Đánh giá về chính sách tỷ giá năm 2023 năm 2024

Tỷ giá ổn định hơn trong năm 2023 với mức mất giá của tiền đồng khoảng 3%, thấp hơn nhiều so với các đồng tiền khác trên thế giới. Nhiều chuyên gia dự báo tiền đồng sẽ tăng giá dần lên trong năm 2024 khi áp lực từ quốc tế giảm dần.

Năm 2023, tỷ giá tiền đồng chịu áp lực lớn từ sự tăng giá của đồng USD trên thị trường quốc tế. Chênh lệch lãi suất USD - VND trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất huy động USD trong nước và nước ngoài khiến nhà điều hành đứng trước thế khó trong điều hành tỷ giá.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định rằng 2023 có thể coi như một năm điều hành thành công, khi mức giảm giá của VND so với USD được duy trì ở ngưỡng hợp lý, khoảng 3%, thị trường ngoại hối hoạt động liên tục và không xảy ra hiện tượng thiếu hụt nguồn cung.

Tính đến cuối năm 2023, tỷ giá trung tâm tăng 1,1%; tỷ giá mua bán USD tại các ngân hàng tăng 3,04% - 3,08%; tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do tăng 4,1 - 4,3%, theo dữ liệu từ công ty dữ liệu WiGroup.

Tỷ giá đã có nửa đầu năm bình lặng, bắt đầu gợn sóng vào đầu quý III và bật tăng mạnh từ tháng 8, có thời điểm tỷ giá đã tiến gần với mức đỉnh ghi nhận trong năm 2022, sau đó hạ nhiệt vào cuối năm.

Nửa đầu năm yên bình

Sau một năm 2022 nổi sóng, bước sang năm 2023, tỷ giá đã có một khởi đầu tích cực. Từ mức đỉnh khoảng gần 24.900 VND/USD (tỷ giá bán ra tại ngân hàng thương mại) ghi nhận vào cuối tháng 10/2022, tỷ giá đã rút xuống còn 23.690 VND trong ngày đầu năm.

Nhìn chung, từ tháng 1 cho đến hết tháng 7 năm 2023, tỷ giá có biến động tương đối thấp, dao động trong khoảng 23.700 đến dưới 24.000 (tỷ giá bán ra của NHTM) và khoảng 23.600 đến 23.700 (tỷ giá trung tâm). Tại Sở giao dịch NHNN, tỷ giá mua vào được duy trì ở mức 23.400 trong suốt cả năm, trong khi tỷ giá bán ra dưới mốc 25.000 đồng.

Đánh giá về chính sách tỷ giá năm 2023 năm 2024

Tỷ giá ổn định trong những tháng đầu năm và dậy sóng kể từ quý III. (Ảnh: WiChart).

Tuy nhiên, tỷ giá cũng có lúc vọt lên vào tháng 2, khiến NHNN có động thái hút ròng mạnh tay. Theo đánh giá của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), quyết định trên có một phần nguyên nhân đến từ sự sụt giảm mạnh của lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng như việc chỉ số USD Index (DXY) tăng nhanh lên hơn 104 điểm.

Vào giữa tháng 2, lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng bằng tiền đồng đã giảm xuống 3,6%/năm, thấp hơn 0,94 điểm % so với lãi suất của Fed. Tuy nhiên, về gần cuối tháng, lãi suất qua đêm đã tăng lên khoảng hơn 6%/năm sau động thái hút ròng của NHNN. Chênh lệch lãi suất liên ngân hàng lại nghiêng về phía VND, giúp tỷ giá được ổn định.

Tới khoảng giữa tháng 3, hoạt động hút tiền bằng tín phiếu của NHNN cũng dừng lại khi tỷ giá USD/VND đã quay về vùng dưới 23.700 VND/USD (tỷ giá bán ra NHTM). Đồng thời, NHNN vẫn duy trì kênh mua kỳ hạn để bù đắp thanh khoản cho thị trường.

Kết quả là, chênh lệch lãi suất giữ VND và USD lại âm. Cuối tháng 3, lãi suất liên ngân hàng có lúc tụt xuống 1,12%/năm, trong khi lãi suất hiệu lực quỹ liên bang ở mức 4,83%/năm, tạo ra mức chênh lệch còn lớn hơn nhiều so với giai đoạn tháng 2.

Tuy nhiên, tỷ giá vẫn được duy trì ổn định so với khoảng thời gian trước đó. Ngoài ra, tỷ giá trên thị trường chợ đen cũng thấp hơn so với thị trường chính thức. Theo đánh giá của VDSC, những dấu hiệu này cho thấy nhu cầu đồng USD thấp trong quý I.

