Đặc điểm của thơ lục bát là gì lớp 6

Hay nhất

Thơ lục bát gồm nhữngcặp lục bát.

Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương. Trả lời câu 4 trang 63 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:  Em hãy chỉ ra đặc điểm của thể thơ lục bát thể hiện qua bài ca dao 3.

Trả lời: Thể thơ lục bát thể hiện qua bài ca dao số 3:

– Số dòng thơ: 4 dòng (2 dòng lục có sáu tiếng, 2 dòng bát có 8 tiếng)

Quảng cáo

– Vần trong các dòng thơ: tiếng thứ 6 của câu lục hiệp với tiếng thứ 6 của câu bát: phu-cù, xanh-anh-canh)

– Nhịp thơ: Dòng 1 nhịp 2/4, dòng 2 nhịp 4/4, dòng 3 nhịp 4/2, dòng 4 nhịp 4/4



    Chuyên mục:

Quảng cáo

Màu nền Trắng Xanh Vàng Nâu Xám Đen

Kiểu chữ Time News Roman Arial Tahoma Georgia Open Sans Sans Serif

Cỡ chữ 14 16 18 20 22 24 26 28 30

Chiều cao dòng 100% 120% 140% 160% 180% 200%

ĐẶC ĐIỂM THƠ LỤC BÁT

Khi bạn đọc truyện, mở đầu mỗi chương hồi là một cặp lục bát, bạn có cảm thấy tác giả ngầu không?

Đọc truyện thơ Lục Vân Tiên, Truyện Kiều, Lưu Bình – Dương Lễ, Tống Trân Cúc Hoa, bạn có cảm thấy cảm xúc dâng trào không?

Hãy tập làm thơ lục bát để viết truyện vừa ngầu mà tâm hồn lại thêm rộng mở.

Ứng dụng thơ lục bát:

– Thường thấy trong ca dao, tục ngữ, truyện thơ (Truyện Kiều – Nguyễn Du).

– Có khả năng diễn đạt phong phú về mặt tu từ.

– Thuận lợi trong diễn đạt nội dung trầm tĩnh, thong thả, chậm rãi, thích hợp truyện thơ, thơ trữ tình…

Luật thơ lục bát:

Luật thơ thể hiện ở cặp câu lục bát (gồm một câu sáu tiếng (câu lục) và một câu tám tiếng (câu bát)). Cần nắm rõ vần luậtthanh luật trong thể thơ này.

Vần luật:

– Tiếng thứ sáu của hai câu lục bát trong một cặp phải vần với nhau.

– Nếu cặp câu thơ lục bát phát triển thành nhiều cặp, tiếng thứ tám của câu bát phải hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục tiếp theo.

Thanh luật:

– Thanh bằng: thanh huyền và thanh ngang. Thanh trắc: các thanh còn lại.

– Luật phối thanh:

Tiếng

1

2 3 4 5 6 7

8

Câu 6

  _  

  B       _     T       _   B (V)    
Câu 8

  _  

  B       _     T       _   B (V)   _  

B (V)

Giải thích các kí hiệu:

B: thanh bằng;

T: thanh trắc;

V: vần;

__: dùng thanh bằng hay thanh trắc đều được.

– Tiếng thứ sáu của câu 8 là thanh ngang (thanh bổng, âm vực cao) thì tiếng thứ tám phải là thanh huyền (thanh trầm, âm vực thấp) và ngược lại.

Ví dụ:

Trăm năm trong cõi người ta,

Chữ tài chữ mệnh khéo (trầm) ghét nhau (bổng).

Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau (bổng) đớn lòng (trầm).

(Nguyễn Du – Truyện Kiều)

Tới đây là đủ để ta có thể hiểu và bắt tay vào làm thơ lục bát. Bạn có thể xem thêm những tác phẩm nổi tiếng viết ở thể lục bát để nâng cao kỹ năng viết thơ.

Trên đây là những đặc điểm về vần luật, thanh luật và những ứng dụng của thể thơ lục bát. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn đang tập làm thơ lục bát, một thể thơ của dân tộc.

Lưu ý: trong thơ đôi khi xuất hiện những tình huống không tuân theo luật thơ, cốt để giữ cho cái ý truyền đạt được sâu sắc.

(Bài viết được tham khảo và biên soạn từ sách “Dạy – học tập làm thơ ở Trung học Cơ Sở” – Phạm Minh Diệu – NXB Giáo dục – 2008)

1. Hình ảnh kinh thành Thăng Long được gợi lên trong bài ca dao số 1 có điểm gì đặc biệt? Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” đã góp phần thể hiện sắc thái cảm xúc gì của tác giả về đất Long Thành?

2. Bài ca dao 2 giới thiệu vẻ đẹp gì của quê hương? Cảm xúc của tác giả dân gian về quê hương được thể hiện như thế nào qua bài ca dao này?

3. Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của vùng đất Bình Định qua bài ca dao 3? Xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đuọc sử dụng trong câu lục bát “Bình Định có núi Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh.”

Xem lời giải

  • Đặc điểm của thơ lục bát là gì lớp 6
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1 trang 27 SBT Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Hãy chỉ ra những đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện qua bốn dòng cuối của đoạn thơ.

Quảng cáo

Trả lời:

Những đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện qua bốn dòng cuối của đoạn thơ:

- Thể thơ: Các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp - một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng.

- Vần: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám (tin - nghìn); tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo (qua - ra).

- Thanh điệu: Trong dòng sáu và dòng tám, các tiếng thứ sáu và thứ tám là thanh bằng (tin, nghìn, qua, ra, Sa, gần) còn tiếng thứ tư là thanh trắc (sững, của, mũi, đảo). Trong dòng tám, mặc dù tiếng thứ sáu và tám đều là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền (nghìn) thì tiếng thứ tám là thanh ngang (qua) và ngược lại, tiếng thứ sáu là thanh ngang (Sa) thì tiếng thứ tám lại là thanh huyền (gần).

- Nhịp: Trong bốn dòng thơ thì có đến ba dòng ngắt theo nhịp chẵn.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Đặc điểm của thơ lục bát là gì lớp 6
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đặc điểm của thơ lục bát là gì lớp 6

Đặc điểm của thơ lục bát là gì lớp 6

Đặc điểm của thơ lục bát là gì lớp 6

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Đặc điểm của thơ lục bát là gì lớp 6

Đặc điểm của thơ lục bát là gì lớp 6

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn, giải sách bài tập Ngữ văn lớp 6 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách bài tập Ngữ văn lớp 6 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền giải sách bài tập Ngữ văn lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.