Địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất ở Tây Nam á

Cảnh quan chiếm diện tích nhiều nhất khu vực Tây Nam Á?                                                                                  Chi tiết giùm mình

Các câu hỏi tương tự

Quan sát 9.3, em hãy cho biết khu vực Tây Nam Á bao gồm các quốc gia nào? Kể tên các quốc gia có diện tích lớn nhất và quốc gia có diện tích nhỏ nhất.

Nguyên nhân nào khiến ở Nam Á cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc chỉ có ở khu vực tây bắc?

A. Do khu vực này thiểu kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa

B. Do khu vực này có đường Chí tuyến Bắc chạy qua

C. Do khu vực này thảm thực vật phát triển mạnh

D. Do khu vực này có khí hậu khô hạn, nhiệt độ cao, ít mưa

Giải Bài Tập Địa Lí 8 – Bài 9: Khu vực Tây Nam Á giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

  • Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 8

  • Giải Địa Lí Lớp 8 (Ngắn Gọn)

  • Giải Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 8

– Tiếp giáp với vịnh, biển, các khu vực châu lục nào?

– Nằm trong khoảng vĩ độ nào?

– Tây Nam Á tiếp giáp vịnh Pec-xích, biển A-rap, biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi và khu vực Nam Á, Trung Á.

– Tây Nam Á nằm giữa các vĩ tuyến: khoảng từ 12oB – 42oB; kinh tuyến: 26oĐ – 73oĐ.

– Phía đông bắc: các dãy núi cao, sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì, sơn nguyên I – ran.

– Phía tây nam: sơn nguyên A-rap.

– Ở giữa: Đồng bằng Lưỡng Hà.

– Đới khí hậu cận nhiệt: kiểu cận nhiệt địa trung hải, kiểu cận nhiệt lục địa, kiểu núi cao.

– Đới khí hậu nhiệt đới: kiểu nhiệt đới khô.

– Các quốc gia ở khu vực Tây Nam Á: Gru-di-a, A-dec-bai-gian, Ác-mê-ni-a, Thổ Nhĩ Kì, Síp, Li-băng, X-ri, I-xra-en, Pa-le-xtin, Giooc-đa-ni, I-rắc, I-ran, Cô-oét, A-rập Xê-ut, Ba-ranh, Ca-ta, Ô-man, Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất, Y-ê-men, Áp-ga-ni-xtan.

– Quốc gia có diện tích lớn nhất là A-rập thống nhất.

– Quốc gia có diện tích nhỏ nhất là Ba-ranh.

– Nông nghiệp: trông lúa mì, chà là… tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng Lưỡng Hà do có đất đai màu mỡ và nguồn nước dồi dào; chăn nuôi du mục do khí hậu khô nóng, thảo nguyên khô, hoang mạc, bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.

– Thương mại phát triển do kinh tế phát triển, mức sống được nâng lên, dân cư phần lớn tập trung vào các đô thị…

 Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ đến các khu vực: Bắc Mĩ, châu Âu, Nhật Bản, châu Đại Dương.

– Vị trí địa lí:

  + Tây Nam Á nằm giữa các vĩ tuyến: khoảng từ 12oB-42o0 B; kinh tuyến 26oĐ-73oĐ.

  + Tiếp giáp vịnh Pec-xích, biển A-rap, biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi và khu vực Nam Á, Trung Á.

– Đặc điểm vị trí địa lí:

  + Tây Nam Á thuộc các đới khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới và cận nhiệt đới, được bao nhiêu bọc bởi một số biển và vịnh biển.

  + Vị trị nằm trên đường giao thông quốc tế và giữa ba châu lục Á, Âu, Phi.

– Các dãy núi cao, sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì, sơn nguyên I-ran tập trung ở phía đông bắc.

– Phía Tây Nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A- rap.

– Đồng bằng Lưỡng Hà màu mỡ nằm ở giữa hai khu vực trên.

– Địa hình: nhiều núi và cao nguyên.

– Khí hậu: khô hạn và nóng.

– Sông ngòi: kém phát triển.

– Cảnh quan: thảo nguyên khô, hoang mạc, bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.

– Do nguồn dầu mỏ phong phú, lại có vị trí chiến lược quan trọng nên nơi đây luôn xảy ra những cuộc chanh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.

– Chính trị không ổn định.

Lý thuyết khu vực Tây Nam Á Địa lí 8 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.

1. Vị trí địa lí

- Nằm ở phía Tây Nam châu Á.

- Tiếp giáp với 3 châu lục: Á – Phi – Âu.

- Tiếp giáp nhiều biển: A-ráp, Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đen, biển Caxpi.

=> Có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế.

2. Đặc điểm tự nhiên

- Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, có 3 miền địa hình:

+ Phía đông bắc và tây nam: hệ thống núi cao và sơn nguyên.

+ Ở giữa: đồng bằng Lưỡng Hà, được bồi đắp bởi phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát.

+ Phía tây nam: sơn nguyên A-rap.

- Cảnh quan thảo nguyên khô hạn, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.

-  Sông ngòi kém phát triển.

