Điện hạ là ai

Ý nghĩa của từ Điện hạ là gì:

Điện hạ nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 2 ý nghĩa của từ Điện hạ. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa Điện hạ mình


8

Điện hạ là ai
  2
Điện hạ là ai


Điện hạ là quốc vương, cũng có khi dùng để chỉ hoàng tử, thái tử

Hẻny - Ngày 11 tháng 7 năm 2016


7

Điện hạ là ai
  4
Điện hạ là ai


(Từ cũ) từ dùng để gọi tôn hoàng tử thời phong kiến.



<< Điện hoá học Điện khí hoá >>

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "điện hạ", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ điện hạ, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ điện hạ trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Thưa điện hạ.

2. Công chúa Điện hạ,

3. Theo lệnh Điện hạ

4. Theo lệnh Điện hạ.

5. Công chúa Điện hạ...?

6. Hoàng hậu Điện hạ.

7. Khởi bẩm Điện Hạ?

8. Điện hạ giá đáo.

9. Điện hạ vạn tuế.

10. Tạm biệt, Điện hạ.

11. Tất nhiên, thưa Điện Hạ.

12. Kiếm Điện hạ rất đẹp.

13. Cạn rồi, thưa Điện Hạ.

14. Điện hạ, hãy mở cửa ra

15. Buổi tối an giấc, điện hạ.

16. Như ngài đã nói, điện hạ.

17. Xin chào đón Công chúa Điện hạ.

18. Điện hạ suy nghĩ chu đáo quá.

19. Điện hạ, Công tước xứ Windsor, thưa ngài.

20. Đây là lệnh của ngài... thưa điện hạ?

21. Thần không chắc chắn gì cả, thưa Điện hạ.

22. Họ đã gởi tối hậu thư, thưa Điện hạ.

23. Ông bị truất phế làm Thượng vương điện hạ.

24. Người hẳn phải hồi hộp lắm, thưa điện hạ.

25. Điện hạ, Hoàng hậu của tôi, người yêu của tôi.

26. Vì điện hạ và ta, ông phải liều một phen.

27. Chúng ta ko đáng giá như điện hạ của mình.

28. Tôi sẽ nói chuyện với điện hạ vào ngày mai.

29. Chúng thậm chí còn bỏ lại vài thứ, thưa điện hạ.

30. Công chúa Điện hạ, và các quan khách của báo chí.

31. Điện hạ, quá nhiều đau đớn sẽ làm hỏng cuộc vui.

32. Là túi thơm mà điện hạ ban tặng cho phò mã.

33. Thưa Điện hạ, xin cho thần giới hiệu Ảo thuật gia Eisenheim.

34. Đây là Cánh Tay Phải của nhà vua, không phải điện hạ.

35. Hai phút nữa sẽ lên sóng phát thanh, thưa Hoàng tử điện hạ.

36. Bây giờ, nếu Hoàng tử điện hạ có thể vui lòng xòe tay ra

37. Điện hạ, bà định phán xử dựa trên một đứa bé mới sinh sao?

38. "Hơn nữa, điện hạ không bao giờ duy trì đạo đức trong năm giới.

39. Hút xì-gà sẽ giúp làm dịu thần kinh và tăng sự tự tin cho điện hạ.

40. Hút xì- gà sẽ giúp làm dịu thần kinh và tăng sự tự tin cho điện hạ

41. Bây giờ phải điều tra xem người uy hiếp tính mạng của công chúa là ai, điện hạ?

42. Điện hạ định bắt em xưng tội trước khi làm việc hay định làm tình với em, hay gì khác?

43. Ngài Arryn đã đưa ra những lời khuyên khôn ngoan và sáng suốt, nhưng tôi e là do Điện Hạ không nghe theo ngài ấy.

44. Ngay trước khi đám cưới, Albert được nhập tịch Anh theo Đạo luật Nghị viện, và được trao tặng danh hiệu Điện hạ (Royal Highness) bởi Hội đồng Cơ mật.

45. Kết thúc chiến tranh thường được cho là 09:40 khi có loạt pháo kích cuối cùng và cờ trên cung điện hạ, song một số nguồn cho là 09:45.

46. Vào 09:02 các tàu của Điện hạ là Racoon, Thrush và Sparrow đồng thời khai hỏa vào cung điện, phát súng đầu tiên của Thrush ngay lập tức vô hiệu hóa một súng thần công 12 pao của quốc vương.

