Bài tập về cơ sở dữ liệu quan hệ năm 2024

Bài tập về cơ sở dữ liệu quan hệ năm 2024

Nội dung Text: Bài tập về đại số quan hệ

  1. Bài tập Cho lược đồ CSDL quản lý bán hàng như sau: KHACHTV (MAKH,HOTEN, DCHI,SODT,NGSINH,DOANHSO,NGGN) NHANVIEN (MANV,HOTEN,NGSINH,NGVL,HESO,MUCLUONG) SANPHAM (MASP,TENSP, DVT, NUOCSX, GIA) HOADON (SOHD, NGHD, MAKH, MANV, TRIGIA) CTHD (SOHD,MASP,SL) 1
  2. Phần 1: Đại số quan hệ 1. In ra số hóa đơn cùng trị giá của các hóa đơn do nhân viên có tên “Nguyễn Văn A” lập trong ngày 10/10/2005 2. In ra danh sách các sản phẩm (mã sản phẩm, tên sản phẩm) được khách hàng có tên “Nguyễn Văn A” mua. 3. Tìm các số hóa đơn đã mua cùng lúc 2 sản phẩm có mã số “SP01” và “SP02” 4. In ra danh sách các sản phẩm không bán được trong năm 2005 2
  3. Phần 2: SQL 1. Tìm số hoá đơn có trị giá cao nhất trong năm 2005. 2. Tính tổng số lượng sản phẩm có mã số “SP01” được bán ra trong tháng 10/2005. 3. Từng sản phẩm, tính tổng số lượng bán ra trong tháng 10/2005. 4. Tìm sản phẩm (mã sản phẩm, tên sản phẩm) có số lượng bán ra cao nhất trong ngày 10/10/2005. 3
  4. Phần 3: Ràng buộc toàn vẹn Bối cảnh một quan hệ: 1. Tất cả các sản phẩm có giá từ 1.000 đồng trở lên 2. Ngày gia nhập của khách hàng thành viên phải lớn hơn ngày sinh của người đó. 3. Các nhân viên có cùng hệ số lương thì phải cùng mức lương 4
  5. Phần 3: Ràng buộc toàn vẹn Bối cảnh nhiều quan hệ: 4. Ngày nhân viên bán hàng phải lớn hơn hoặc bằng ngày đầu tiên vào làm của nhân viên đó. 5. Mỗi hóa đơn phải có ít nhất một chi tiết hóa đơn. 6. Doanh số của một khách hàng thành viên là tổng các trị giá hóa đơn mà khách hàng thành viên đó đã mua 5
  6. Phần 1: Đại số quan hệ Câu 1:In ra số hóa đơn cùng trị giá của các hóa đơn do nhân viên có tên “Nguyễn Văn A” lập trong ngày 10/10/2005 Viết bằng SQL: SELECT SOHD,TRIGIA FROM NHANVIEN INNER JOIN HOADON ON NHANVIEN.MANV=HOADON.MANV WHERE HOTEN=’NguyenVanA’ AND NGHD=’10/10/2005’ Hoặc SELECT SOHD,TRIGIA FROM NHANVIEN, HOADON WHERE HOTEN=’NguyenVanA’ AND NGHD=’10/10/2005’ AND NHANVIEN.MANV=HOADON.MANV Viết bằng Đại số quan hệ: MANV ( NHANVIEN : (hoten =" NguyenVanA" )  HOADON : (nghd =

    10 / 10 / 2005# ))[ sohd , trigia ] 6

  7. Phần 1: Đại số quan hệ Câu 2: In ra danh sách các sản phẩm (mã sản phẩm, tên sản phẩm) được khách hàng có tên “Nguyễn Văn A” mua Viết bằng SQL: SELECT Distinct SP.MASP,SP.TENSP FROM SANPHAM SP,CTHD CT,HOADON HD,KHACHTV KH WHERE SP.MASP=CT.MASP AND CT.SOHD=HD.SOHD AND KH.MAKH=HD.MAKH AND KH.HOTEN=‘NguyenVanA’ Viết bằng Đại số quan hệ: MASP SOHD ((( SANPHAM CTHD ) HOADON ) MAKH ( KHACHTV : (hoten =" NguyenVanA" )))[masp, tensp ] 7
  8. Phần 2: Đại số quan hệ Câu 3: Tìm các số hóa đơn đã mua cùng lúc 2 sản phẩm có mã số “SP01” và “SP02” Viết bằng SQL: SELECT SOHD FROM CTHD WHERE MASP=’SP01’ AND SOHD IN (SELECT SOHD FROM CTHD WHERE MASP=’SP02’) Viết bằng Đại số quan hệ: R1( SOHD) ← (CTHD : ( MASP =" SP 01" ))[SOHD] R 2( SOHD) ← (CTHD : ( MASP =" SP 02" ))[SOHD] KETQUA ← R1 ∩ R 2 8
  9. Phần 1: Đại số quan hệ Câu 4:In ra danh sách các sản phẩm không bán được trong năm 2005. SELECT MASP, TENSP Viết bằng SQL FROM SANPHAM WHERE MASP NOT IN ( SELECT DISTINCT MASP FROM CTHD,HOADON WHERE CTHD.SOHD=HOADON.SOHD AND R1 ← SANPHAM [ MASP, TENSP ] YEAR(NGHD)=2005) Viết bằng Đại MASP SOHD số quan hệ R 2 ← ( SANPHAM CTHD  HOADON : ( year ( NGHD) = 2005))[ MASP, TENSP ] KETQUA ← R1 − R 2 9
  10. Phần 2: SQL Câu 1: Tìm số hoá đơn có trị giá cao nhất trong năm 2005. SELECT SOHD FROM HOADON WHERE YEAR(NGHD)=2005 AND TRIGIA = ( SELECT MAX(TRIGIA) FROM HOADON WHERE YEAR(NGHD)=2005 ) Hoặc SELECT SOHD FROM HOADON WHERE YEAR(NGHD)=2005 AND TRIGIA >= ALL ( SELECT distinct TRIGIA FROM HOADON WHERE YEAR(NGHD)=2005 ) 10
  11. Phần 2: SQL Câu 2: Tính tổng số lượng sản phẩm có mã số “SP01” bán ra trong tháng 10/2005. SELECT SUM(SL) as SLSP FROM CTHD, HOADON WHERE CTHD.SOHD=HOADON.SOHD AND MASP=’SP01’ AND NGHD between ’1/10/2005’ AND ’31/10/2005’ Hoặc: Year(NGHD)=2005 AND Month(NGHD)=10 11
  12. Phần 2: SQL Câu 3: Tính tổng số lượng bán ra trong tháng 10/2005 của từng sản phẩm. SELECT SANPHAM.MASP,TENSP, SUM(SL) FROM SANPHAM, CTHD, HOADON WHERE SANPHAM.MASP=CTHD.MASP AND CTHD.SOHD=HOADON.SOHD AND Year(NGHD)=2005 AND Month(NGHD)=10 GROUP BY SANPHAM.MASP,TENSP 12
  13. Phần 2: SQL Câu 4: Tìm sản phẩm có số lượng bán ra cao nhất trong ngày 10/10/2005. SELECT SANPHAM.MASP,TENSP, SUM(SL) as TONGSL FROM SANPHAM,CTHD, HOADON WHERE SANPHAM.MASP=CTHD.MASP AND CTHD.SOHD=HOADON.SOHD AND NGHD=’10/10/2005’ GROUP BY SANPHAM.MASP, TENSP HAVING SUM(SL) >= ALL ( SELECT SUM(SL) FROM CTHD, HOADON WHERE CTHD.SOHD=HOADON.SOHD AND NGHD=’10/10/2005’ GROUP BY MASP ) 13
  14. Phần 3: RBTV Câu 0: Khoá ngoại: các sản phẩm bán ra phải có trong danh mục các sản phẩm  ∀c ∈ CTHD, ∃ s ∈ SANPHAM: c.MASP = s.MASP hoặc CTHD[MASP] ⊆ SANPHAM[MASP]  Bối cảnh: CTHD, SANPHAM  Bảng tầm ảnh hưởng: Thêm Xóa S ửa CTHD +(MASP) - + (MASP) SANPHAM - + - (*) 14
  15. Phần 3: RBTV Câu 1: Tất cả các sản phẩm có giá từ 1.000 trở lên  Phát biểu: ∀s ∈ SANPHAM: s.GIA ≥ 1.000  Bối cảnh: SANPHAM  Bảng tầm ảnh hưởng: Thêm Xóa S ửa SANPHAM +(GIA) - + (GIA) 15
  16. Phần 3: RBTV Câu 2: Ngày gia nhập của khách hàng thành viên phải lớn hơn ngày sinh của người đó  Phát biểu: ∀k ∈ KHACHTV: k.NGGN> k.NGSINH  Bối cảnh: KHACHTV  Bảng tầm ảnh hưởng: Thêm Xóa S ửa KHACHTV + (NGGN, - + (NGGN,NGSINH) NGSINH) 16
  17. Phần 3: RBTV Câu 3: Những nhân viên cùng hệ số lương thì cùng mức lương  ∀n1,n2 ∈ NHANVIEN: n1.HESO=n2.HESO -> (n1.MUCLUONG = n2.MUCLUONG)  Bối cảnh: NHANVIEN  Bảng tầm ảnh hưởng: Thêm Xóa S ửa NHANVIEN + - + (MUCLUONG,HESO) 17
  18. Phần 3: RBTV Câu 4: Ngày nhân viên bán hàng phải lớn hơn hoặc bằng ngày đầu tiên vào làm của nhân viên đó.  ∀h ∈ HOADON, ∃ n ∈ NHANVIEN/ (h.MANV = n.MANV) ∧(n.NGVL
  19. Phần 3: RBTV Câu 5: Mỗi hóa đơn phải có ít nhất một chi tiết hóa đơn  ∀h ∈ HOADON, ∃ c ∈ CTHD/ h.SOHD=c.SOHD Hoặc ∀h ∈ HOADON, Count(c.SOHD) >=1 với ∀c∈CTHD/ c.SOHD=h.SOHD  Bối cảnh: HOADON, CTHD  Bảng tầm ảnh hưởng: Thêm Xóa S ửa HOADON + - - CTHD - + + (SOHD) 19
  20. Phần 3: RBTV Câu 6: Doanh số của một khách hàng thành viên là tổng các trị giá hóa đơn mà khách hàng thành viên đó đã mua  ∀k ∈ KHACHTV, k.DOANHSO= ∑(h.TRIGIA), ∀h∈HOADON/ h.MAKH=k.MAKH  Bối cảnh: KHACHTV, HOADON  Bảng tầm ảnh hưởng: Thêm Xóa S ửa HOADON + + + (MAKH,TRIGIA) KHACHTV + - + (DOANHSO) 20

