Loratadin có dụng được cho phụ nữ có thai

Chào bác sĩ, Xin bác tư vấn giúp em ạ. Ngày 16/5/2019, em bị viêm amidan hốc mủ nên có dùng thuốc: Cefbuten 200mg, Rabutadin 10mg. Uống 5 ngày, mỗi ngày 2 lần/viên. Tối ngày 28/5/2019 - sáng 04/06/2019: em uống Augentin 1000mg 2 lần/ ngày, Metronidazole 2 lần/ngày 250mg, Prednisole 5mg 2 lần/ ngày, ngậm Strepsils 2 viên ngày. Tối ngày 05/06/2019 - 12/06/2019: tái khám, và vẫn dùng toa thuốc trên. 19,20/06/2019: em bị đau bụng đi tiêu nên ra nhà thuốc mua 2 phần thuốc uống. Ngày kinh cuối của em là ngày 23/05/2019. Ngày 04/06 vợ chồng em quan hệ. Ngày 04/07/2019 em thử que 2 vạch và siêu âm, kết quả có thai 6-7 tuần theo ngày kinh cuối và chưa có tim thai. Kết quả siêu âm: ĐKTS:54mm, nội mạc lòng tử cung:24mm, buồng trứng (T) có khối echo trống đk 28x36x32mm. Ngày 06/07, em dùng 1 viên Loratadin do bị ngứa nổi mề đay. Em rất mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ ạ. Em chân thành cảm ơn bác sĩ.
 

Loratadin có dụng được cho phụ nữ có thai

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Giai đoạn thụ thai và mang thai trong những tuần đầu, bạn có tiếp xúc với các loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai là prednisone và metronidazole. Tuy nhiên, liều thuốc sử dụng là khá thấp, dùng ngắn ngày.

Ngoài ra, theo các nghiên cứu, các thuốc này cũng chưa chắc chắn sẽ gây dị tật hoặc gây hại cho thai nhi (chỉ là không có bằng chứng an toàn mà thôi). Do đó, bạn có thể tiếp tục giữ thai, tái khám định kỳ để bác sĩ sản khoa theo dõi sát bạn nhé!
 

Khi mang thai là thời gian vô cùng nhạy cảm với cơ thể của cả mẹ và bé vì khi mẹ bầu ăn uống bất cứ thứ gì đều  có tác động đến em bé nhất là khi mẹ sử dụng thuốc sẽ có nhiều ảnh hưởng xấu đến bào thai nếu không sử dụng đúng cách.

Thời gian từ khi thụ thai đến khi đứa trẻ được sinh ra gọi là thời kỳ bào thai, chia làm hai giai đoạn. 3 tháng đầu là giai đoạn phát triển phôi thai, dành cho sự tượng hình và biệt hóa các bộ phận của bào thai, bào thai chưa có hình dạng đầy đủ.  Trong thời gian này nếu mẹ bầu sử dụng thuốc thì thuốc có tác dụng cản trở sự tượng hình và biệt hóa, như một số thuốc an thần, một số thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố, thuốc chống ung thư... có thể gây ra quái thai, dị tật bẩm sinh.Chứng dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào như tim. mạch máu, đầu mặt, chân tay... Trước đây có hàng nghìn phụ nữ Châu Âu sinh ra quái thai cụt chi do đã uống thuốc an thần Thalidomid trong 3 tháng đầu của thai kỳ.Giai đoạn phát triển nhau thai bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi. Bào thai đã tượng hình và phát triển, việc sử dụng một số thuốc có thể gây ảnh hưởng xấu đến các cơ quan sau này của trẻ do có độc tính đối với các mô đang phát triển của bào thai như khi sử dụng kháng sinh Tetracylin ảnh hưởng xấu đến mô xương và răng, thuốc kháng sinh thuộc họ aminosid như Streptomycin gây độc tính với cơ quan thính giác và thận. 

Tốt hơn hết là thai phụ không nên sử dụng thuốc trong quá trình mang bầu. Đối với trường hợp mẹ bầu bắt buộc sử dụng thuốc do mắc các bệnh như tăng huyết áp, hen suyễn, tiểu đường, động kinh, một số bệnh nhiễm khuẩn. Trường hợp này nếu không dùng thuốc thì có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé hoặc nguy hiểm hơn nữa là sinh ra quái thai.

Tuyệt đối tránh dùng mọi thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳNếu cần thiết phải dùng thuốc chữa bệnh, đặc biệt có những bệnh như trình bày ở trên cần dùng thuốc để chữa trị kịp thời thì tốt nhất là đến khám ở bác sĩ để chỉ định thuốc.Nếu đã có thai mà không biết, lỡ dùng một số loại thuốc thì trong thời gian mang thai, cần khám thai định kỳ để được bác sĩ chuyên khoa theo dõi kỹ.

Sử dụng thuốc chống dị ứng khi mang thai như thế nào cho an toàn?