47. Cô đã từng đại diện Hoàng gia tham gia lễ chào mừng Quốc khánh Thụy Điển, sinh nhật của Đức Vua và Công chúa điện hạ của Thụy Điển, lễ trao giải Nobel, dạ hội và nhiều buổi gặp mặt với các thành viên Hoàng gia khác trên thế giới.

48. Trong một lá thư tháng 10 năm 1499, Arthur, gọi Catherine là "vợ thân yêu nhất của ta", đã viết: "Ta không thể nói cho nàng biết sự khát khao tha thiết mà ta đang chịu đựng để được thấy Công chúa điện hạ, và sự nhũng nhiễu của ta là việc trì hoãn về ngày tới của nàng.

49. Sau khi hay tin về cuộc hôn nhân, Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln đã gửi một bức điện đến người anh trai của Wilhelm là Friedrich I, Đại Công tước xứ Baden, trong đó Lincoln tuyên bố: "Tôi bị lôi cuốn vào niềm mãn nguyện do sự kiện hạnh phúc này tạo ra và cầu xin Điện hạ chấp thuận những lời chúc chân thành nhất của tôi về dịp này cùng với những cam đoan về sự quan tâm cao quý nhất của tôi."

“Bệ hạ” có nghĩa là gì, vì sao quần thần lại dùng đại từ này để gọi nhà vua?

Điện hạ là ai

Từ “bệ hạ” được ghi trong sử sách Trung Quốc từ thời Tần. Trong “Sử ký” của Tư Mã Thiên, phần “Tần Thủy Hoàng bản kỷ” đã viết “Từ thời thượng cổ không có ai uy đức bằng bệ hạ”.

Trong sách “Thuyết văn giải tự”, học giả Hứa Thận thời nhà Tống giải thích: Bệ là bậc cấp đi lên cao. “Bệ hạ” là phía dưới của bậc thềm, có ý nghĩa là về việc quần thần khi nói với hoàng đế không dám nói trực tiếp mà phải nói với người dưới bệ để chuyển lời, ý là người có địa vị thấp hướng đến người có địa vị tôn quý.

Do đó, “bệ hạ” trở thành từ chỉ hoàng đế, chỉ việc đại thần đợi ý chỉ dưới bệ, hoàng đế ngồi ở trên bệ cao chờ người chuyển lời lên. Ngoài “bệ hạ”, thời phong kiến còn có các đại từ tôn xưng như “điện hạ”, “phủ hạ”, “các hạ”, “môn hạ”, cũng có ý nghĩa là “dưới điện”, “dưới phủ”, “dưới gác”, “dưới cửa”, tỏ ý người dưới nhìn lên phía trên để xưng hô với ý khiêm cung.

Ở nước ta, đời vua Lê Thánh Tông, mùa xuân năm Đinh Mùi, niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487), nhà vua có ban chiếu quy định các danh từ để xưng hô như sau: “Thân vương xưng hô là điện hạ; tự thân vương xưng là phủ hạ; tước công, tước hầu, tước bá, phò mã và viên quan hàm nhất phẩm xưng là các hạ; viên quan hàm nhị tam phẩm xưng là môn hạ; viên quan hàm tứ, ngũ và lục phẩm xưng là đại phu; viên quan hàm thất, bát và cửu phẩm xưng là quan trưởng. Nếu người nào dám xưng hô tiếm lạm càn rỡ cùng người nhận lời xưng hô không chính đáng đều sẽ phải phạt 50 roi và 10 quan tiền”.

Tuy nhiên, ở nước ta, không phải triều đại nào cũng gọi vua là “bệ hạ”. Theo “Đại Việt sử ký toàn thư” thì vào năm Thiên Thành thứ 7 (1034), đời Lý Thái Tông, nhà vua xuống chiếu cho các quan khi có việc ở trước mặt vua thì gọi vua là “triều đình”.

Sử thần Lê Văn Hưu bình luận rằng: “Bề tôi gọi vua là bệ hạ, chỉ chỗ thiên tử ở là triều đình, chỉ chỗ chính lệnh ban ra là triều sảnh, từ xưa không thay đổi xưng hô. Nay Lý Thái Tông lại bảo các quan gọi mình là triều đình, sau Lý Thánh Tông lại tự xưng là vạn thặng, Lý Cao Tông bảo mọi người gọi mình là Phật, đều không theo phép ở đâu, mà là thích khoe khoang”.

