Câu chuyện ngắn khuyến khích đọc sách

Sáng tác một tác phẩm nhằm khích lệ mọi người đọc sách thuộc đề 2 cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô năm 2021. Với 6 mẫu bài viết dưới đây sẽgiúp các em tham khảo để có thêm nhiều ý tưởng mới, hoàn thành bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô năm 2021 đề 2 của mình.

Qua đó, các em còn có thể tham khảo những kế hoạch, biện pháp để giúp mọi người đọc sách nhiều hơn. Vậy mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô năm 2021 - Đề 2

  • Sáng tác một tác phẩm nhằm khích lệ mọi người đọc sách
  • Bài 1: Đọc Sách
  • Bài 2
  • Bài 3
  • Bài 4
  • Bài 5: Sách, tâm sự một người bạn
  • Bài 6
  • Kế hoạch khuyến khích mọi người đọc sách
  • Biện pháp giúp trẻ em đọc sách nhiều hơn

Sáng tác một tác phẩm nhằm khích lệ mọi người đọc sách

Câu 1: Sáng tác một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ) nhằm khích lệ mọi người đọc sách (Khuyến khích thí sinh vẽ tranh minh họa)

Bài 1: Đọc Sách

Miệt mài từng chữ tới từng chương
Mỗi trang mỗi chữ mỗi tình ý
Mỗi nghĩa mỗi câu mỗi vấn vương
Đọc trước ra sau thật tỉ mỉ
Đọc trên xuống dưới chớ ương ương
Đọc xong ôm sách vào lòng xiết
Trong giấc mộng vàng gặp bạn đường

Bài 2

Đọc sách có thể không giàu, nhưng không đọc chắc nghèo
Bạn cô đơn ư, mọi cuốn sách đều sẵn sàng kết thân với bạn
Để mai đọc ư? Thứ 2,3,4,5,6,7 chủ nhật. Đâu có thứ nào gọi là thứ mai
Có một tội còn đáng trách hơn cả đốt sách, đó là không đọc chúng
Nhà có thể không có cửa sổ nhưng phải có sách
Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc cả thế giới sẽ mở ra cho bạn
Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với cả một bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua

Bài 3

Mở trang sách lòng đầy rạo rực
Núi sông, đất trời, lịch sử, văn minh
Bao tri thức gói gọn trong tim mình
Nuôi dưỡng tâm hồn rọi sáng ánh bình minh

Lúc mệt mỏi, chán chường, hay thất vọng
Lật trang sách, bạn sẽ thấy yêu đời
Lời chia sẻ, động viên nơi dòng chữ
Sẽ thấy lòng mình đầy nhẹ nhõm, an yên

Những khi vui, hứng khởi không muộn phiền
Lật trang sách, bạn thấy lòng lắng lại
Ôi! Bao mảnh đời ngoài kia đầy ngang trái
Thương cảm, xót xa nhiều hãy mạnh mẽ vượt qua.

Trang sách nhỏ nhưng lớn lao tình ý
Hãy cho sách những tình cảm yêu thương
Trân trọng sách như người thân bè bạn
Trên mọi nẻo đường, tay- cuốn sách mang theo.

Bài 4

Làn gió nhẹ lướt qua khung cửa nhỏ
Đưa hương hoa thoảng nhẹ tới bên em
Gió trầm ngâm đứng ngắm nhìn cô bé
Thảnh thơi đọc sách bên bàn nhỏ xinh xinh

Gió phân vân, suy nghĩ hoài không biết
Sách có gì mà thấy bé ưu tư?
Bé trả lời: Cuộc đời người bạn nhỏ
Đôi lúc buồn cũng lắm lúc đau thương

Một hồi lâu, bé mỉm cười mãn nguyện
Gió vui vời, bèn hỏi bé làm sao:
Sách có gì mà nhìn em vui thế?
Bé trả lời: Sách đầy ắp những yêu thương

Gió biết không? Những cuốn sách này nhé!
Chứa vạn điều mới mẻ và mê say
Mỗi trang sách dạy ta sống mỗi ngày
Cho đi rồi sẽ nhận lại tình yêu.

Gió thích thú với bao lời bé kể
Đọc sách hay vào những lúc thảnh thơi
Có gió mát, bé thơ cùng trang sách nhỏ
Và chúng mình du ngoạn khắp nhân gian.

Bài 5: Sách, tâm sự một người bạn

Tôi là sách, sách chính là tôi đây
Cả cuộc đời tôi làm bạn với mọi người
Tôi nắm trong tay vô vàn điều mới lạ
Nếu bạn tò mò, chẳng ngại rằng kêu ca.

Tôi biết trọn cuộc sống này xung quanh
Tạo hóa thiên nhiên rất ư là trong lành
Núi cao đồng bằng, đất liền hay biển cả
Vẻ đẹp đất trời toát một màu xanh.

Tôi giúp bạn trau dồi vốn sáng tạo
Khoa học, kĩ thuật chẳng ngại gì lao đao
Lắp ráp, phát minh đam mê cùng công nghiệp
Cùng chung cống hiến trọn một trái tim.