Nhiều phụ nữ khimang thai có các biểu hiện của dị ứng và quá trìnhmang thaithường làm nặng thêm các triệu chứng của chứng dị ứng do sự thay đổi lớn về nội tiết. Mặc dù ngứa không gây nguy hiểm tính mạng nhưng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống khiến họ cần đến thuốc điều trị. Vấn đề khiến thai phụ quan tâm nhất là dùng thuốc thế nào để bảo đảm an toàn cho thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Hai nhóm thuốc phổ biến nhất để điều trị dị ứng hiện nay là thuốc kháng histamin và corticoid.

Thuốc kháng histamine

Các thuốc kháng histamine thế hệ 1 như chlorpheniramine, thế hệ 2 như cetirizine, levocetirizin, loratadin đều thuộc nhóm thuốc B và được ưu tiên lựa chọn để điều trị dị ứng trong thai kỳ.

Loratadin có dụng được cho phụ nữ có thai

Các thuốc corticosteroid

Corticoid là thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ nên để đảm bảo an toàn chothai nhi, bác sĩ thường khuyên nên tránh dùng corticoid đường uống hoặc tiêm truyền chophụ nữ mang thaitrong 3 tháng đầu.

Trong những tháng tiếp theo,phụ nữ mang thaimuốn dùng thuốc corticoid chữa dị ứng, phải được bác sĩ chỉ định và cân nhắc cụ thể về liều dùng. Chỉ dùng các loại thuốc corticoid để điều trị bệnh khi thật cần thiết và các biện pháp điều trị khác đã thất bại.

Sau đây là gợi ý cách xử lý khi phụ nữ mang thai bị dị ứng

Phụ nữ mang thai không nên tự ý uống thuốc, vì thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Thay vào đó nên đi khám và thực hiện theo đúng đơn thuốc của bác sĩ. Khi mang thai bị dị ứng, bạn nên thực hiện tốt những điều sau:

- Tránh tiếp xúc với môi trường chứa nhiều vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh dị ứng như ô nhiễm môi trường, nguồn nước bẩn.

- Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi và uống nhiều nước. Đồng thời nên hạn chế những thực phẩm chứa chất kích thích như cà phê, nước ngọt, rượu bia, thức ăn cay nóng và thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá….

- Không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, cũng không nên tắm quá lâu vì sẽ khiến cho da bị khô hơn.

- Hạn chế tắm xà bông, gội đầu bằng các loại dầu gội chứa nhiều chất hóa học và chất tạo mùi.

- Hạn chế gãi để tránh cho da bị chày xước, nhiễm khuẩn.

- Khi thời tiết lạnh hoặc ra ngoài thì nên giữ ấm cơ thể để tránh bị gây ngứa hoặc gia tăng cơn ngứa.

- Nên mặc quần áo thoáng mát, vải mềm mịn và dễ thấm mồ hôi, vì nếu ra mồ hôi sẽ khiến vùng da dị ứng bị ngứa hơn.

Ngày đăng: 04/04/2018

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bài viết mới nhất

Một số thông tin lưu ý với các hoạt chất chứa calci

27/04/2022 / benhvienducgiang

Calci là khoáng chất có hàm lượng lớn nhất trong cơ thể. Hơn 99% calci của cơ thể giúp hình thành xương và răng. Calci cũng rất quan trọng đối với chức năng của cơ, dẫn truyền thần kinh và bài tiết hormon. Tỷ lệ calci được hấp thu

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang hưởng ứng Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2022

26/04/2022 / benhvienducgiang

Sáng ngày 25/4, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang phối hợp với Viện Huyết học truyền máu Trung ương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện “Blouse trắng – trái tim hồng” cho cán bộ, viên chức và người lao động ngành Y tế Hà Nội đợt 1

Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm năm 2022

26/04/2022 / benhvienducgiang

Mở rộng xét nghiệm HIV và điều trị ARV; triển khai mô hình “03 lớp” đấu tranh phòng, chống ma túy; kiềm chế phát sinh người nghiện mới… là những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm năm 2022.

Nhân một ca teo thực quản bẩm sinh tại bệnh viện đa khoa Đức Giang

25/04/2022 / benhvienducgiang

Teo thực quản là gì ? Là sự gián đoạn lưu thông của thực quản và thường có kèm sự thông thương bất thường giữa thực quản và khí quản.

Phẫu thuật cố định cột sống bằng nẹp vis qua da

25/04/2022 / benhvienducgiang

Chấn thương cột sống là chấn thương gây tổn thương các thành phần của cột sống như: xương, dây chằng, đĩa đệm, tủy sống…đây là 1 loại chấn thương nặng, dễ dẫn đến tử vong hoặc tàn phế.

Tin đã đăng

Loratadin có dụng được cho phụ nữ có thai

Phẫu thuật cố định cột sống bằng nẹp vis qua da

25/04/2022

Loratadin có dụng được cho phụ nữ có thai

Giới thiệu khoa Ngoại tổng hợp

27/04/2022

Loratadin có dụng được cho phụ nữ có thai

Giới thiệu khoa Dược

27/04/2022