Tâm trạng của nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam – Bài số 1

“Văn học là nhân học” (M.Gorki). Trong văn học, do vậy, vẻ đẹp nhân bản của con người luôn luôn là một phương tiện thẩm mi mà ở đó chất thơ và chất hiện thực hoà quyện với nhau. Để làm rõ điều vừa nói, “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam sẽ là một dẫn chứng.

“Hai đứa trẻ” vừa là bức tranh hiện thực phố huyện nghèo, vừa như một bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác phẩm đã gieo vào lòng người đọc một nỗi buồn bâng khuâng day dứt về đời sống con người.

Bức tranh hiện thực nơi phố huyện nghèo xơ xác và lại càng xơ xác, tiêu điều hơn từ cái nhìn của nhà văn. Đó là lúc hoàng hôn của một ngày tàn nơi miền quê “mặt trời đã lấp sau rặng tre, nhìn lên chỉ thấy khóm tre màu đen kịt trên nền trời phớt hồng” dàn nhạc của ếch nhái bắt đầu văng vẳng kêu ngòai đồng, thế cũng đủ làm thành cái buổi chiều êm như ru như bao chiều khác.

Như một mô típ nghệ thuật, cái phố huyện hẻo lánh lại hiện ra trong khung cảnh chợ vãn của buổi chiều chỉ còn lèo tèo vài ba người bán hàng đang thu dọn gánh, vài đứa trẻ đi thu lượm các thứ lặt vặt… Cái bức tranh ấy đã một lần hiện lên trong “gió lạnh đầu mùa” nhưng sao nó vẫn nhuốm một nỗi buồn khó tả vào cái giờ khắc của ngày tàn trong “Hai đứa trẻ”.

Song bức trang phố huyện ấy không chỉ là cảnh vật mà là bức tranh cuộc sống của con người. Một hiện thực nơi miền quê hẻo lánh, một chút của chốn kinh thành được mang tới từ con tàu đêm đêm. Cuộc sống phố huyện có gi? Đó là hoạt động kiếm sống của những người mang trong mắt Liên dường như quá quen thuộc, mỗi người đã có một thói quen. Như bác phở Siêu, chị Tý, bố con nhà hát sẩm, cụ Thi điên và ngay cả Liên. Việc chủ yếu cũng chỉ là nghe tiếng trống thu không thì đóng cửa quán mà đợi chờ. Hiện thực không làm ta ngỡ ngàng đó là một phố huyện nghèo với những người cần cù lao động một cách lầm lũi đáng thương.

Nhưng tất cả những hiện thực như thế đều đặt trong con mắt quan sát chất chứa trong chất văn lãng mạn.Thời gian đi vào cuộc sống của phố huyện “rõ ràng” không vụt nhanh hoặc tan vào đêm tối. Thời gian cứ chậm rãi đi từng bước phát triển của nội tâm. Từ “tiếng trống thu không” đến một câu văn nhẹ nhàng: “chiều, chiều rồi” cất lên trong lòng, rồi trời nhá nhem tối đến không gian đã khuya không còn những “tạp âm”, của ban ngày chỉ còn “vòm trời với ngàn ngôi sao xanh ganh nhau lấp lánh”. Mỗi thời điểm lại có một cái nhìn cảnh vật khác nhau nhưng đều có phần thi vị hoá nhờ những câu văn tươi mát, uyển chuyển.

Có buổi chiều nào êm như ru trong cách nhìn của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng? Chỉ cón tâm hồn lãng mạn Thạch Lam mới có cái mượt mà đượm chất thơ như thế.

Sự tài tình cính là ở chỗ nhà văn vừa hoà nhập hai tâm hồn quan sát là một. Hiểu là nhà văn quan sát cũng đúng mà hiểu cảnh vật diễn ra trong mắt của nhân vật Liên cũng chẳng sai. Ta thấy rõ điều đó qua cái giật minh của nhân vật. “Liên mãi ngồi quên mất! Bây giờ Liên vội vàng vào thắp đèn xếp những quả sơn đen lại”. “Trời bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng gió mát”. Những câu văn như vậy có rất nhiều và được dùng một cách chỉnh xác đạt đến mẫu mực. Phải chăng cảm nhận ấy xuất phát từ tâm hồn nhà văn hay chính là từ tâm hồn của Liên khi phố huyện đã chìm trong im lìm của vắng lặng. Trong con mắt “Dõi theo những bóng người về muộn từ từ trong đêm”.

Nếu như đầu tối phố huyện còn được “trang hoàng” bằng những ánh đèn hắt ra từ những quán bên đường thi bây giờ chỉ còn là bóng đêm. Một vài tia sáng le lói từ kẻ cửa thành từng vệt. Con mắt thơ mộng đâu chỉ dừng ở những ánh sáng rất thực mà tim đến cái mong manh của thứ đom đóm lập loè trong kẽ lá bàng lại càng gợi buồn khó tả. Ánh sáng hiếm hoi của thiên nhiên được nhà văn “chớp” nhanh trong cái nhìn lãng mạn. Chất thơ chính là ở đó. Vừa có vài hiện thực vừa có sự bay bổng của người bút phác lên và đằm lại trên trang văn. Nhưng tất cả vẫn là cái thường nhật diễn ra trong cảnh sống vốn quẩn quanh lầm lũi.

Ánh đèn của chỉ Tý đủ soi một khoảnh nhỏ. Nếu quan sát từ xa, ta sẽ thấy một bức tranh khá hoàn chỉnh về mặt nghệ thuật với hai “gam màu” sáng tối. Khuôn mặt người phụ nữ chân quê chất phát đã trải qua một ngày bươn bải với cuộc sống để kiếm cái ăn, manh áo. Cuộc sống gia đình bận rộn tối tăm. Nhưng tối nào chị cũng góp một ánh đèn như thế. Tuy để làm thêm thu nhập, nhưng hình như họ chỉ bán cho lấy lệ.

Vậy thì cái gi đã làm cho họ ra đây? Phải chăng đó là nếp sống. Và phố huyện ban đêm là nơi để họ sống…Âm thanh của cuộc sống phát ra từ những lời đối thoại, những hoạt động của con người nơi đây. Mỗi người đều góp một thứ ánh sáng, một chút hương vi, âm thanh. Tất cả tạo nên một bức tranh phố nghèo.