- Tài nguyên:

+ Trữ lượng dầu mỏ phong phú, phân bố chủ yếu ở các quốc gia A-rập Xê-ut, Iran, I-rắc, Cô-oét.

+ Là khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.

3. Đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị

 Nam Á là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại thế giới.

- Dân cư:

+ Quy mô: 286 triệu người (năm 2001), chủ yếu là người A-rập theo đạo Hồi.

+ Phân bố không đều, tập trung ở vùng ven biển, đồng bằng Lưỡng Hà, nơi có nước ngọt.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp: phần lớn dân cư làm nông nghiệp (trồng lúa mì, chà là, bông và chăn nuôi du mục).

+ Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ phát triển nhất.

- Chính trị: là khu vực bất ổn, xảy ra nhiều cuộc tranh chấp, chiến tranh giữa các dân tộc, các phe phái chính trị có nguồn gốc từ tranh giành tài nguyên.

=> Ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế và đời sống người dân.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 8 - Xem ngay

Câu hỏi: Tây Nam Á có đặc điểm địa lý như thế nào

Trả lời:

- Địa hình: là một khu vực nhiều núi và cao nguyên.

+ Phía đông bắc: có các dây núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I-ran.

+ Phía tây nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A-rap. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát bồi đắp.

- Khí hậu: chủ yếu là khí hậu nhiệt đới khô, một phần ven Địa Trung Hải có khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải.

- Nguồn tài nguyên quan trọng nhất khu vực là dầu mỏ, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Luỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-rap và vùng vịnh Péc-xích. Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là A-rập Xê-Út, I-ran. I-rac, Cô-oét.

Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về khu vực Tây Nam Á nhé!

1. Đặc điểm vị trí Tây Nam Á

- Ngoài việc Tây Nam Á nằm giữa 3 châu thì còn có tiếp giáp với biển đen, biển caxpi và biển đỏ, biển trung hải, đây là vị trí có tầm quan trọng về chiến lược vô cùng lớn, tiếp giáp với các cường quốc lớn như ấn độ, nga và trung quốc

- Tây Nam Á được gọi là con đường biển nố từ ấn độ dương sang địa trung hải qua kênh đào xuy-ê và biển đổ, ở Tây Nam Á còn có con đường tơ lụa chạy qua, là khu vực có vị trí địa lý vô cùng quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các nước nằm trong khu vực này.

2. Đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á

- Tây Nam Á nằm trong khu vực có nhiều núi và cao nguyên, diện tích trung bình khoảng 7 triệu km2, có các dãy núi cao chạy từ bở địa trung hải đến an ty với hymalaya, Tây Nam Á có núi bao quanh sơn nguyên thổ nhỹ kỳ và iran

- Ngoài ra khu vực Tây Nam Á còn có sơn nguyên arap có khả năng chiếm gần toàn bộ bán đảo arap, Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được bồi đắp bởi sông Ti grơ và Ơ Prat bồi đắp. Khí hậu khu vực Tây Nam Á là khí hậu nhiệt đới khô, cận địa Trung Hải. Cảnh quan khu vực này chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc chiếm diện tích lớn.

3. Đặc điểm kinh tế, dân cư và chính trị của khu vực Tây Nam Á

a. Đặc điểm dân cư:

- Theo thống kê của wiki thì Tây Nam Á có khoảng 286 triệu dân, phần lớn người dân theo đạo Hồi, và tập trung sống ở các vùng ven biển và thung lũng , khi đó có thể tạo ra giếng để lấy nước, phần lớn dân cư tập trung không đồng đều và phần lớn sống ở các khu vực đồng bằng lưỡng hà và ven biển.

b. Đặc điểm kinh tế:

- Trong những thời gian trước đây thì ở khu vực Tây Nam Á nền công nghiệp khai khoáng chưa phát triển thì người dân sống bằng việc chăn nuôi và nông nghiệp, hầu hết là trồng lúa mì và chà là, khi đó cuộc sống của người dân nơi đây vô cùng khó khăn vì cuộc sống hầu như chỉ có thể phụ thuộc vào nghề nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhưng, vào mấy năm gần đây thì các ngành công nghiệp và thương mại phát triển rất nhanh, đặc biệt là công nghiệp khai khoáng và chế biến dầu mỏ. Dân cư khu vực Tây Nam Á phát triển kinh tế bằng công nghiệp khai khóang. Hằng năm, các nước khai thác hơn 1 tỷ tấn dầu, chiếm khỏang ⅓ sản lượng dầu trên thế giới. Dân cư có sự chuyển dịch rõ rệt. Dân cư đô thị chiếm tỷ trọng cao khỏang 80-90% dân số, nhất là khu vực I-xa ren, Co- oet, Li Băng.

c. Đặc điểm chính trị:

- Đây là nước có nền chính trị đặc biệt không bao giờ ổn định, bởi là khu vực có tầm chiến lược quan trọng, là nơi giao thoa giữa 3 châu lục và đại dương, cho nên nơi đây hầu như diễn ra các cuộc chiến tranh giữa các bộ tộc vô cùng lớn. Khi đó, nền chính trị không ổn định được ,ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các nước nằm trong khu vực.