Có bao nhiêu cách xác định thềm lục địa năm 2024

Tác động đến ba loại đường cơ sở theo UNCLOS – Tác động đến ranh giới ngoài của lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) – Tác động đến ranh giới ngoài của thềm lục địa – Kết luận Nước biển dâng là một hiện tượng đang diễn...

Có bao nhiêu cách xác định thềm lục địa năm 2024

Đây là bài viết chuyên ngành duy nhất thảo luận sâu và khá toàn diện về một trong hai vấn đề quan trọng còn gây tranh cãi liên quan đến quy chế pháp lý của thềm lục địa hiện nay – quy chế pháp lý của vùng thềm lục địa mở rộng chưa xác lập...

Có bao nhiêu cách xác định thềm lục địa năm 2024

Vùng chồng lấn là một khu vực biển mà hai hay nhiều quốc giađều có yêu sách hợp pháp theo luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982 (‘Công ước’). Vùng chồng lấn thường xuất hiện giữa các quốc gia có bờ biển liên kế nhau hoặc đối diện nhau...

Có bao nhiêu cách xác định thềm lục địa năm 2024

Theo Điều 76 của Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) quốc gia ven biển có thể có tối thiểu 200 hải lý thềm lục địa và mở rộng vượt quá giới hạn đó nếu rìa lục địa tự nhiên kéo dài xa hơn.[1] Đối với thềm lục địa, bao gồm cả thềm...

Có bao nhiêu cách xác định thềm lục địa năm 2024

Các xác định ranh giới thềm lục địa – Thềm lục địa mở rộng – Quyền của quốc gia ven biển – Quyền của các quốc gia khác Trước Hội nghị UNCLOS III (1973 – 1982) Thuật ngữ “thềm lục địa” không được thảo luận nhiều trong luật quốc tế và chỉ bắt đầu được...

Trần Hữu Duy Minh Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5(325) (05/2015) Các quốc gia ven biển có bờ biển đối diện hoặc liền kề nhau sẽ có thể có các vùng biển chồng lấn chưa phân định, ví dụ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn ở ngoài...

1. Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ờ khoảng cách gần hơn.

2. Thềm lục địa không mở rộng ra ngoài các giới hạn nói ở các khoản từ 4 đến 6.

3. Rìa lục địa là phần kéo dài ngập dưới nước của lục địa của quốc gia ven biển, cấu thành bởi đáy biển tương ứng với thềm, dốc và bờ, cũng như lòng đất dưới đáy của chúng. Rìa lục địa không bao gồm các đáy của đại dương ở độ sâu lớn, với các dải núi đại dương của chúng, cũng không bao gồm lòng đất dưới đáy của chúng.

4. a) Theo công ước, quốc gia ven biển xác định bờ ngoài của rìa lục địa mở rộng ra quá 200 hải lý các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải bằng:

  1. Một đường vạch theo đúng khoản 7, bằng cách nối các điểm cố định tận cùng nào mà bề dày lớp đá trầm tích ít nhất cũng bằng một phần trăm khoảng cách từ điểm được xét cho tới chân dốc lục địa hay,

ii. Một đường vạch theo đúng khoản 7, bằng cách nối các điểm cố định ở cách chân dốc lục địa nhiều nhất là 60 hải lý;

  1. Nếu không có bằng chứng ngược lại, chân dốc lục địa trùng hợp với điểm biến đồi độ dốc rõ nét nhất ở nền dốc

5. Các điểm cố định xác định trên đáy biển, đường ranh giới ngoài cùng của thềm lục địa được vạch theo đúng khoản 4, điểm a), điểm nhỏ i) và ii), nằm cách điểm cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải một khoảng cách không vượt quá 350 hải lý hoặc nằm cách đường đẳng sâu 2500m là đường nối liền các điểm có chiều sâu 2500m, một khoảng cách không quá 100 hải lý.