Chẳng có một nét chấm phá nào trong bức tranh nhưng tất cả những con người có mặt đã làm nên tổng thể của cảnh vật cuộc sống. Nếu như ở Nam Cao là những cảnh sống hiện thực khốn khổ với nước mắt của đói, miếng ăn và áp bức thì cuộc sống hiện thực trong văn Thạch Lam được “đo bằng” một đơn vi “lãng mạn” nhất định. Nét bút của ông đã phát hoạ một cách rất nhẹ nhàng uyển chuyển. Phố huyện nghèo và cũng có rất nhiều lý do để người dân phải lao vào cuộc bon chen giành dật sự sinh tồn. Nhưng ở đây là một không khí chan hoà thực sự, ấm áp tinh người và mỗi người khi ra về chắc chắn vẫn giữ được sự ấm áp quen thân dù rất buồn.

Sự hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn đã giúp Thạch Lam có được chất văn nhẹ nhàng thanh thoát, ẩn hiện nhân cách tuyệt vời của ông.

Trở lại với cảnh sinh hoạt ban đêm nơi phố huyện, chất lãng mạn không dừng lại ở cảnh bao quát mà đắm lại ở những trang viết về chỉ em Liên. Đây chính là điểm nhà văn đã tập trung khắc hoạ. Liên gây ấn tượng bởi nội tâm sâu sắc, xuất phát từ một con người đa cảm. Khi màn đêm đã bắt đầu buông xuống cũng chính là lúc Liên thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn. Cảm giác buồn ấy gợi lên từ cảnh phố huyện xơ xác buồn trong tiếng trống thu không vang vọng như hút hồn người. Bất giác, một cảnh tượng làm chị không khỏi chạnh niềm thương: đó là những chú bé nheo nhóc nhớn nhác giữa chợ đã vãng từ lâu để nhặt những mẩu que kem và những gi còn có ich cho chúng. Ấn tượng đầu tiên là Liên có một tấm lòng chẳng trẻ con chút nào. Tư thế của một người chị còn bé hơn thế nữa, nỗi lòng buồn báo hiệu một sự “trưởng thành” về tâm sinh lí.

Bức tranh phồ huyện nghèo hẻo lánh, ẩn khuất trong bóng tối hư vô của phố huyện. Cuộc sống phố huyện đã ăn sâu trong tâm trí Liên. Tưởng như nếu có thiếu một thứ gì của cảnh ngoài kia, Liên đã thốt lên rồi. Nhưng tất cả vẫn thế, ngay cả tiếng cụ Thi đôi lúc làm cho Liên sợ. Nhưng cảm giác thân thuộc vẫn thấy cụ đáng yêu và đáng thương. Từng cảnh đời, cảnh sống của mỗi người lần lượt đi qua tâm hồn tưởng như non nớt của Liên.

Cuộc sống của từng người đã góp nên thành cuộc sống của cả một quần thể người dân quê nghèo khó. Từ những mảnh đời cũng giống như Liên cùng chung môi trường sống, ta thấy một điểm chung rất rõ, đó là sự quanh quẩn chật hẹp của môi trường xã hội. Ngày lại ngày vẫn chỉ là cái chợ tiêu điều, vài dãy hàng quán với những khoảnh đất trống “Lá đa lác đác trước lều” và những “con người ấy” mà thôi. Nhưng ở Liên lại có một sự khác lạ mà trong số trên chẳng có ai. Một hành động tưởng như quái gở và vô nghĩa, đó là “đợi tàu”. Nếu mẹ Liên ở đó chắc không cho cô thức. Nhưng đó mới chính là chiều sâu của tác phẩm khi tác giả khắc hoạ hình ảnh Liên cùng em đợi tàu với một niềm háo hức rất trẻ con.

Và con tàu đã đến đúng như sự mong mỏi, đợi chờ, như một thoáng niềm vui cũng chợt tắt. Tàu hôm nay không đông khách, ánh sáng của toa tàu cũng kém đi. Điều đó càng làm lòng Liên có một mỗi buồn vô hinh xâm lấn. Con tàu vô cảm lầm lũi mang đến niềm vui duy nhất nhưng lại chợt gợi thêm nỗi buồn khó tả. Tiếng rầm rầm của tàu đã lẩn khuất sau màn đêm dày đặc, không gian của phố huyện thoáng dao động rồi lại trở về như xưa. Tâm trạng của Liên bây giờ chẳng biết nên vui hay nên buồn. Vui có lẽ đúng hơn vì hàng ngày chuyến tàu vẫn là niềm mong mỏi của chị. Có người nói “chờ đợi là một điều khủng khiếp”; song, không có gi để chờ đợi lại càng khủng khiếp hơn. Với Liên điều khủng khiếp chỉnh là niềm vui mà chỉ có thể tự tạo cho mình. Chất lãng mạn ngay trong cảnh đợi tàu. Cảnh đợi tàu ở đây tuy có khác với cảnh đợi tàu trên sân ga nhưng lại vẫn chung một nỗi niềm mong mỏi. Điều đáng nói hơn là duy chỉ một cô bé Liên đợi. Cuộc sống bon chen đã không làm chị chìm trong cảnh đời lầm lũi, thầm lặng. Vượt xa hơn là một tâm hồn khát khao niềm vui của cuộc sống. Tuy cuộc sống buồn nhưng vẫn tạo được nhiềm vui để minh sống có ý nghĩa hơn trong cõi đời. Quả thực, tâm hồn Liên là một bài thơ có cấu tứ khá hoàn chỉnh; nhưng đó là một sự thật hiển nhiên mà Thạch Lam đem lại. Cho đến nay, chị vẫn sống với một niềm vui của chuyến tàu đem lại. “Liên” là mảng màu chủ đạo tạo nên chất hiện thực và chất lãng mạn trong thiên truyện, tạo nên bằng một cuộc đời, tạo nên như là người dẫn chuyện.

