Hiểu thế nào là bản sắc văn hóa năm 2024

GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

1. Thế nào là bản sắc văn hóa dân tộc? Bản là cái gốc, cái căn bản, cái lõi, cái hạt nhân của một sự vật. Sắc là thể hiện ra ngoài. Nói bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam tức là nói những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc Việt Nam. Nói những giá trị hạt nhân tức là không phải nói tất cả mọi giá trị, mà chỉ là nói những giá trị tiêu biểu nhất, bản chất nhất, chúng mang tính dân tộc sâu sắc đến nỗi chúng biểu hiện trong mọi lĩnh vực của nền văn hóa Việt Nam, trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật, sân khấu, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử hằng ngày của người Việt Nam. Những giá trị hạt nhân đó không phải tự nhiên mà có, mà được tạo thành dần dần và được khẳng định trong quá trình lịch sử xây dựng, củng cố và phát triển của nhà nước dân tộc Việt Nam. Những giá trị đó không phải là không thay đổi trong quá trình lịch sử. Có những giá trị cũ, lỗi thời bị xóa bỏ, và có những giá trị mới, tiến bộ được bổ sung vào. Có những giá trị tiếp tục phát huy tác dụng, dưới những hình thức mới. Dân tộc Việt Nam, với tư cách là chủ thể sáng tạo, thường xuyên kiểm nghiệm những giá tri hạt nhân đó, quyết định những thay đổi và bổ sung cần thiết, tái tạo những giá trị đó từ thế hệ này sang thế hệ khác. (*) Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là nét đẹp truyền thống của người Việt Nam, thể hiện bản chất tốt đẹp của người dân đất Việt như truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ xóm làng, lòng nhân đạo,… 2. Truyền thống bản sắc dân tộc Việt Nam.

  1. Lòng yêu đồng bào, lòng yêu đất nước, lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. Lòng yêu đồng bào, yêu đất nước là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Đức tính này đã chảy xuyên suốt trong dòng máu của từng người Việt: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “Lá lành đùm lá rách”,… Lòng yêu thiên nhiên, thái độ đối với thiên nhiên cũng là biểu hiện của đạo đức, là cơ sở tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, là nét văn hóa đã từng tồn tại từ ngàn xưa.
  2. Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là thành kính, tôn thờ tổ tiên, thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn những người đã sinh thành dưỡng dục mình.
  3. Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quan niệm tôn trọng phụ nữ, người lớn tuổi. Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam được lưu truyền từ ngàn đời. Điều đó được thể hiện qua nhiều tấm gương tiêu biểu như Mạc Đĩnh Chi – vị Trạng nguyên tài trí vẹn toàn, nhà nghèo nhưng rất ham học ông đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm “đèn” học, hay như thầy Nguyễn Ngọc Ký dùng chân viết nên số phận,…
  4. Tôn trọng và giữ gìn các di sản văn hóa của dân tộc. Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa… Hiện nay, các di tích như quần thể cố đô Huế, thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng Long, thánh địa Mỹ Sơn,… đã được tổ chức UNESCO công nhận là những di sản văn hóa thế giới. Ngoài ra còn có các di sản văn hóa phi vật thể như: Cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế, dân ca quan họ Bắc Ninh,…
  5. Duy trì và bảo vệ văn hóa bản địa – văn hóa làng xã. Suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, chúng ta có thể tự hào mà nói rằng, văn hóa bản địa, văn hóa làng xã là tài sản vô giá của dân tộc, cần phải được giữ gìn, phát huy trên cơ sở sàn lọc, loại bỏ những gì phi văn hóa. Tất cả đã kết thành những tinh hoa có khả năng tỏa sáng, hình thành bản sắc văn hóa vốn có của người Việt suốt từ thế hệ này đến thế hệ khác. Bên cạnh lũy tre, cây đa, bến nước, thì những làn điệu dân ca, câu hò, bài vè, ca dao, tục ngữ, … luôn sánh bước cùng những thăng trầm của lịch sử dân tộc. 3. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: – Bảo vệ nền văn hóa Việt Nam trước nguy cơ bị nô dịch bởi văn hóa đại chúng ngoại lai. – Tránh các tệ nạn mà giao lưu văn hóa mới có thể mang tới đồng thời giữ gìn những di sản tốt đẹp cần phát huy của ông cha ta … Ví dụ: Giao lưu về văn hóa phim ảnh, ca nhạc, thời trang , bảo tồn di sản văn hóa, các nét đẹp truyền thống về đạo đức, lối sống, trang phục, giao tiếp … – Xây dựng và giữ gìn nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. – Bản sắc văn hóa dân tộc rõ nét tư tưởng chủ đạo “Tam giáo đồng nguyên” mà các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần đã xây dựng. Vì vậy có câu: “Mái chùa che chở hồn Dân Tộc, nếp sống muôn đời của Tổ Tông” (Mãn Giác Thiền Sư) mang đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc. 4. Thực hành: – Các thói quen ứng xử trong giao tiếp, tập tục, văn nghệ dân gian, lễ hội… – Bảo vệ các di sản văn hóa, truyền thống yêu quê hương, đất nước, chống giặc ngoại xâm … – Truyện Kiều, thơ Nôm hay điêu khắc Chăm, Việt, tranh khắc gỗ dân gian, tranh Đông Hồ, tuồng, chèo, nhã nhạc cung đình Huế, Quan họ, Ca trù,… chiếc áo dài, chiếc nón lá, tranh sơn mài, lụa, sơn dầu, cải lương, hát bộ… đều là những suối nguồn và kho chứa của bản sắc dân tộc. CÂU HỎI ÔN TẬP
  6. Em hiểu thế nào là bản sắc văn hóa dân tộc?
  7. Chúng ta phải làm gì để thể hiện ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ? Chú thích: (*) đoạn trích trong bài viết “Bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam” của Giáo sư Minh Chi – Học viện Phật giáo Việt Nam.

Thế nào là bản sắc văn hóa?

Bản sắc văn hóa là nói về những nét đẹp trong văn hóa, những nét tinh hoa mà chỉ vùng, địa điểm, hay dân tộc đó mới có, và là nét văn hóa đặc sắc nhất trong nền văn hóa chung để khi nhắc đến là nhớ ngay đến địa điểm cụ thể nào đó, hoặc dân tộc nào đó.

Bản sắc văn hóa địa phương là gì?

Bản sắc và bản sắc địa phương Đó là những nét đặc trưng phản ánh cốt cách tinh thần của cộng đồng dân cư tại một vùng miền xác định, được nhận biết thông qua cách thức họ tổ chức cuộc sống (cư trú, sinh hoạt, lao động sản xuất) và ứng xử với những điều kiện tự nhiên và văn hóa - xã hội cụ thể của địa phương.

Bản sắc của dân tộc là gì?

Bản sắc dân tộc (National identity) là bản sắc hoặc ý thức bản thân của một cá nhân thuộc về một hoặc nhiều nhà nước hoặc một hoặc nhiều quốc gia, dân tộc. Đó là ý thức về "một quốc gia như một tổng thể gắn kết, hiển hiện qua những truyền thống, văn hóa và ngôn ngữ đặc biệt".

Sắc thái văn hóa là gì?

Sắc thái văn hóa là hình thức biểu hiện riêng có của một nền văn hóa nhất định. Nếu như bản sắc văn hóa (cái chung) là cái tương đồng, đồng quy, thì sắc thái văn hóa (cái riêng) là cái khác biệt, cái đa dạng.