mình ban hành

Thẩm quyền của từng cơ quan nhà nước có những giới hạn về mặt không gian, thời gian có hiệu lực, về đối tượng chịu sự tác động. Và thẩm quyền này phụ thuộc vào địa vị pháp lý trong Bộ máy nhà nước

Trong phạm vi thẩm quyền, cơ quan Nhà nước có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản áp dụng pháp luật

Mỗi cơ quan nhà nước có hình thức và phương pháp hoạt động riêng do pháp luật quy định khác nhau

Cơ quan nhà nước được phân loại như thế nào?

Bộ máy nhà nước bao gồm rất nhiều cơ quan khác nhau, do đó việc dựa vào các tiêu chí khác nhau để phân loại các cơ quan nhà nước khác nhau là cần thiết. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để phân loại cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước. Tuy nhiên có thể dựa vào các tiêu chí sau đây:

Căn cứ vào trình tự thành lập, cơ quan nhà nước có thể được chia thành cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra và các cơ quan không do nhân dân trực tiếp bầu ra

Căn cứ vào thẩm quyền, các cơ quan này có thể được chia thành các cơ quan có thẩm quyền chung và các cơ quan có thẩm quyền riêng. Đối với cơ quan có thẩm quyền chung thì ngay tên gọi có thể quyết định bất cứ vấn đề gì để bảo đảm lợi ích xã hội. Còn cơ quan có thẩm quyền riêng sẽ có quyền quyết định những vấn đề trong một phạm vi nhất định của đời sống xã hội trong các quan hệ xã hội

Tiếp theo, nếu dựa vào chức năng thực hiện quyền lực nhà nước thì các cơ quan nhà nước được chia thành cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Đây cũng là ba cơ quan khá quen thuộc trong hệ thống pháp luật.

Dựa vào tiêu chí cấp độ thẩm quyền theo lãnh thổ, các cơ quan nhà nước được chia thành thành cơ quan nhà nước ở trung ương và cơ quan nhà nước ở địa phương. Cơ quan nhà nước tại trung ương thì có thẩm quyền bao trùm toàn bộ lãnh thổ quốc gia còn đối với cơ quan tại địa phương chỉ có thẩm quyền quy định trong giới hạn địa phương mình

Nếu căn cứ vào thời hạn thực hiện quyền của mình thì có thể chia cơ quan nhà nước thành các cơ quan hoạt động lâm thời và các cơ quan hoạt động thường xuyên.

Trên đây, chúng tôi đã mang tới Quý khách hàng những thông tin cần thiết nhất về chủ đề Cơ quan nhà nước là gì? Đặc điểm của cơ quan nhà nước? bao gồm việc chỉ ra định nghĩa, khái niệm và phân loại. Với những thông tin cơ bản trên đây nếu Quý khách hàng có bất cứ vướng mắc gì, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài 1900 6557 để được hỗ trợ và giúp đỡ một cách tốt nhất.

>>>>>>> Tham khảo thêm bài viết: Cơ quan hành chính là nước là gì?