Thành công của thạch Lam chỉnh là sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp lãng mạn với xu hướng hiện thực, nhân đạo. Tạo cho mỗi tác phẩm của ông một sức sống trường tồn cùng lòng người. Tình người của nhà văn với nhân vật đã đưa ý nghĩa truyện lên một tầng cao mới. Ai đó đã định nghĩa về thơ: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời còn là thơ nữa” thì truyện ngắn “Hai đứa trẻ” và nhiều thiên truyện khác nữa của Thạch Lam có đầy đủ những yếu tố mang phong vị của một bài thơ trữ tình đặc sắc mà lại “cuộc đời” thật nhiều sâu sắc.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) – Văn mẫu lớp 11

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam – Bài số 2

Những trang văn Thạch Lam như những dòng suối ngọt lành nồng nàn tình yêu thương. Sáng tác của Thạch Lam mang màu sắc hiện thực song lại không để cho người đọc thấy được những mảnh vá trên vai áo của những con người nghèo khổ. “Hai đứa trẻ”, một truyện ngắn thấm thía niềm xót thương, một trái tim giàu lòng trắc ẩn của Thạch Lam đã gợi ra tính nhân văn cao cả. Cả truyện ngắn bao trùm là cuộc sống quẩn quanh, cơ cực, tối tăm ở phố huyện nghèo, nhưng dừng như ở đó ta vẫn thấy những điểm sáng đó là hình ảnh hai chị em Liên và An. Hai đứa trẻ là hai nhân vật chính của câu chuyện, mọi biến chuyển tinh vi của vạn vật đều hiện lên qua ánh nhìn nhạy cảm của cô bé Liên. Không gian phố huyện được xuất hiện qua tâm trạng Liên và đến với người đọc qua tâm trạng Liên.

Thạch Lam xuất thân từ một gia đình công chức gốc quan lại. Ông là một cây bút đắc lực của báo Phong hóa và Ngày nay. Ông sáng tác không nhiều nhưng đủ để tạo nên phong cách riêng trong sáng, giản dị, đậm chất trữ tình. Thạch Lam có đóng góp đáng quý cho sự nghiệp văn xuôi trước Cách mạng tháng Tám, đặc biệt trong thể loại truyện ngắn. “Hai đứa trẻ” một “tác phẩm thơ mang y phục văn xuôi” đã để lại một niềm cảm thương sâu sắc trong lòng người đọc về hai đứa trẻ: Liên và An.

Liên và An là hai đứa trẻ từng sống ở Hà Nội, rồi gia đình sa cơ thất thế nên trở về quê, một phố huyện nghèo hẻo lánh. Hai chị em trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu. Một gian hàng thuê lại của bà lão móm, ngăn ra bằng phên nứa dán giấy nhật trình. Liên chừng khoảng chín tuổi còn An khoảng bảy, tám tuổi. Tuy còn nhỏ nhưng Liên đã có những toan tính cho cuộc sống. Có lẽ vì thế mà trong sâu thẳm tâm hồn cô bé này đã có những xúc cảm hết sức tinh vi về mọi vật, mọi việc ở phố huyện này.

Bức tranh thiên nhiên trong phố huyện khi ngày tàn được hiện lên qua điểm nhìn nhạy cảm, tinh tế của Liên. Đó là “Một buổi chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gío nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve.” Trong bức tranh ấy có sự hòa trộn giữa hai loại hình ảnh: hình ảnh êm đềm, lãng mạn và hình ảnh gợi sự nghèo khổ, bần cùng. Phải chăng do cảnh chiều tàn mà gợi cho Liên nỗi buồn: “ Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đoi mắt chị bónh tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.” Thật khó để phân định rạch ròi nỗi buồn ngoại cảnh thấm vào tâm cảnh haynỗi buồn tâm cảnh lan tỏa ra, nhuốm vào ngoại cảnh. Ta chỉ thấy ở đay là một nỗi buồn sâu sắc trong tâm trạng. Chỉ có sự cảm nhận tinh tế, nhạy cảm như Liên mới thấu hiểu nó.

Không gian phố huyện còn đựoc hiện lên qua hình ảnh: “Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”, “đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mông và yên lặng”. Đó chính là mùi riêng của quê hương. Vậy là đủ thấy tình yêu quê hương trong Liên như một mạch nguồn len lỏi trong tâm hồn. Có lẽ bắt nguồn từ đó mà trong Liên luôn có sự xót thương những kiếp người nghèo khổ tròn phố huyện.

Liên thực sự có một tấm lòng thương cảm vô hạn đối với những con người nghèo khổ, lam lũ, tù túng của phố huyện. Liên thương những đứa trẻ con nhà nghèo nhưng chính chị cũng chẳng có tiền cho chúng. Hình ảnh những đứa trẻ đã gợi sự xót thương của Liên đối với cảnh sống nghèo khó của chúng. Liên thương cho chị Tí, bởi vì cuộc sống của chị cũng khó khăn: “sỡm với muộn mà có ăn thua gì? “. Dường như trong lời hỏi thăm ân cần của Liên có một tiếng nấc khe khẽ. Liên thương cho cụ thi hơi điên, “chị lẳng lặng rót đầy cút rượu ti” và “hai chị em Liên đứng sững nhìn theo cụ đi lần vào bóng tối, tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng”. Nhịp sống ở phố huyện cứ lặp đi, lặp lại, quanh quẩn, đơn điệu, tẻ nhạt. Những cảnh đời bế tắc, cuộc sống của những con người tàn. Họ đang gồng mình lên để sống nói cách khác họ đang sống leo lắt hay chỉ đang tồn tại. Dường như tất cả cảnh phố huyện đều được cô bé thu vào tầm mắt. Với trái tim đa cảm giàu lòng thương xót, Liên đã có những cảm nhận tinh tế về cuộc đời mờ nhạt, quanh quẩn, cái ao đời phẳng lặng trong phố huyện nghèo. Chính sự quan tâm, niềm cảm thương ấy của Liên đã làm nên tình người bàng bạc khắp thiên truyện. Tình người trong Liên không ồn ào mà dịu nhẹ, sáng trong lắng dần trên trang sách. Cái nhìn nhân hậu cùng niềm xót thương đã tạo nên giá trị nhân văn cho “Hai đứa trẻ”. Những kiếp người xuất hiện trong đêm tối, từ bóng tối đi ra rồi lại đi lần vào bóng tối chỉ được gợi lên qua cái nhình của Liên hay chính Thạch Lam? Bởi theo Thế Lữ nhận xét: “Thạch Lam là người sống hết cả từng ý văn, từng câu văn anh đã viết ra trên trang giấy. Sự thực của tâm hồn mà Thạch Lam diễn trong văn chương phức tạp, nhiều hình vẻ, nhưng bao giờ cũng đằm thắm, cũng nhân hậu, cũng nghẹn ngào một chút lệ thầm kín của tình thương.”