Cơ sở dữ liệu kiểu quan hệ là gì?

Cơ sở dữ liệu quan hệ là một loại cơ sở dữ liệu được tổ chức theo mô hình quan hệ, trong đó dữ liệu được lưu trữ trong các bảng. Mỗi bảng tương ứng với một đối tượng hoặc một loại dữ liệu khác nhau, và mỗi hàng trong bảng đại diện cho một bản ghi cụ thể của đối tượng đó.

Trong một cơ sở dữ liệu có thể tạo được bao nhiêu bảng?

Trong cơ sở dữ liệu đơn giản, bạn có thể chỉ có một bảng. Với hầu hết cơ sở dữ liệu, bạn sẽ cần nhiều bảng. Ví dụ: bạn có thể có một bảng lưu trữ thông tin về sản phẩm, một bảng khác lưu trữ thông tin về đơn hàng và một bảng khác nữa chứa thông tin về khách hàng.

Một bảng có thể có bao nhiêu khoa?

Một bảng có thể chỉ bao gồm một khóa chính. Một khóa chính có thể được xác định trên một cột hoặc nhiều cột được gọi là khóa chính tổng hợp. Một khóa chính không thể vượt quá 16 cột và tổng chiều dài của khóa là 900 byte.

Trong một hệ thống cơ sở dữ liệu khái niệm table tương đương với gì?

Bảng (table) là các đối tượng cơ sở dữ liệu có chứa tất cả dữ liệu trong một cơ sở dữ liệu. Trong bảng, dữ liệu được tổ chức một cách hợp lý theo kiểu các hàng và các cột giống với bảng tính(excel). Mỗi hàng(row) đại diện cho một bản ghi duy nhất. Và mỗi cột(column) đại diện cho một trường trong bản ghi.