Các tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường sinh 9

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 9
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 9
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9

Giải Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 155 trang 167: Quan sát các hình trên và liên hệ trong thực tế cuộc sống, sau đó chọn một hoặc một số biện pháp hạn chế ô nhiễm ở cột bên phải (kí hiệu bằng a, b, c,…) ứng với mỗi tác dụng ở cột bên trái (kí hiệu 1, 2, 3,…) và ghi vào cột “Ghi kết quả” ở bảng 55.

Trả lời:

Bảng 55. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm

Tác dụng hạn chế Ghi kết quả Biện pháp hạn chế
1. Ô nhiễm môi không khí 1 – a, b, d, e, g, i, k, l ,m, o a) Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy
2. Ô nhiễm nguồn nước 2 – c, d, e, g, i, k, l, m, o b) Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải (năng lượng gió, năng lượng mặt trời)
3. Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất 3 – g, k, l, n c) Tạo bể lắng và lọc nước thải
4. Ô nhiễm do chất thải rắn 4 – d, e, g, h, k, l d) Xây dựng nhà máy xử lí rác
5. Ô nhiễm do chất phóng xạ 5 – g, k, l e) Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học
6. Ô nhiễm do các tác nhân sinh học 6 – c, d, e, g, k, l, m, n g) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh
7. Ô nhiễm do hoạt động tự nhiên, thiên tai 7 – g, k h) Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng,…
8. Ô nhiễm tiếng ồn 8 – g, i, k, o, p i) Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây
k) Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống
l) Xây dựng nơi quản lí thật chặt chẽ các chất gây nguy hiểm cao
m) Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học
n) Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn
o) Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp… ở xa khu dân cư
p) Hạn chế gây tiếng ồn của các phương tiện giao thông.

Bài 1 (trang 169 sgk Sinh học 9) : Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.

Lời giải:

Các biện pháp hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

– Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí bằng cách lắp đặt các thiết bị lọc bụi và sử lí khí độc hại trước khi thải ra không khí. Phát triển công nghệ sử dụng các nhiên liệu không gây khói bụi, sử dụng năng lượng không gây ô nhiễm (năng lượng mặt trời, gió…). Trồng nhiều cây xanh để hạn chế bụi và điều hoà khí hậu, hạn chế tiếng ồn.

– Biên pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước chủ yếu xây dựng hệ thống cấp và thải nước ở các khu đô thị. Xây dựng hệ thống xử lí nước thải, dùng các biện pháp cơ học, hoá học, biện pháp sinh học xử lí nước thải.

– Biện pháp hạn chế ô nhiễm từ thuốc bảo vệ thực vật: xây dựng nơi quản lí thật chặt các chất gây nguy hiểm cao, hạn chế phun, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất lương thực, thực phẩm an toàn.

– Biện pháp hạn chế ô nhiễm từ chất thải rắn:

+ Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học. Xây dựng khu tái chế chất thải thành các nguyên liệu đồ dùng, kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học.

+ Dù dùng biện pháp hạn chế nào đi nữa cũng không mang lại hiệu quả như ta tuyên truyền, giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm môi trường sống.

Bài 2 (trang 169 sgk Sinh học 9) : Tại địa phương em có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường? Nêu tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của con người. Theo em phải khắc phục ô nhiễm môi trường bằng cách nào?

Lời giải:

– Tại địa phương có tác nhân gây ô nhiễm môi trường:

+ Nước bẩn thải từ nhà máy, khu dân cư;

+ Phun thuốc bảo vệ thực vật;

– Tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người : Ảnh hưởng tới đường hô hấp vì ô nhiễm không khí, có khả năng bị nhiễm độc nước,… ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người.

– Biện pháp khắc phục như: các biện pháp xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường, sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, mặt trời… xây dựng nhiều công viên, trồng nhiều cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu… cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm môi trường.