Hai đứa trẻ dù cho già dặn trong suy nghĩ thì vẫn chỉ là hai đứa trẻ, là hai mầm cây mới nhú trên mảnh đất cằn cỗi, khắc nghiệt cảu không gian nơi phố huyện. Chúng vẫn thèm hòa nhập vào những cuộc chơicủa bao đứa trẻ khác ở “thềm hè” nhưng cả hai đều sợ “trái lời mẹ dặn” và “đành ngồi trên chõng”. Hai chị em Liên lũ trẻ đang chơi ở thềm hè với con mắt thèm muốn và một chút nuối tiếc. Đó là điều hết sức tự nhiên trong tâm hồn trẻ thơ. Tuổi thơ của chúng sớm phải chia tay với những buổi dạo chơi trên phố, sớm quên đi bao niềm vui để phải già dặn, toan tính. Rồi liên và An ngồi ở chõng mà ngước mắt lên bầu trời để khám phá, “vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ”. Chính sự khám phá tự nhiên ấy đã “làm mỏi trí nghĩ” của cả hai đứa trẻ. Thạch Lam hơn ai hết thấu cái bi kịch lớn của tình thương, muốn được san sẻ cùng mà chỉ có thể nâng đỡ về tinh thần. Hai đứa trẻ cũng như ấp ủ bao hi vọng mơ ước của nhà văn được thay đổi thực tại tù túng kia, để những đứa trẻ như liên và An được hưởng trọn vẹn trong vòng tay yêu thương, đùm bọc của cuộc đời.

Hai đứa trẻ-hai niềm hi vọng được nhen nhóm lên như ánh sáng của đoàn tàu làm bừng sáng cả không gian phố huyện, ánh lên nỗi khao khát về sự thay đổi. Sự khao khát, hi vọng mãnh liệt của Liên về sự thay đổi được thể hiện trong cảnh Liên và An cố thức để đợi chuyến tàu đêm. Đoàn tàu hiện ra trong bóng tối với “ngọn lửa xanh biếc”, với tiếng còi kéo dài, với “làn khói bừng sáng”. Con tàu hiện lên bằng một thứ ánh sáng khác hẳn với ngọn đèn leo lắt của chị Tí, của bác phở Siêu. Âm thanh “rầm rộ” làm xáo động cả không gian phố huyện. Trong sâu thẳm tâm hồn những con người nơi đây, đoàn tàu còn mang lại ánh sáng giàu sang, no ấm, hạnh phúc, ánh sáng mà “chừng ấy người trong bóng tối “ đang chờ đợi chăng? Đoàn tàu xuất hiện chỉ làm thay đổi không gian phố huyện trong khoảnh khắc nhưng cũng để mọi người thèm khát. Đặc biệt là Liên, Liên đã càng hiểu thấu sự khao khát đó do chính cô bé cũng từng là người Hà Nội, từng có cuộc sống ấm no như thế. Khi tàub tới “Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực rỡ vui vẻ và huyên náo”. Con tàu như đã đem đén một chút thế giới khác, một thế giới khác hẳn đối với Liên, một thế giới hạnh phúc, giàu sang khác xa với cuộc sống nghèo khổ, tù túng hiện giờ nơi phố huyện. Đoàn tàu đi từ kí ức tới hiện tại, mang đến ước mơ và khát vọng và đem chúng đi trong sự nuối tiếc của Liên. Phố huyện lại trở về với sự yên tĩnh, tịch mịch và sự bủa vây của bóng tối, nguyên vẹn một cuộc sống tù túng, nghèo khó của bao kiếp người. Dù có khó khăn nhưng họ vẫn khao khát, vẫn mơ ước về một tương lai tươi sáng. Đó chính là niềm tin sâu sắc của Thạch Lam, là giá trị nhân đạo của tác phẩm. Nhưng đó chỉ là ý niệm mà không thể thay đổi được thực tế. Đoàn tàu đến, đi qua nhưng chỉ làm Liên thanh thản, yên tĩnh chứ không thể thay đổi được thực tại về cuộc sống “tịch mịch và đầy bóng tối” của Liên. Không thấm được một tấm lòng nhân ái sâu xa, không hiểu lòng con trẻ, không có một tâm hồn nhạy cảm thì thạch Lam không thể diễn tả tinh tế đến thế nỗi thèm khát ánh sáng của những con người trong bóng tối mà đặc biệt là hai đứa trẻ. Quả thực thạch Lam là một hệ thống dây tơ nhạy bén đến mức có thể cảm nhận được sự biến chuyển tinh vi trong tâm trạng mỗi nhân vật.

Dòng suối mát lành ấy cứ thấm dần rồi thẩm thấu vào trái tim mỗi người đọc về sự xót thương, về tình yêu nồng nàn đối với những con người nghèo khổ. Thạch Lam rất đỗi tinh tế trong việc miêu tả sự biến đổi của cảnh vật và nhân vật mà cụ thể ở đây là cô bé Liên. Một cô bé mới 9 tuổi nhưng đã phải già dặn trong cuộc sống khó khăn, vất vả, tù túng, biết cảm thương cho những mảnh đời khốn khổ khiến người đọc xúc động. Với truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã làm được giá trị đích thực của văn chương, giá trị thanh lọc tâm hồn con người, cho nó sức sống ngàn đời bất diệt.

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam – Bài số 3

1. Những rung động tinh tế trước cuộc sống

– Liên là một cô gái tầm mười hai, mười ba tuổi. Cô bé không hẳn nông thôn cũng không hẳn là thành thị mà là gạch nối giữa hai mảnh đất ấy, Liên không phải là một cô gái trưởng thành nhưng cũng không còn quá bé bỏng ngây thơ nữa. Một nhân vật như vậy, tâm hồn mới dễ mơ hồ, mong manh trước không gian cảnh vật. Những xúc cảm, cảm giác ấy cũng chính là những rung động tinh tế trước cuộc sống.

– Khi chiều xuống, những âm thanh, sắc màu của chiều quê từ dãy tre làng trước mặt đến tiếng ếch nhái kêu văng vẳng ngoài đồng ruộng  theo gió nhẹ đưa vào, tiếng muỗi vo ve, …Thật khó hiểu, trong lòng Liên dâng lên một nỗi buồn man mác  trước cái giờ khắc của ngày tàn qua đôi mắt buồn ngập đầy bóng tối, qua dáng ngồi bất động, yên ắng lạ thường.Nhìn cảnh chợ vãn tối khi  không còn thấy bóng người và tiếng ồn ào,  “Một mùi ẩm bốc lên hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”. Đó là mùi vị quen thuộc của cái nghèo, cái lầm than mà Liên đã gắn bó suốt bấy lâu.Cuộc sống phố huyện cứ đang tàn dần, lụi dần trong đói nghèo lam lũ, quẩn quanh. Nỗi buồn bất chợt, mơ hồ ấy là biễu hiện cụ thể của một tâm hồn rất dễ dàng rung động với sự đổi thay của thiên nhiên lúc này.