6. Mặc dù đã có khoản 5, một dải núi ngầm, ranh giới ngoài của thềm lục địa không vượt quá một đường vạch ra ở cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 350 hải lý. Khoản này không áp dụng cho các địa hình nhô cao dưới mặt nước tạo thành các yếu tố tự nhiên của rìa lục địa, như các thềm, ghềnh, sông núi, bãi hoặc mỏm.

7. Quốc gia ven biển ấn định ranh giới ngoài thềm lục địa của mình, khi thềm này mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, bằng cách nối liền các điểm cố định xác định bằng hệ tọa độ kinh vĩ độ, thành các đoạn thẳng dài không quá 60 hải lý.

8. Quốc gia ven biển thông báo những thông tin về ranh giới các thềm lục địa của mình, khi thềm này mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, cho ủy ban ranh giới thềm lục địa được thành lập theo Phụ lục II, trên cơ sở sự đại diện công bằng về địa lý. Ủy ban gửi cho các quốc gia ven biển những kiến nghị về các vấn đề liên quan đến việc ấn định ranh giới ngoài thềm lục địa của họ. Các ranh giới do một quốc gia ven biển ấn định trên cơ sở các kiến nghị đó là dứt khoát và có tính chất bắt buộc.

9. Quốc gia ven biển gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc các bản đồ và các điều chỉ dẫn thích đáng, kể cả các dữ kiện trắc địa, chỉ rõ một cách thường xuyên ranh giới ngoài của thềm lục địa của mình. Tổng thư ký công bố các tài liệu này theo đúng thủ tục.

10. Điều này không xét đoán trước vấn đề hoạch định ranh giới thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hoặc đối diện nhau.

Câu hỏi 12 : Đối với thềm lục địa các quốc gia ven biển có quyền gì ?

Trả lời : Theo nội dung Công ước, quyền của các quốc gia ven biển đối với thềm lục địa được quy định tại Điều 77 như sau :

1. Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình.

2. Các quyền nói ở khoản 1 có tính chất đặc quyền, nghĩa là các quốc gia ven biển không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa, thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia đó.

3. Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thực sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào.

4. Các tài nguyên thiên nhiên ở phần này bao gồm các tài nguyên thiên nhiên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên không sinh vật khác của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như các sinh vật thuộc loại định cư, nghĩa là những sinh vật nào, ở thời kỳ có thể đánh bắt được, hoặc nằm bất động ở đáy, hoặc lòng đất dưới đáy; hoặc là không có khả năng di chuyển nếu không có khả năng tiếp xúc với đáy hay lòng đáy dưới đáy biển.

Thềm lục địa được quy định như thế nào?

Luật Biển Việt Nam (Điều 17) quy định: Thềm lục địa của Việt Nam “là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

Quyền xác định vùng thềm lục địa tối thiểu và tối đa bao nhiêu hải lý?

Thềm lục địa của nước ta có chiều rộng tối thiểu 200 hải lý và mở rộng đến 350 hải lý kể từ đường cơ sở theo các điều kiện mà Công ước Luật Biển năm 1982 quy định (năm 2009, nước ta đã gửi 2 Báo cáo về ranh giới thềm lục địa của VN ngoài phạm vi 200 hải lý ở hai khu vực cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp ...

Thềm lục địa mở rộng là gì?

Trong mọi trường hợp quốc gia ven biển có tối thiểu 200 hải lý thềm lục địa. Nếu rìa lục địa tự nhiên vượt quá 200 hải lý thì quốc gia ven biển có thể có thềm lục địa pháp lý rộng hơn 200 hải lý (thường gọi là thềm lục địa mở rộng hoặc thềm lục địa vượt quá 200 hải lý).

Thềm lục địa được tính từ đường cơ sở ra phía ngoài bao nhiêu hải lý?

Trong cả hai cách tính trên thì chiều rộng tổng cộng của thềm lục địa tính từ đường cơ sở cũng không được vượt quá 350 hải lý (648,2 km) hoặc cách đường đẳng sâu 2.500 mét một khoảng cách không vượt quá 100 hải lý (185,2 km), với điều kiện tuân thủ các quy định cụ thể về việc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa ...