Công thức tính số đo góc lớp 10

1. Đơn vị đo góc và cung tròn

a) Độ là số đo của góc bằng \({1 \over {180}}\) góc bẹt

Số đo của một cung tròn bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đo.

Như vậy số đo của cung bằng \({1 \over {180}}\) nửa đường tròn là một độ.

Kí hiệu \(1^0\) đọc là một độ 

\(1^0= 60'\);    \(1' = 60''\)

b) Radian

Cung có độ dài bằng bán kính đường tròn chứa cung ấy có số đo là \(1\) radian, kí hiệu \(1rad \) hay đơn giản là bỏ chữ \(rad\) và kí hiệu là \(1\).

c) Quan hệ giữa độ và radian

\({180^0} = \pi rad \)\(\Rightarrow {1^0} = {\pi  \over {180}}rad,1rad = {\left( {{{180} \over \pi }} \right)^0}\)

d) Độ dài cung tròn

Một cung của đường tròn bán kính \(R\) có số đo \(α\) \( rad\) thì độ dài \(l = Rα\).

2. Góc và cung lượng giác

- Đường tròn định hướng là đường tròn có chiều di động đã được quy ước: chiều dương là ngược chiều kim đồng hồ, chiều âm là cùng chiều đồng hồ.

Chú ý: Ta chỉ xét các khái niệm góc lượng giác, cung lượng giác trên đường tròn định hướng.

Công thức tính số đo góc lớp 10
Công thức tính số đo góc lớp 10

- Góc lượng giác: Khi tia \(Om\) quay chỉ theo chiều dương hoặc chỉ theo chiều âm từ tia \(Ou\) đến tia \(Ov\) thì nó quét một góc lượng giác với tia đầu \(Ou\) và tia cuối \(Ov\), kí hiệu \(\left( {Ou,Ov} \right)\).

- Cung lượng giác: Khi tia \(Om\) quét nên một góc lượng giác \(\left( {Ou,Ov} \right)\) thì điểm \(M\) chạy trên đường tròn luôn theo một chiều dương hoặc âm từ \(U\) đến \(V\). Ta nói điểm \(M\) vạch nên một cung lượng giác điểm đầu \(U\) và điểm cuối \(V\) tương ứng với góc lượng giác \(\left( {Ou,Ov} \right)\).

- Số đo góc và cung lượng giác

- Nếu một góc lượng giác có số đo \({a^0}\) (hay \(\alpha \left( {rad} \right)\)) thì mọi góc lượng giác cùng tia đầu, tia cuối với nó có số đo dạng \({a^0} + k{360^0}\) (hay \(\alpha  + k2\pi \left( {rad} \right)\)), \(k \in Z\).

Chú ý: Không viết \({a^0} + k2\pi \) hay \(\alpha  + k{360^0}\) (vì không cùng đơn vị đo).

- Nếu một cung lượng giác có số đo \({a^0}\) (hay \(\alpha \left( {rad} \right)\)) thì mọi góc lượng giác cùng tia đầu, tia cuối với nó có số đo dạng \({a^0} + k{360^0}\) (hay \(\alpha  + k2\pi \left( {rad} \right)\)), \(k \in Z\).

3. Hệ thức Salơ

Ba tia chung gốc \(OA, OB, OC\) bất kì thì:

\(sđ(OA, OB) + sđ(OB, OC) \)\(= sđ(OA, OC) + k.360^0\) \((k2π)\)

4. Biểu diễn cung lượng giác trên đường tròn lượng giác

a) Đường tròn lượng giác là đường tròn định hướng có tâm là gốc \(O\) của hệ toạ độ trực chuẩn có bán kính bằng 1. Điểm gốc của cung lượng giác là điểm \(A (1; 0)\)

Công thức tính số đo góc lớp 10

b) Biểu diễn cung lượng giác trên đường tròn lượng giác có số đo bằng \(α\) bằng cách chọn điểm gốc là điểm \(A(1;0)\) là điểm ngọn \(M\) sao cho sđ cung \(AM\) bằng \(α\).  

