Nguyên tắc chọn mẫu trong nghiên cứu định tính

1. Khái niệm chọn mẫu nghiên cứu.

- Chọn mẫu: Là việc tiến hành nghiên cứu, thu thập thông tin từ một bộ phận thu nhỏ của mẫu tổng thể nghiên cứu, song lại có khả năng suy rộng ra cho tổng thể đối tượng nghiên cứu, phù hợp với các đặc trưng và cơ cấu của tổng thể.

2. Ý nghĩa của nghiên cứu chọn mẫu.

- Trong nghiên cứu chọn mẫu, khảo sát không nhiều các đơn vị nghiên cứu nên thường được tiến hành trong thời gian ngắn. Dữ liệu được xử lý, phân tích nhanh nên thông tin thu được từ điều tra chọn mẫu có tính thời sự, cập nhật.

- Chi phí cho công tác tổ chức nghiên cứu giảm, do đó, nghiên cứu chọn mẫu tiết kiệm được nhân lực, vật lực và tài chính.

- Có thể mở rộng nội dung nghiên cứu hoặc đi sâu tìm hiểu mặt nào đó của hiện tượng.

- Có thể tuyển chọn những điều tra viên tốt: Có trình độ, có kinh nghiệm, có điều kiện tập huấn thì thông tin thu được có tính chính xác cao.

* Quy mô của mẫu:

- Không có một giải pháp vạn năng về dung lượng cần thiết của mẫu. Song về mặt nguyên tắc: dung lượng của mẫu phụ thuộc vào:

1 - Độ tin cậy, chính xác cần thiết của kết quả.

2 - Số lượng biến số cùng phân tích

3 - Mức độ có trong tập hợp tổng quát.

4 - Mức độ chính xác cần thiết của kết quả trong mẫu.

- Nếu tập hợp tổng quát có nhiều dấu hiệu, thì dung lượng của mẫu sẽ tăng lên và ngược lại, mẫu sẽ nhỏ nếu tập hợp tổng quát thuần nhất về mặt dấu hiệu. Bên cạnh đó, khả năng tài chính và nguồn lực là yêu tố rất quan trọng để xác định cỡ mẫu tối đa mà nhà nghiên cứu có thể sử dụng được

Trong thống kê có quan niệm: Kích thước tối thiểu của mẫu không được nhỏ hơn 30 đơn vị nghiên cứu - Về nguyên tắc: Mẫu càng lớn thì sai số đại diện càng nhỏ.

Quy mô của mẫu cũng phụ thuộc vào những yếu tố khác được gọi là mẫu tối ưu. Công thức xác định quy mô của mẫu: n = N/1 + N x e2 (Trong đó: n: quy mô mẫu; N: quy mô dân số; e: mức sai lệch mong muốn.)

3. Các loại hình chọn mẫu cơ bản.

- Mẫu xác xuất (Mẫu ngẫu nhiên): Cho phép mỗi phần tử trong tập hợp chung đều có khả năng được lựa chọn thành đối tượng điều tra. Mẫu được luận chứng chặt chẽ và có thể tính được mức độ đại diện, sai số mẫu.

+ Mẫu ngẫu nhiên đơn giản: Đây là loại mẫu được lập ra tùy theo hứng cảm quan của người nghiên cứu. Mẫu này đòi hỏi các đơn vị chọn phải có khả năng trả lời như nhau.

+ Mẫu ngẫu nhiên hệ thống: Có thể bốc thăm, hoặc chọn từ dưới lên trên, hoặc từ trên xuống dưới theo thứ tự bằng cách lấy ra một đơn vị ngẫu nhiên, sau đó cách một khoảng cách nhất định (K = N/n . Trong đó: n = số người của mẫu, N: số người của tổng thể; k: khoảng cách giữa hai người trong mẫu) rút ra đơn vị thứ 2, và cũng khoảng cách như thế chọn đơn vị thứ 3. Cho đến khi đủ kích thước của mẫu cần chọn.

+ Mẫu ngẫu nhiên phân tầng: Nếu nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt đến một tiêu chí nào đó như tuổi, trình độ học vấn...thì tập hợp chung sẽ được phân ra theo tầng, sau đó tiến hành lấy mẫu trong từng tầng. Cách thức này sẽ cho cơ cấu mẫu gần với cơ cấu mẫu tập hợp.

+ Mẫu ngẫu nhiên theo cụm: Trong trường hợp tập hợp chung lớn và phân tán theo các khu vực địa lý khác nhau, thì nhà nghiên cứu có thể sử dụng loại mẫu này. Tập hợp chung được chia theo các cụm (địa lý - hành chính), sau đó trong mỗi cụm sẽ lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản hoặc hệ thống.

- Mẫu nhiều giai đoạn: Việc lựa chọn mẫu thực hiện qua 2 hoặc nhiều bước. Bước 1: Chia tập hợp tổng quát thành các nhóm lớn theo một dấu hiệu nhấtđịnh - lập danh sách liệt kê các nhóm - chọn ra trong danh sáchmột số nhóm theo nguyên tắc ngẫu nhiên. Bước 2: lấy mẫu ngẫu nhiênđơn giản, hoặc hệ thống. (Cách nàyáp dụngđối với những trường hợp tổng quát quá lớn. Ví dụ: Một tỉnh, một ngành, một tầng lớp xã hội...)

- Mẫuphi xác xuất:Các phân tử trong tập hợp gốc không có khả năng lựa chọn được lựa chọn mẫu nghiên cứu.

+ Mẫu thuận tiện: Mẫu được lựa chọn theo cách thức thuận tiện nhất cho nhà nghiên cứu mà không cần quan tâm đến tính đại diện của mẫu (cách thức này sẽ không cho chúng ta mẫu theo đúng nghĩa của nó)

+ Mẫu phân xuất: Tập hợp gốc được chia ra theo các tiêu chí nhất định, sau đó mẫu được lựa chọn với số lượng cố định cho mỗi tầng sao cho tỷ lệ các nhóm phần tử trong mẫu tương đương với tỷ lệ tại tập hợp gốc. Trong các nhóm phần tử, mẫu được lấy theo nguyên tắc thuận tiện (tính đại diện của mẫu này cũng không cao)

+ Mẫu lấy theo giới thiệu: Mẫu được lựa chọn theo giới thiệu của các phần tử khác

4. Yêu cầu của việc thiết kế mẫu nghiên cứu

- Tính đại diện: Phải tái tạo lại những đặc trưng cơ bản của tập hợp tổng quát.

- Tính đầy đủ

- Tính chính xác: Phản ánh đúng các đặc trưng cơ bản của tập hợp tổng thể.

- Tính thích hợp: Chọn đúng đối tượng nghiên cứu theo đề tài đã định ra.

- Mẫu phải thuận tiện: Đối với việc thực hiện tiến trình nghiên cứu, êễ kiểm tra thông tin.

- Không có sự trùng lặp các đơn vị nghiên cứu.

- Mẫu phải đảm bảo những sai số thống kê cho phép.