Ngoài ra, tỷ giá trong quý I/2023 cũng được hỗ trợ bởi những yếu tố như kiều hối tăng trưởng mạnh, sức mạnh đồng USD suy yếu đáng kể so với cuối năm 2022.

Trong quý II, tỷ giá không có nhiều biến động lớn, đồng thời các hoạt động của NHNN trên thị trường mở cũng dừng lại. Lô tín phiếu cuối cùng mà NHNN nước phát hành mới là vào ngày 10/3. Trong khi đó, kể từ đầu tháng 6, nhà điều hành cũng đã ngừng bơm tiền qua kênh mua kỳ hạn.

Sóng gió sắp đến

Tuy tỷ giá ổn định trong nửa đầu năm, nhưng trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 7, đã có những dấu hiệu cảnh báo về sóng gió sắp đến.

Cụ thể, kể từ giữa tháng 7, DXY đã duy trì đà tăng, từ mức dưới 100 điểm lên đến 106 điểm vào tháng 10 và 11, cao nhất kể từ cuối năm 2022, khi Fed tiếp tục duy trì quan điểm diều hâu trong các cuộc họp chính sách.

Đánh giá về chính sách tỷ giá năm 2023 năm 2024

Ngoài đà tăng mạnh mẽ của DXY, một yếu tố khác cảnh báo cho biến động tỷ giá sắp tới chính là lãi suất liên ngân hàng. Từ giữa tháng 5, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đã quay đầu giảm. Tới giữa tháng 7, lãi suất này đã xuống mức gần như bằng không, tương tự như giai đoạn đại dịch COVID.

Diễn biến của lãi suất liên ngân hàng cho thấy thanh khoản vào thời điểm đó đang trong trạng thái dư thừa khi tăng trưởng tín dụng ở mức thấp. Và trạng thái này được duy trì trong gần như toàn bộ phần còn lại của năm 2023.

Cuối năm dậy sóng nhưng không bất ngờ

Bước sang tháng 8, tỷ giá USD ghi nhận nhiều biến động mạnh. Tỷ giá bán ra tại ngân hàng thương mại tăng từ 23.850 VND/USD lên mức đỉnh là 24.760 VND/USD vào cuối tháng 10. Nếu tính từ đầu năm tới đỉnh, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại đã mất giá 4,5%. Vào giữa tháng 9, lần đầu tiên trong lịch sử, NHNN phải đưa tỷ giá trung tâm vượt mốc 24.000 VND/USD.

Tỷ giá dậy sóng trong bối cảnh vào tháng 7, Fed tiếp tục nâng lãi suất sau khi tạm nghỉ hồi tháng 6. Sang tháng 9, Chủ tịch Fed Jerome Powell lại làm thị trường dậy sóng khi bình luận rằng lãi suất sẽ phải duy trì ở mức cao hơn, trong thời gian dài hơn.

Những yếu tố trên kết hợp cùng nguy cơ chính phủ Mỹ sắp phải đóng cửa khiến chỉ số DXY vọt tăng nhanh chóng. Ngoài ra, bối cảnh kinh tế không thuận lợi tại những khu vực như Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc, khủng hoảng Ukraine và xung đột mới tại Trung Đông cũng là những yếu tố hỗ trợ USD mạnh lên.

Đánh giá về chính sách tỷ giá năm 2023 năm 2024

Trong nước, tỷ giá liên ngân hàng qua đêm gần ngưỡng 0%/năm, kéo chênh lệch lãi suất USD - VND lên hơn 5%, tạo áp lực lớn lên tỷ giá. Tương tự như giai đoạn đầu năm, NHNN đã nhanh chóng can thiệp thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

Trong giai đoạn từ ngày 21/9 đến 8/11, NHNN đã phát hành tổng cộng 361.000 tỷ đồng tín phiếu với lãi suất bình quân 1,04%/năm. Vào giai đoạn đỉnh điểm, có lúc nhà điều hành duy trì 256.000 tỷ đồng tín phiếu lưu hành.

Những nỗ lực này đã giúp lãi suất liên ngân hàng qua đêm tăng lên thu hẹp chênh lệch với USD. Bước qua giai đoạn khó khăn, kể từ ngày 9/11, NHNN đã để tín phiếu đáo hạn và không hút tiền thêm.

Đánh giá về chính sách tỷ giá năm 2023 năm 2024

NHNN đã có hai đợt hút tiền qua kênh tín phiếu. (Ảnh: WiChart).

Yên bình vào cuối năm

Sau khi có đà tăng mạnh mẽ, trong tháng quý III và nửa đầu quý IV, chỉ số DXY đã bắt đầu có dấu hiệu đảo chiều khi một loạt dữ liệu kinh tế cho thấy lạm phát và thị trường lao động của Mỹ đã hạ nhiệt. Đồng thời, Fed cũng đã chưa tăng lãi suất kể từ tháng 7.