Xem thêm:  Cảm nhận bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

– Với một tâm hồn nhạy cảm, Liên thích thú với vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với ánh sáng của những con đom đóm. Cảm giác thật khuây khoả khi hai chị em Liên ngước mắt đón nhận hàng ngàn vì sao tinh tú ấm áp, loé sáng và tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông. Đó là cách để Liên có  thể tìm lại đươc thứ ánh sáng vừa quen thuộc vừa mới mẻ nhưng hết sức thú vị. Trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa, qua khe cửa. Hột sáng nhỏ đến vậy nhưng hai chị em Liên vẫn chăm chú ngắm nhìn.

2. Lòng trắc ẩn những cảnh ngộ đáng thương:     

– Liên trông thấy những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể  dùng được của các bán hàng để lại; Trời nhá nhem tối, Cô bé trông thấy thằng cu bé xách  điếu đóm và hai cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra, đó là con trai út của cô Tí, nó còn nhỏ mà đã phải làm công việc quá sức như vậy. Đó là gánh nặng cuộc đời đè lên đôi vai của chúng, sự lo toan cho cuộc sống dù con nhỏ.

– Sát quán tạp hoá nhà mình là gia đình chị Tí, mẹ con chị Tí ngày qua ngày luôn sống một cuộc sống quẩn quanh hết sức nhàm chán: ban  ngày chị đi mò cua bắt tép, tối đến mới dọn cái hàng nước dưới gốc cây bàng. Chị Tí chả kiếm đươc bao nhiêu, nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ chập tôí cho đến đêm, thi thoảng có mấy người phu gạo phu xe chú lính lệ trong huyện hay người nhà thầy thừa đi gọi chân tổ tôm ghé vào uống nước. Lởi lãi vô cùng ít, chẳng thấm vào đâu cái gia cảnh nghèo khó nhà chị.

– Bác Siêu: đặc điểm nổi bật nhận biết gánh phở  từ xa mà Liên nhận ra được đó là tiếng đòn gánh kiũ kịt, khói theo gió tạt lại và mùi thơm của phở. Ở cái huyện nhỏ này, quà của bác được xem  là món quà xa xỉ, nhiều tiền nên hai chị em Liên không bao giờ mua được. Khách của bác Siêu chủ yếu là người đi tàu. Cuộc sống bấp bênh đầy biến trở của bác không biết khi nào mới được dừng lại.

– Bà cụ thi hơi điên: thường xuyên mua rượu ở hàng Liên. Liên biết tính bà, chị lẳng lặng rót một cút rượu ti đầy đưa cho cụ. Dù biết bà Thi không có ý gì xấu nhưng cô vẫn không dám  nhìn mặt cụ, trong lòng hơi run sợ,  chỉ mong cho cụ chóng đi

– Vợ chồng bác Xẩm: tài sản chỉ có manh chiếu rách, cùng với  chiếc đàn bầu, sống một cuộc sống vô nghĩa, luôn mong đợi một điều đổi mới

Nhìn những con người trên, Liên thấy lòng mình thật đau xót, thật đáng thương cho những người có số phận bất hạnh như vậy.

3. Hoài niệm quá khứ:

– Hương về ánh sáng, đó là ánh sáng nhỏ nhoi của muôn vàn vì sao, dòng sông ngân hà, quầng sáng của đèn quán nước chị Tý. Trong những ánh sáng đẹp đẽ ấy, đối với Liên quan trọng hơn cả là ảnh sáng phát ra từ gánh phở bác Siêu.

– Cảm giác của Liên mơ hồ mong manh có lẽ vì sống trong bóng tối quá nhiều, gợi cho Liên kỉ niệm nhớ về Hà Nội, một Hà Nội xăm, đó là một Hà Nội gắn liền với tuổi thơ và kỉ niệm ấy như muốn sống dậy và tràn đầy sức sống hơn khi đang ở phố huyện.

4. Khi đoàn tàu chạy qua phố huyện:

– Trong cảm nhận cuả Liên, cuộc sống phố huyện như thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí  và đoàn tàu chạy qua được chị em Liên ngắm nhìn theo trong một tâm trạng chờ đợi, khắc khoải, Liên chăm chú theo dõi từng dấu hiệu nhỏ trước khi tàu đến

– Liên chăm chú từ những chiếc đèn lồng, mấy ngưởi làm công đi đón bà chủ  tỉnh về đến những ánh sáng của ngàn vì sao, gánh phở bác Siêu…

– Khi chiếc tàu rầm rộ đi tới thì hình ảnh những toa tàu hiện ra với đèn đóm sáng trưng với lố nhố những người đồng và kền lấp lánh. Rời chiếc tàu đi qua “ để lại những đốm than đỏ bay trên đường sắt” và cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng rồi mất hút vào bóng tối

– Đoàn tàu ấy ngoài công việc đánh thức kỉ niệm nó còn mang theo cả  một thế giới khác đi qua. Liên nhớ về Hà Nội, một Hà Nội xa xăm, một Hà Nội vui vẻ, một Hà Nội sáng rực và huyên náo của thời thơ ấu. Con tàu đã mang đến cho Liên một thế giới khác, một cuộc sống khác. Khác hẳn với quầng sáng của ngọn đèn chị Tí và của bác Siêu. Như vậy chớ tàu vừa để sống lại thế giới tuổi thơ đã mất vừa  để thoát ra khỏi cuộc sống tối tăm, nhàm chán nơi phố huyện hướng đến cuộc sống tươi đẹp hơn.

– Nhưng cuộc thoát li dù rằng tưởng tượng cũng chỉ diễn ra trong chốc lát. Con tàu đi qua bóng tối lại bao bọc tất cả và khi chỉ còn đêm khuya với tiếng trống cầm canh và tiếng chó cắn chính là lúc những ấn tượng thu nhận của Liên bị lắng lại ” Liên thấy mình sống với bao sự xa xôi không biết có như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”. Có thể nói dù chưa thật sự rõ ràng nhưng Liên đã ý thức được sự tồn tại và ý nghĩa của sự tồn tại đó.