Còn sang đến thời Trần, đời vua đầu tiên là Trần Thái Tông, sau khi lên ngôi tới 25 năm, đến năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 18 (1250), “Toàn thư” cho biết: “Nhà vua xuống chiếu cho thiên hạ gọi vua là quốc gia“. Thời Trần, các vua thường sớm nhường ngôi cho con để làm Thượng hoàng, vua gọi là Quan gia.

Tuy nhiên, sử cũ chép rằng, khi xưng hô với Thượng hoàng nhà Trần, triều thần vẫn gọi là “bệ hạ”, như khi Hưng Đạo vương được Thượng hoàng sai tạm nhận chức Tư đồ để tiếp sứ Trung Quốc, vương đã trả lời rằng: “Dự tiếp sứ giả, thần không dám chối. Còn như thăng chức Tư đồ, thần không dám vâng mệnh, vì Quan gia đi đánh giặc phương xa, Quang Khải đi theo hộ giá mà bệ hạ tự làm việc phong chức, e lòng người trên dưới sợ có chỗ không yên và cũng không vừa ý Quan gia và Quang Khải. Đợi xa giá trở về, việc phong chức cũng chưa muộn”. Như vậy, khi xưng hô với Thượng hoàng, Hưng Đạo vương gọi Thượng hoàng là Bệ hạ.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, năm 1425, sau khi từ Nghệ An vào lấy được Tân Bình và Thuận Hóa, các tướng suy tôn Bình Định vương Lê Lợi là “Đại thiên hành hóa”. Từ đó, các mệnh lệnh, dụ văn, phần nhiều lấy bốn chữ ấy để xưng.

Khi cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Bình Định vương lên ngôi vua nhưng chưa xưng danh hiệu Hoàng đế, chỉ xưng là Thuận Thiên Thừa Vận Duệ Văn Anh Vũ Đại vương, hiệu là Lam Sơn Động chủ. Sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ xưng với quần thần là “trẫm”, quần thần gọi vua là “bệ hạ”. “Trẫm” là đại từ xưng hô dành riêng cho nhà vua, cũng xuất phát từ thời Tần Thủy Hoàng bên Trung Quốc.

Nhà sử học Lê Văn Hưu từng viết: “Thiên tử tự xưng là trẫm là dư nhất nhân“. Khi Hồ Quý Ly chuẩn bị cướp ngôi nhà Trần, đã tự xưng là Quốc tổ Chương Hoàng, nhưng cũng chỉ tự xưng là ‘dư’ chứ chưa xưng là ‘trẫm”.

Sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ phong cho con trai trưởng là Lê Tư Tề làm Quốc vương, hoàng tử Lê Nguyên Long (vua Lê Thái Tông sau này) làm Hoàng thái tử. Lê Thái Tổ ban lệnh chỉ quy định, nếu ai có việc đến Quốc vương và Hoàng thái tử thì dùng chữ “khải”, chứ không được dùng chữ “tấu” và gọi là “Quốc vương điện hạ”, “Thái tử điện hạ”. Nếu Quốc vương có tuyên cáo hiệu lệnh gì thì dùng chữ “Quốc vương chỉ huy”, không được dùng chữ “sắc”.

Đến đời Lê Thánh Tông, tháng 12 năm Quang Thuận thứ 8 (1467), khi triều đình làm lễ tế hưởng về mùa đông, bắt đầu từ lễ này trong chúc từ, nhà vua xưng là “Hiếu tôn quốc hoàng”. Trước đây, tế ở thái miếu, trong chúc từ vua Lê đều xưng là tự hoàng, đến năm này vua mới bắt đầu xưng danh hiệu “quốc hoàng”. Đọc bộ sử “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” đến đoạn này, vua Tự Đức đã phê rằng: “Hai chữ ‘quốc hoàng’ rất trái nghĩa và quê mùa. Như thế, sao lại gọi (vua Lê Thánh Tông) là người sùng thượng văn học được?”.

Cũng từ cuối năm 1467, vua Lê Thánh Tông quy định các tờ chế, tờ cáo ban cấp bầy tôi đều xưng là “hoàng thượng chế cáo”. Các tờ chế, tờ cáo xưng là “hoàng thượng” cũng bắt đầu từ đấy.

Thời Lê trung hưng, quyền hành trong nước vào cả trong tay các chúa Trịnh, các chúa đều được vua Lê phong tước vương. Các quan, nhân dân gọi các chúa Trịnh là “điện hạ”, khi có việc trình lên chúa thì gọi là “khải” chứ không dùng chữ “tâu”.

Theo VTC 

Điện hạ là ai

Tags: Tổng quan sử Việt, Chế độ quân chủ