Những diễn biến này làm dấy lên hy vọng rằng ngân hàng trung ương Mỹ sắp có động thái xoay trục chính sách. Và kỳ vọng đó đã được đền đáp khi vào tháng 12, Fed đã thừa nhận những kết quả trong cuộc chiến chống lạm phát và dự báo sẽ cắt giảm lãi suất 3 lần trong năm 2024.

Chỉ số DXY sau đó đã nhanh chóng cắm đầu, tụt xuống còn gần 100 điểm vào cuối tháng 12. Những diễn biến trên đã hỗ trợ đáng kể cho tỷ giá. Vào cuối năm 2023, tỷ giá bán ra tại NHTM đã giảm còn 24.420 VND/USD, thấp hơn 1,4% so với đỉnh của năm. Tỷ giá trung tâm cũng giảm còn 23.866 VND/USD, thấp hơn 1% so với mức đỉnh ghi nhận vào cuối tháng 10.

Tiền đồng sẽ mạnh lên trong năm 2024

Bước sang năm 2024, nhiều tổ chức tài chính dự báo sẽ mạnh dần lên trong năm 2024. Chứng khoán MB (MBS) dự báo chính sách tiền tệ toàn cầu sẽ bắt đầu nới lỏng, USD có xu hướng mất giá trên diện rộng và sẽ giảm áp lực lên tỷ giá trong nước. Các chuyên gia phân tích cho rằng tỷ giá năm 2024 sẽ dao động trong vùng 23.800 – 24.300 VND/USD và vẫn tiếp tục sẽ được hỗ trợ bởi một loạt các yếu tố.

  • Đánh giá về chính sách tỷ giá năm 2023 năm 2024

    VND có thể mạnh lên so với USD trong năm 2024 23/12/2023 - 07:35

Các yếu tố như thặng dư thương mại vẫn sẽ tiếp tục tác động tích cực tới tỷ giá, tuy nhiên sẽ kém hơn so với năm nay khi xuất nhập khẩu phục hồi.

Ngoài ra, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tích cực, lượng kiều hối ổn định và du lịch quốc tế phục hồi mạnh có thể là những yếu tố giúp VND mạnh lên.

Các chuyên gia của Shinhan Bank cho rằng tỷ giá USD/VND nửa đầu năm 2024 sẽ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện tiêu cực bên ngoài như sự sụt giảm về nhu cầu, đơn đặt hàng xuất khẩu trì trệ và những lo ngại về kinh tế Trung Quốc.

"Do các tác động ngoại lực kể trên, tỷ giá sẽ duy trì ở mức cao nhưng dự kiến ​​sẽ giảm dần khi Ngân hàng trung ương ở các quốc gia lớn kết thúc chu kỳ tăng lãi suất và bắt đầu hạ lãi suất. Tuy nhiên, tốc độ giảm của tỷ giá có thể sẽ chậm hơn dự báo nếu Fed trì hoãn trong việc cắt giảm lãi suất và triển vọng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc không cải thiện", báo cáo của Shinhan Bank dự báo.

Tổ chức này ước tính tỷ giá sẽ vào khoảng 24.210 VND/USD trong quý I, 24.100VND/USD vào quý II, 23.910VND/USD vào quý III và giảm về 24.050 VND/USD trong quý IV.

Currency board arrangement là gì?

Cơ chế bản vị tiền tệ (Currency board arrangements) Cơ chế này là một cam kết về việc đổi nội tệ để lấy một ngoại tệ cụ thể với mức tỷ giá cố định, bên cạnh đó nội tệ chỉ được phát hành khi được bảo đảm hoàn toàn bằng việc nắm giữ một lượng tài sản nước ngoài tương đương với ngoại tệ đó.

Việt Nam có bao nhiêu tiền vào năm 2023?

Quy mô GDP năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD, GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022.

Biến đồng của tỷ giá hối đoái là gì?

Biến động tỷ giá hối đoáiMột tỷ giá hối đoái dựa trên thị trường sẽ thay đổi bất cứ khi nào các giá trị của một trong hai tiền tệ thành phần thay đổi. Một đồng tiền sẽ có xu hướng trở nên có giá trị hơn bất cứ khi nào nhu cầu cho nó lớn hơn cung cấp có sẵn.

Pegged exchange rate Within Horizontal Bands là gì?

Tỷ giá neo có biên độ (Pegged exchange rate within horizontal bands) 1 Giá trị đồng tiền duy trì trong phạm vi 1% theo tỷ giá trung tâm, hay biên lớn nhất và nhỏ nhất cho phép hơn 2%. Cơ chế này hiện được áp dụng tại các nước Eurozone khi so đồng Euro với các đồng tiền của quốc gia thành viên (hệ thống ERM II).