Loigiaihay.com

Trong hình học, góc là khoảng không được tạo thành giữa 2 tia (hay đoạn thẳng) xuất phát từ cùng một điểm (hoặc đỉnh). Góc thường được đo theo độ, với nguyên vòng tròn tương đương với 360 độ. Bạn có thể tính số đo góc trong hình đa giác nếu biết hình dạng đa giác đó và số đo các góc khác, hoặc biết độ dài hai cạnh kề góc trong trường hợp đa giác là tam giác vuông. Ngoài ra, bạn có thể đo góc bằng thước đo góc, hoặc tính số đo góc bằng máy tính vẽ đồ thị mà không cần dùng thước.

  1. 1

    Đếm số cạnh của đa giác. Để tính các góc trong hình đa giác, trước tiên bạn cần xác định xem đa giác đó có bao nhiêu cạnh. Lưu ý rằng một đa giác luôn có số cạnh bằng với số góc.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ví dụ, tam giác có 3 cạnh và 3 góc, trong khi hình vuông có 4 cạnh và 4 góc.

  2. 2

    Tìm tổng số đo của tất cả các góc trong đa giác. Công thức để tính tổng số đo của tất cả các góc trong đa giác là: (n – 2) x 180. Trong trường hợp này, "n" là số cạnh của đa giác. Tổng số đo góc của một số đa giác phổ biến như sau:[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Các góc của tam giác (đa giác 3 cạnh) có tổng số đo là 180 độ.
    • Các góc của tứ giác (đa giác 4 cạnh) có tổng số đo là 360 độ.
    • Các góc của ngũ giác (đa giác 5 cạnh) có tổng số đo là 540 độ.
    • Các góc của lục giác (đa giác 6 cạnh) có tổng số đo là 720 độ.
    • Các góc của bát giác (đa giác 8 cạnh) có tổng số đo là 1080 độ.

  3. 3

    Chia tổng số đo góc của đa giác đều cho số góc. Đa giác đều là đa giác có các cạnh và các góc bằng nhau. Ví dụ, số đo của mỗi góc trong tam giác đều là 180 ÷ 3 = 60 độ, và số đo của mỗi góc trong hình vuông là 360 ÷ 4 = 90 độ.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Tam giác đều và hình vuông là các ví dụ về đa giác đều, trong khi Lầu Năm Góc tại Washington, D.C. là ví dụ về ngũ giác đều, và biển yêu cầu dừng xe là ví dụ của bát giác đều.

  4. 4

    Lấy tổng số đo góc của đa giác không đều trừ cho tổng số đo các góc đã biết. Nếu đa giác của bạn không có các cạnh và các góc bằng nhau thì tất cả những gì bạn cần làm là cộng tất cả các góc đã biết trong đa giác. Sau đó, lấy tổng số đo góc của đa giác trừ cho giá trị đó để tìm góc chưa biết.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ví dụ, nếu bạn biết số đo của 4 góc trong ngũ giác là 80, 100, 120, và 140 độ, hãy cộng các con số với nhau để có tổng số là 440. Sau đó, lấy tổng số đo góc của ngũ giác là 540 độ trừ cho giá trị vừa tính. 540 – 440 = 100 độ. Vì vậy, góc còn lại là 100 độ.

    Lời khuyên: Một số đa giác cung cấp dữ kiện để giúp bạn tìm ra góc chưa biết. Tam giác cân là tam giác có hai cạnh và hai góc bằng nhau. Hình bình hành là tứ giác có hai cạnh đối diện bằng nhau và hai góc đối diện theo phương chéo bằng nhau.

  1. 1

    Nhớ rằng mỗi tam giác vuông có một góc bằng 90 độ. Theo định nghĩa, tam giác vuông luôn có một góc 90 độ cho dù người ta không gọi là tam giác 90 độ. Do đó, bạn sẽ luôn biết số đo một góc và có thể sử dụng kiến thức lượng giác để tìm 2 góc còn lại.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Đo độ dài 2 cạnh của tam giác. Cạnh dài nhất của tam giác vuông gọi là “cạnh huyền”. Cạnh “kề” là cạnh nằm kề với góc mà bạn đang tìm. Cạnh “đối” là cạnh nằm đối diện với góc mà bạn đang tìm. Đo độ dài 2 trong 3 cạnh để bạn có thể tìm được số đo các góc còn lại trong tam giác.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    Lời khuyên: Bạn có thể dùng máy tính vẽ đồ thị để giải phương trình hoặc tìm trên mạng bảng liệt kê các giá trị của hàm sin, cos và tang.

  3. 3

    Sử dụng hàm sin nếu bạn biết độ dài của cạnh đối và cạnh huyền. Thay các giá trị vào phương trình: sin (x) = cạnh đối ÷ cạnh huyền. Giả sử độ dài cạnh đối là 5 và độ dài cạnh huyền là 10. Chia 5 cho 10 ta được 0,5. Bây giờ bạn biết sin (x) = 0,5 tương đương với phương trình x = sin-1 (0,5).[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu bạn có máy tính vẽ đồ thị thì nhập vào 0,5 và nhấn sin-1. Nếu bạn không có máy tính vẽ đồ thị thì sử dụng đồ thị trực tuyến để tìm giá trị đó. Cả hai đều cho thấy x = 30 độ.

  4. 4

    Sử dụng hàm cos nếu bạn biết độ dài của cạnh kề và cạnh huyền. Đối với loại bài toán này, hãy sử dụng phương trình: cos (x) = cạnh kề ÷ cạnh huyền. Nếu độ dài cạnh kề là 1,666 và độ dài cạnh huyền là 2,0 thì bạn chia 1,666 cho 2 và có kết quả là 0,833. Vì vậy, cos (x) = 0,833 hay x = cos-1 (0,833).[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nhập 0,833 vào máy tính vẽ đồ thị và nhấn cos-1. Một cách khác, bạn có thể tra giá trị này trên đồ thị hàm cos. Đáp án là 33,6 độ.

  5. 5

    Sử dụng hàm tang nếu bạn biết độ dài của cạnh đối và cạnh kề. Phương trình của hàm tang là tang (x) = cạnh đối ÷ cạnh kề. Giả sử độ dài cạnh đối là 75 và độ dài cạnh kề là 100. Chia 75 cho 100 ta được 0,75. Nghĩa là tang (x) = 0,75 tương đương với phương trình x = tang-1 (0,75).[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Tìm giá trị này trên đồ thị hàm tang hoặc nhập 0,75 vào máy tính vẽ đồ thị rồi nhấn tang-1. Đáp án là 36,9 độ.

  • Các góc được đặt tên theo số đo độ của chúng. Như đã nói, góc vuông có 90 độ. Các góc có số đo lớn hơn 0 nhưng nhỏ hơn 90 độ là góc nhọn. Các góc có số đo lớn hơn 90 nhưng nhỏ hơn 180 độ là góc tù. Góc có số đo 180 độ là góc bẹt.
  • Hai góc có tổng số đo là 90 độ gọi là hai góc phụ nhau (hai góc nhọn trong tam giác vuông gọi là hai góc phụ nhau). Hai góc có tổng số đo là 180 độ gọi là hai góc bù nhau.

Bài viết này đã được cùng viết bởi Mario Banuelos, PhD. Mario Banuelos là trợ lý giáo sư toán học tại Đại học Bang California, Fresno. Với hơn tám năm kinh nghiệm giảng dạy, Mario chuyên về toán sinh học, tối ưu hóa, mô hình thống kê cho sự tiến hóa của bộ gen và khoa học dữ liệu. Mario có bằng cử nhân toán học của Đại học Bang California, Fresno và bằng tiến sĩ toán học ứng dụng của Đại học California, Merced. Mario giảng dạy cả ở cấp trung học lẫn đại học. Bài viết này đã được xem 148.503 lần.

Chuyên mục: Toán học

Trang này đã được đọc 148.503 lần.