Tôi xoa dịu mọi tâm hồn chớm nở
Lắng đọng lại suy nghĩ tưởng như mơ
Cuộc sống kia tưởng chừng là vô vọng
Cho tôi xin chút hy vọng của chờ trông.

Tôi lưu giữ trang sử của cách mạng
Khói lửa mù, đắng lòng nhói tâm can
Bom giật,đạn rung, ăn mòn cả xương máu
Vẹn toàn độc lập, xóa mờ những thương đau.

Mọi lĩnh vực tôi được rèn giũa thông suốt
Tôi sinh ra để làm đẹp cuộc đời này
Làm bạn với người như món đồ hữu dụng
Tôi có trái tim, một trái tim biết yêu thương

Nếu bạn vui
Tôi chúc bạn vững tin trong cuộc sống
Nếu bạn khóc
Hãy quay lại mà tìm đọc đến tôi

Nếu khó khăn
Tôi chắc chắn sẽ giải đáp giúp cho bạn
Hãy tin rằng
Tôi mãi là một người bạn thủy chung.

Bài 6

Tôi là một cuốn sách hay được viết bởi một tác giả nổi tiếng. Có thể nói, tôi được người đọc trên khắp thế giới tìm đọc với con số ấn tượng vì ai cũng mong muốn được sở hữu và đọc những kiến thức tinh túy trong tôi. Việc đọc thực sự cần như việc ăn uống hàng ngày các bạn ạ! Đọc cũng giống như ăn dinh dưỡng vào người, nuôi dưỡng mầm cây trong tâm hồn sinh trưởng và lớn lên. Cùng với đó, đọc cũng giống như việc tắm rửa, gột sạch những bụi bặm, xấu xí mà hướng tới những điều hạnh phúc, vĩ đại và lớn lao. Theo số liệu thống kê, người Nga đọc gần 4 chục cuốn sách 1 tháng, người Mỹ đọc hơn 2 chục cuốn 1 tháng,; nhưng người Việt thuộc top những quốc gia đọc sách ít nhất trên thế giới. Đây là tình trạng báo động vì ngừng đọc sách là ta đang tự thu hẹp nguồn tri thức của nhân loại và nó giống như việc ngừng ăn vậy. Ăn là việc cần làm hàng ngày và đọc sách cũng như thế. Hãy coi việc đọc sách hàng ngày giống như ăn; việc đọc những cuốn sách hay sẽ làm ta thoải mái và háo hức như ăn các món ăn ngon vậy.

Câu 2: Nếu được chọn làm Đại sứ văn hóa đọc, em có kế hoạch và biện pháp để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn như sau:

Kế hoạch khuyến khích mọi người đọc sách

Nếu như em được chọn trở thành Đại sứ văn hóa đọc, trong khả năng của mình, em sẽ cố gắng hết sức để thực hiện những biện pháp thiết thực, phù hợp nhất để khuyến khích và lan truyền văn hóa đọc trong trường học. Việc quyên góp sách từ thiện cho các vùng trung du miền núi và xây dựng lên những thư viện đọc sách nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu đọc sách của mọi người để ai cũng có cơ hội đến gần hơn với sách là điều hết sức cần thiết. Em mơ ước có thể mở câu lạc bộ đọc sách, nhằm khuyến khích, gắn kết những người yêu sách đặc biệt là các bạn trẻ và giúp cho sách đến gần hơn nữa với con người.

Ở trường, em có thể vận động các thầy cô giáo, bạn bè quyên góp, ủng hộ và kết hợp với Thư viện Nhà trường để tổ chức một buổi hội chợ sách quy mô nhỏ, nơi các bạn có thể mua bán giá cả hợp túi tiền học sinh, hoặc trao đổi sách cũ với các bạn khác, để mọi học sinh trong trường có cơ hội đọc nhiều cuốn sách, để những cuốn sách em đã đọc và rất tâm đắc có thể đến tay nhiều người. Và em dự định cùng những bạn mê đọc sách sẽ làm một buổi triển lãm về một số bộ sách, trưng bày, giới thiệu về những cuốn sách nổi tiếng, trích dẫn các đoạn văn hay, thông tin thú vị trong sách nhằm tạo ra sự hứng thú tìm hiểu đối với các bạn. Những thông tin về các buổi trao đổi tập hợp sẽ được phổ biến rộng rãi trên trang web và fanpage trường, trên Thư viện điện tử để tạo ra một diễn đàn đọc sách thật ý nghĩa. Để làm được điều ấy, em rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của tất cả mọi người. "Hãy thay đổi nhận thức hôm nay, tôi làm được và bạn cũng thế!"