Giải Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 54: Ô nhiễm môi trường giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời:

Bảng 54.1. Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Hoạt động Nhiên liệu bị đốt cháy

1. Giao thông vận tải:

– Ô tô

– Tàu hỏa

– Máy bay

– Xăng dầu

– Than

– Khí đốt

2. Sản xuất công nghiệp:

– Sản xuất điện

– Sản xuất vôi

– Sản xuất xi măng

– Than đá

– Gỗ

– Đá vôi

3. Sinh hoạt:

– Nấu nướng

– Thắp sáng

– Củi, ga

– Chất hóa học

4. Sản xuất nông nghiệp:

– Máy cày

– Xăng dầu

Trả lời:

Những hoạt động đốt cháy nhiên liệu tại gia đình em và hàng xóm có thể gây ô nhiễm không khí:

– Sinh hoạt

– Giao thông vận tải

– Sản xuất nông nghiệp

– Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở những môi trường nào?

– Mô tả con đường phân tán của các loại hóa chất đó.

Trả lời:

– Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở những môi trường:

   + Trong đất

   + Nước

   + Không khí

   + Sinh vật

– Con đường phân tán của các loại hóa chất đó:

Các chất độc hóa học và chất bảo vệ thực vật theo mưa thấm xuồng đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm hoặc chảy xuống ao,hồ, sông, suối, đại dương, một phần hòa tan trong nước bốc hơi vào không khí và theo mưa đi khắp mặt đất.

Trả lời:

Bảng 54.2. Các chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường.

Tên chất thải Hoạt động thải ra chất thải
– Giấy vụn – Sinh hoạt, sản xuất công nghiệp
– Túi nilon – Sinh hoạt, sản xuất
– Nhựa, xốp – Sinh hoạt, sản xuất

– Nguyên nhân của bệnh giun sán?

– Các cách phòng tránh bệnh sốt rét?

– Nguyên nhân dẫn tới mắc các bệnh tả, lị?

Trả lời:

– Nguyên nhân của bệnh giun sán: Do thức ăn không nấu chín, không rửa sạch thức ăn có mang mầm bệnh như trứng giun, ấu trùng sán,…

– Các cách phòng tránh bệnh sốt rét: Tiêu diệt muỗi mang ký sinh trùng, diệt bọ gậy, giữ cho nơi ở thoáng mát, sạch sẽ, giữ vệ sinh nguồn nước, ngủ phải mắc màn,…

– Nguyên nhân dẫn tới mắc các bệnh tả, lị,…: Do thức ăn không vệ sinh mang các sinh vật gây bệnh như ấu trùng giun sán,….

Lời giải:

  Có nhiều hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường làm suy thoái hệ sinh thái, có hại đến sức khoẻ của con người như:

      – Trong sinh hoạt hàng ngày, việc đốt cháy nhiên liệu trong các gia đình như đun than, củi, dầu mỏ khí đốt trong công nghiệp giao thông vận tải và đun nấuđã thải vào không khí nhiều loại khí độc như CO, CO2, SO2… .

      – Các chất thải có nhiễm phóng xạ do các vụ thử vũ khí hạt nhân gây ra, các chất độc hóa học do chiến tranh để lại.

      – Việc phun thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm không đúng liều lượng và quy cách gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

Lời giải:

    Việc gây ô nhiễm môi trường có hại đến đời sống, sức khỏe của con người và các sinh vật khác, làm suy thoái hệ sinh thái và môi trường sống của sinh vật. Tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây bệnh phát triển, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, gây các bệnh di truyền, ung thư cho con người.

   – Chất thải từ các nhà máy làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên

   – Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường

   – Mạch nước ngầm bị ô nhiễm

Lời giải:

    – Nước thải từ nhà máy sản xuất bột ngọt Vedan, thải ra sông Thị Vải làm chết nhiều cá và các loài thủy sinh khác

    – Kênh Nhiều Lộc, Thị Nghè trước đây thường xuyên bị người dân xung quanh vứt rác xuống dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng và bị tắc dòng chảy

    – Bãi rác Đông Thạnh, Hóc Môn sau nhiều năm chôn lấp đã làm ảnh hưởng đến đến nguồn nước ngầm của các khu vực lân cận.

Lời giải:

Nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật do ăn rau quả.

      – Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy cách.

      – Không tuân thủ quy định thời gian thu hoạch rau quả sau phun thuốc bảo vệ thực vật.