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam – Bài số 4

Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Lân. Sinh năm 1910, trong một gia đình công chức khá giả. Ông là một cây bút đắc lực cho báo Phong Hóa và Ngày Nay (Hà Nội) vào những năm ba mươi của thế kỉ này. Sự nghiệp văn chương đang trên đà phát triển thì ông bị bệnh và mất sớm vào năm 1942, khi mới ngoài 30 tuổi. Tuy tác phẩm để lại không nhiều nhưng cũng đủ chứng tỏ Thạch Lam là nhà văn có phong cách riêng, có đóng góp đáng quý cho sự nghiệp phát triển của văn xuôi trước cách mạng tháng Tám.

Truyện ngắn hai đứa trẻ trích trong tập Nắng trong vườn (Nhà xuất bản Đời nay, Hà Nội, 1938). Tác phẩm đi vào những cảnh đời thường, những số phận tăm tối, bất hạnh của người dân nghèo trong xã hội cũ.Mỗi lần nghĩ đến họ, Thạch Lam không khỏi xót thương cảm. Bối cảnh của truyện là một phổ huyện nhỏ bé nằm giữa thôn xóm và cánh đồng, có đường xe lửa chạy qua. Thời gian từ chập tối đến nửa đêm. Cả không gian và thời gian, nhân vật điều hạn chế, ít ỏi và vấn đề đặt ra trong truyện chẳng còn gì là phức tạp, lớn lao. Ấy vậy mà sau khi đọc tác phẩm, những cơn sóng xúc cảm trong tâm hồn chúng ta xao động mãi khôn nguôi. Nhân vật chính của truyện là hai chị em Liên và An –hai đứa trẻ. Chị khoảng mười ba, mười bốn; em độ lên chín lên mười. Trước, gia đình sống ở Hà Nội, sau sa sút phải về quê, mẹ bận hàng xay hàng xáo, giao cho hai chị em trông coi một tạp hóa nhỏ bé ở gần ga. Đêm đêm hai chị em thức chờ đoàn tàu khuya chạy ngang qua mới dọn hàng đóng cửa đi ngủ.

Bắt đầu truyện là cảnh phố huyện lúc chiều xuống. Tiếng là phố huyện nhưng thật nhỏ bé tiêu đìu.

Hiệu lệnh phát ra từ một chòi canh lẩn mình vào dãy tre làng đang đen lại. Trời tây đỏ rực nhưng sắp tàn. Ngoài cánh đồng, ếch nhái đã kêu ran và trong cái cửa hàng nhỏ bé của hai chị em Liên, tiếng muỗi vo ve không dứt. Cảnh thật buồn khiến cô bé Liên bỗng dưng thấy cái buồn của ngày tàn thấm thía vào tâm hồn và đôi mắt em ngập đầy dần bóng tối. Bấy nhiêu chi tiết đều tập trung vào cái thế giới thu nhỏ lại, lụi tàn đi của những cảnh vật này để chiếm thế lĩnh, tràn dâng ngày càng mạnh của những cảnh tình đêm mà bóng tối và đêm đen dần dần ngự trị tất cả cảnh vật và con người.

Lúc mới xẩm tối, tuy các nhà đã lên đèn nhưng nguồn sáng ấy không đủ xua tan bóng tối. Khi bắt đầu đêm thì đường phố và các ngõ dần dần chứa đầy bóng tối. Bác phở Siêu lom khom nhóm lửa, bóng bác mênh mang ngả xuống đất một vùng và kéo dài đến tận hàng rào bên ngõ. Chị em Liên ngồi dưới gốc bàng với cái tối chung quanh. Toàn là bóng tối. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường ra chợ về nhà, cácngõ vào làng đen sẫm lại. Tiếng trống canh cũng đánh tung lên một tiếng ngắn rồi chìm vào bóng tối. Các cửa hàng cơm ở ga cũng im lặng, tối đen, vào bóng tối. Chuyến tàu đi qua rồi thì đêm tối lại mịt bao quanh, màu đêm của đất quê, của đồng ruộng mênh mang và yên lặng.

Như vậy, mở đầu truyện là bóng tối, chấm dứt truyện cũng là bóng tối. Đâu đâu cũng ngập tràn bóng tối. Bóng tối át cả ánh sáng. Đây đó, một vài ánh sáng nhỏ nhoi chỉ làm cho bóng tối thêm dày đặc. Vệt sáng đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào cành cao, ánh sáng mờ nhạt của hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh trên bầu trời đêm xa vời…hòa tan vào bóng đêm. Ngọn đèn trên chõng hàng nước chị Tí chỉ là một quầng sáng nhỏ nhoi trên mặt đất đen thẳm, dưới một bầu trời bao la thăm thẳm đầy bí mật.

Bếp lửa bập bùng trong gánh phở bác Siêu cũng chỉ là một chấm lửa nhỏ và vàng, lơ lửng đi trong đêm tối, thấp thoáng ẩn hiện trên con đường vắng ngắt. Ánh đèn trong cửa hàng của chị em Liễn thì thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Ánh đèn lồng của người đi đón khách ở ga làm lung lay cái bóng đen dài của người cầm đèn; ánh đèn ghi lửa xanh biếc như ma trơi…Chung quanh những điểm sáng loe lét ấy là cả một màn bóng tối dày đặc và đen nghịt. Trong bóng tối đó là những mảnh đời đen bạc.

Trang sách nhuộm đầy bóng tối ấy là để gắn vài cái khung tối tăm của những mẫu đời tăm tối.