Ở mỗi lớp học, em thấy đều có một chiếc tủ nhỏ để đồ dùng học tập, dụng cụ thể thao, báo Đội, một số quyển sách và từ điển cần thiết cho việc học. Em muốn lấp đầy tủ sách ấy bằng việc mỗi thành viên trong lớp đóng góp một đầu sách. Trong vòng một học kì hoặc một năm học, tất cả các bạn trong lớp đều có thể đọc đủ số đầu sách này trước khi cuốn sách trở về với chủ. Thời gian tiếp theo, hoạt động này sẽ được duy trì với việc mỗi bạn đóng góp một cuốn sách khác. Để khuyến khích học sinh trong lớp đọc sách, các bạn có thể viết bài đánh giá và nhận nhuận bút cho trang viết học trò của trường, các thầy cô chủ nhiệm cũng có thể cho điểm khuyến khích hoặc tổ chức các buổi thảo luận về nội dung sách trong giờ sinh hoạt lớp. Làm được việc ấy, việc đọc sách sẽ trở thành thói quen, rồi sẽ trở thành niềm vui chung của nhiều bạn học sinh.

Biện pháp giúp trẻ em đọc sách nhiều hơn

1. Đưa trẻ đến các thư viện

Khi trẻ được đưa đến các thư viện và gặp các thủ thư, nhân viên thư viện trẻ sẽ được tiếp xúc với môi trường sách vở thực sự. Trong chuyến tham quan này các giáo viên và thủ thư sẽ chỉ cho trẻ các cuốn sách hấp dẫn, chỉ cho trẻ cách sắp xếp các cuốn sách và làm như thế nào để chọn được các cuốn sách hay.

2. Chia sẻ kế hoạch đọc sách với trẻ

Trẻ cần một hình mẫu để hiểu cách lập kế hoạch cho việc đọc. Phụ huynh có thể cho trẻ xem kế hoạch đọc sách trong hè của mình và chia sẻ những gì bạn nghĩ sau khi đọc xong một cuốn sách. Điều đó sẽ khiến trẻ nghĩ về việc đọc của chúng.

3. Chỉ ra cho trẻ làm thế nào để lập kế hoạch khi đọc sách

Phụ huynh khuyến khích con nói về kế hoạch cho gia đình cho kì nghỉ hè: khi nào con ở nhà? khi nào con đi chơi? khi nào con đến thăm họ hàng? khi nào con đi du lịch?... Khi trẻ được tự mình lập kế hoạch, chúng sẽ có trách nhiệm hơn đối với thời khóa biểu mà chúng đặt ra. Và công việc của phụ huynh chỉ là nhắc con bổ sung thêm thời gian đọc sách và giám sát.

4. Nói với trẻ về không gian cho việc đọc sách

Phụ huynh có thể chia sẻ cùng với con những địa điểm đọc sách mà con muốn. Đó có thể là một góc yên lặng với chiếc ghế thoải mái? Hoặc một không gian trong lành, thoáng mát ngoài công viên?... việc thảo luận giúp trẻ nghĩ về nơi mà chúng sẽ đọc và cảm thấy thoải mái nhất khi đọc.

6. Xây dựng kế hoạch cho việc trao đổi sách trong mùa hè:

Trước khi kì nghỉ kết thúc, hãy tổ chức các nhóm trao đổi sách cho con của bạn. Bạn có thể lập một nhóm những người bạn của bạn - những người mà có con trong cùng độ tuổi, sau đó cho trẻ tự trao đổi các cuốn sách mà chúng đọc để được đọc những cuốn sách mới. Điều này vừa tạo cơ hội để trẻ nói về các cuốn sách mà không phải tốn chi phí. Nếu trẻ vẫn không nhận đủ sách để đọc, hãy mở rộng mạng lưới trao đổi sách.

7. Mở các sự kiện trao đổi sách

Nếu bạn là giáo viên trong trường, bạn có thể mở các sự kiện trao đổi sách. Bạn gửi cho các phụ huynh lịch hẹn trao đổi sách trong hè, điều này tạo cơ hội để trẻ vẫn được gặp mặt nhau trong kì nghỉ đồng thời giúp duy trì việc đọc.

8. Tham gia các câu lạc bộ đọc sách

Một số giáo viên, gia đình và học sinh tổ chức các câu lạc bộ sách trong mùa hè. Học sinh đọc một cuốn sách nào đó sau đó sẽ cùng nhau thảo luận. Các hoạt động này sẽ mang đến sự hứng thú đối với việc đọc.

9. Giúp học sinh lập kế hoạch cho những cuốn sách mà chúng sẽ đọc

Phụ huynh cần tạo chút áp lực cho việc đọc bằng cách giới hạn thời gian trẻ đọc. Chúng ta giúp trẻ sắp xếp thời gian, lựa chọn các thể loại sách để đọc như: truyện tranh, tiểu thuyết, sách khoa học, sách kĩ năng, tạp chí, và cả đọc trên mạng.

10. Ghi nhận và khuyến khích những gì trẻ đã đọc được trong mùa hè

Khi kì nghỉ hè kết thúc, năm học mới bắt đầu, giáo viên có thể tổ chức một buổi book talk để chia sẻ về những gì trẻ đã đọc trong kì nghỉ. Nếu không khí hào hứng, tích cực đến từ một số bạn thực sự yêu sách nó sẽ lan tỏa một cách tự nhiên đến các học sinh khác. Sự tham gia của phụ huynh, những phần thưởng cũng là yếu tố khiến trẻ cảm thấy được ghi nhận về những nỗ lực trong kì nghỉ vừa qua.