Ngay từ lúc nhá nhem, bóng tối chưa phủ lên mặt đất nhưng những cảnh đời đen tối đã hiện ra. Đó là mấy đứa trẻ nghèo ven chợ. Sau khi chợ đã vãn, chúng tranh nhau nhặt nhạnh tất cả những gì còn dùng được cho cuộc sống tăm tối của gia đình mình. Vào buổi đêm, có cuộc đời mẹ con chị Tí với cái hàng nước quá đơn sơ, chỉ có cái chỏng tre, dăm cái ghê thấp, một ấm chè tươi, vài cái bát, cái điếu thuốc lào và ngọn đèn dầu loe lét. Ngày, hai mẹ con lặng lội mò cua, bắt tép; từ chập tối cho đến đêm thì bán nước chè tươi, thuốc lào, mong kiếm mấy đồng xu xòm cõi, thêm vào cho cuộc sống đói kém, bấp bênh. Có khi chờ mãi mà chẳng có ai ghé uống bát chè, hút điếu thuốc. Hãy nghe lời buồn bã của chị thốt lên trước cảnh hàng ế ẩm: Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?…Ôi chao, sớm với muộn có ăn thua gi! Ta có thể hinh dung đến tận đáy cuộc sống của con chị Tí, đã cơ cực mà còn mong chờ vào sự rủi may, một sự trông chờ cầm chắc là chẳng có hi vọng gì.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh) – Văn mẫu lớp 11

Tuy vậy, mẹ con chị còn có cái ghế để ngồi, có ngọn đèn để soi sáng; còn gia đình bác xẩm thì nằm ngồi ngay trên chiếc chiếu rách trải trên mặt đất. Thằng con bò ra đất, cái thau sắt trắng chờ tiền thưởng trống trơ trước mặt. Tất cả im lìm, chỉ có tiếng đàn bầu nổi lên bần lật, run rẩy trong bóng đêm. Rồi sau đó, không khách, không hát, không tiền, họ lăn ra ngủ luôn trên đất, giấc ngủ của kiếp sống vất vưởng, lầm than.

Còn bà cụ Thi hơi điên, đêm nào cũng ra quán chị em Liên mua rượu, khen liên rót đầy,ngửa cổ uống sạch, lảo đảo bước đi, bóng nhòa lẫn vào bóng tối, và tiếng cười khanh khách mỗi lúc một nhỏ dần. Bà cụ oan ức gì chăng, buồn khổ vì chăng phải lấy rượu giả sầu? Bao nhiêu rượu đã uống cạn mà nỗi sầu chưa vơi? Nỗi sầu ấy tạo nên bóng tối bao phủ tâm hồn bà cụ.

Tất cả những mảnh đời kể trên đều là những cảnh đời ở cái phố huyện heo hút, xơ xác này. Đến khuya, tất cả phố xá trong huyện đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí, bởi còn có ngọn đèn tù mù trong khi cả phố tối om. Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ.

Giữa những cuộc đời đen tối ấy là cảnh đời không đến nỗi tối tăm nhưng thật tẻ nhạt và buồn của hai chị em liên. Liên là thiếu nữ mười ba, mười bốn, đã biết làm dáng với chiếc dây xà tích bạc đeo chìa khóa ở thắt lưng. Liên muốn tỏ ra là chị, là người con gái lớn đảm đang. Liên biết tính toán, sắp đặt, mua bán và nhất là biết thương đứa em nhỏ mới tám, chín tuổi. Hai chị em đã hòa nhập với cuộc sống ở phố huyện này một cách hồn nhiên.

Trước hết là quen với bóng đêm. Trước đây ở Hà Nội, liên thấy Hà Nội nhiều đèn quá. Còn ở đây trái hẳn. Chiều xuống, mắt Liên ngập đầy bóng tối và không hiểu sao Liên thấy buồn. Mãi rồi quen đi, Liên không sợ màn đêm nữa mà còn chú ý đến nó và những gì chứa đựng trong nó: cảnh vật, con người. Hai chị em đã quen với cái mùi âm ẩm cát bụi mà tưởng mùi riêng của đất này. Chiều tàn, nhìn những đứa bé lem luốc tranh nhau bới rác, nhặt nhạnh những thứ bỏ đi trong chợ, Liên và An động lòng thương. Liên lặng lẽ quan sát rồi nhận xét giờ giấc xuất hiện của mẹ con chị Tí, bác phở Siêu, bà cụ Thi, gia đình bác Xẩm. Quen mặt, quen tên từng khách mua hàng, hòa nhập với đám trẻ con nơi phố huyện.

Riêng Liên, em vẫn mơ hồ nhớ quãng đời sống ở Hà Nội, được hưởng những quà ngon lạ, được đi chơi bờ hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ…Hà Nội là một vùng ánh sáng rực và lấp lánh…Thật ra, đó không phải chỉ là kí ức mà là hình bóng của cuộc đời bình thường, sáng sủa mà lẽ ra,những trẻ thơ như chị em Liên phải được hưởng. Nhưng bây giờ, tất cả lùi xa, xa vời như một ảo tưởng nhưng lại là một niềm ao ước thiết tha muôn đời của con người, mong một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ triền miên của họ.

Cũng cho mọi người trong phố huyện nhỏ này, chị em Liên cũng cố thức chờ đoàn tàu chạy ngang qua với những toa đèn sáng tự trưng, những toa hạng sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh. Hình ảnh đoàn tàu là một thế giới ước mơ, khát vọng của người nghèo. Tàu đến với đủ thứ vùng đất này. Tàu đi, chiếc đèn xanh ở toa sau cùng xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre, như một ảo ảnh, một hi vọng le lói.

Dù sao, hình ảnh đoàn tàu sáng trưng cũng tạo một thoáng vui cho những cảnh đời bóng tối, những số phận bóng tối đã nói ở trên, để họ phút chốc khuây quên nỗi khổ, tìm đến với giấc ngủ sau một ngày nhọc nhằn, vất vả.

Giống như truyện Nhà mẹ Lê, Gió lạnh đầu mùa, truyện ngắn Hai đứa trẻ đi vào thế giới tâm tình, đi vào cuộc sống của những mảnh đời khốn khó. Cách cảm, cảm nghĩ chân thành của Thạch Lam đã gây xúc động cho người đọc. Nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét: Truyện ngắn Hai đứa trẻ có một hương vị thật man mác. Nó gợi một nỗi niềm về quá vãng, đồng thời cũng dóng lên một cái gì đó còn ở trong tương lai…nơi cái thế giới khách quan của một đôi trẻ ở phố quê, hình ảnh đoàn tàu và cái tiếng còi đã thành một thói quen của cảm xúc cà của ước vọng. Đọc Hai đứa trẻ, thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm ái và sâu kín.

4

Thanh Lam là một trong những cây viết truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông là thành viên của nhóm tự lực văn đoàn nhưng ông mang một nét rất riêng so với các nhà văn trong nhóm. Văn của tự lực văn đoàn thường  đượm một nổi buồn lãng mạn còn văn của Thạch Lam lại chất chứa những nổi buồn hiện thực. Nó như một thứ “Hương hoàng lan”, được cất từ những nổi đời. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” in trong tập “Nắng trong vườn” (1938), tác phẩm này tiêu biểu cho phong cách của Thanh Lam. Đó là kiểu truyện ngắn trữ tình đượm buồn. Nét phong cách này thể hiện sâu sắc ở khung cảnh phố huyện và tâm trạng đợi tàu của nhân vật Liên. Truyện ngắn của Thạch Lam là kiểu truyện ngắn trữ tình buồn hiện thực, không có cốt truyện, giàu cảm xúc, nhẹ nhàng và thấm thía  như một bài thơ.

Bức tranh phố huyện được miêu tả theo trình tự thời gian, cảnh phố huyện lúc chiều xuống. Cảnh phố huyện lúc về đêm. Cảnh đợi tàu và cảnh phố huyện lúc có chuyến tàu khuya đi qua. Liên là một cô gái nhỏ vì cha mất việc, cả nhà phải chuyển từ Hà Nội về sống ở một phố huyện nghèo…Tuy còn nhỏ mà Liên đã tỏ ra đảm đang, thay mẹ trông coi một quán  tạp hóa nhỏ để kiếm sống và Liên cũng rất chu đáo khi thay mẹ chăm sóc bé An. Đặc biệt Liên là một cô gái nhỏ dịu hiền, nhân hậu, đa cảm. Tâm trạng của Liên được khắc qua bốn cảnh ở phố huyện, như bốn nấc thang tâm lí: chiều muộn, đêm về, cảnh đợi tàu và chuyến tàu khuya. Bức tranh thiên nhiên trong phố huyện khi ngày tàn được hiện lên qua điểm nhìn nhạy cảm và tinh tế của Liên. Đó là “ Một buổi chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran, ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng muỗi đã bắt đầu vo ve”.  Trong bức tranh ấy có sự hòa trộn giữa hai hình ảnh: hình ảnh êm đềm lãng mạn và hình ảnh gợi sự nghèo khó, bần cùng. Phải chăng do cảnh chiều tàn mà gợi cho Liên nổi buồn: “Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngạp đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn  ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy long buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.” Thật khó để phân định rành rọt nỗi buồn ngoại cảnh thấm vào tâm cảnh hay nổi buồn tâm cảnh lan tỏa ra, nhuốm vào ngoại cảnh. Ta chỉ thấy ở đây là một nổi buồn sâu sắc trong tâm trạng. Chỉ có sự cảm nhận tinh tế và nhạy cảm như Liên mới thấu hiểu nó. Liên tuy không lam lũ vất vả như những mảnh đời kia. Nhưng lại là số phận đáng thương nhất. Vì quá khứ tươi đẹp của hai chị em Liên đã thuộc về dĩ vãng. Hiện tại thì buồn tẻ, tăm tối, bế tắc. Đúng là cuộc sống phố huyện cứ đang tàn dần, lụi dần trong đói nghèo lam lũ quẩn quanh. Những tâm hồn mới lớn như chị em Liên, chứng kiến những cảnh đó không buồn sao được, nhưng nổi buồn cũng chỉ man mác đọng trong đôi mắt Liên “bóng tối ngập đầy dần” nó đang thấm dần vào tâm hôn Liên. Phố huyện như một sân khấu cuộc đời chỉ độc diễn một màn buồn tẻ, không có sự thay đổi của cả người lẫn cảnh. Đó là cuộc sống cứ “mốc lên, mòn đi, mục ra, rĩ ra” không lối thoát. Nó gợi liên tưởng bởi hình ảnh “chiếc ao đời phẳng lặng”.

Nhà văn không trực tiếp tả tâm trạng này của Liên, nhưng cảnh vật và cuộc sống qua cái nhìn của Liên đã khắc họa được tâm trạng đó. Sống trong hoàn cảnh như vậy, chị em Liên sao không khỏi chờ đợi một cái gì đó dù mơ hồ. Nổi buồn dường như thấm thía hơn. Nhưng không hi vọng thì làm sao sống nổi. Và chuyến tàu đêm đã thắp lên niềm hi vọng đó. Cảnh chuyến tàu khuya và tâm trạng buồn vui của Liên, trong cả chuỗi thời gian dài buồn tẻ, thì ánh sáng, tiếng còi tàu  chính là niềm vui lớn của hai chị em. Hai đứa đêm nào cũng náo nức thức chờ tàu. Chúng không chờ tàu để bán hàng, đó là niềm vui tinh thần của hai chị em. Khi đoàn tàu đến Liên và An đứng cả dậy, hướng về phía con tàu, và khi nó đi rồi, “Liên vẫn lặng theo mơ tưởng”, con tàu đến rồi lại đi nhanh để lại trong hai đứa trẻ nổi buồn tiếc. Tàu đi rồi, phố huyện lại trở về với đêm tối và sự tĩnh lặng, càng nặng nề hơn. Niềm vui của hai đứa trẻ vừa lóe lên lại bị dập tắt như đám than bổng bùng lên cháy rực rồi lại lùi dần trong đêm. Nổi chờ đợi bắt đầu khắc khoải từ khi bóng chiều xuống, đêm về và phố huyện vào khuya. Hai đứa trẻ chờ đợi từng bước đi của thời gian, từng bước xích lại gần của chuyến tàu: tàu sắp đến, tàu vuột qua, tàu đi rồi chỉ còn lại ánh đèn ghi đỏ xa mãi rồi  khuất sau rặng tre. Đêm tối lại bao bọc phố huyện.

Miêu tả khung cảnh phố huyện buồn, nghèo nàn, tẻ nhạt, bế tắc và tâm trạng của hai đứa trẻ đặc biệt là Liên một cách trực tiếp và gián tiếp. Qua hiện thực và hồi ức đan xen, miêu tả bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, giàu chất thơ, nhà văn bộc lộ niềm xót thương những kiếp người đói nghèo, cơ cực, sống quanh quẩn, bế tắc trong xã hội cũ.

Từ đó tác giả như muốn lay tỉnh những tâm hồn uể oải, đang lụi tàn. Muốn nhen lên trong họ ngọn lửa khát khao được sống một cuộc sống tươi đẹp, ý nghĩa hơn. Khát khao thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang chôn vùi họ. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đã thể hiện sâu sắc cái tài và cái tâm của Thạch Lam.

Thanh Bình tổng hợp

Thống kê tìm kiếm

  • phan tich nhan vat Lien
  • phân tích nhân vật liên trong hai đứa trẻ