Dòng máu lạc hồng có bao nhiêu từ việt nam năm 2024

BPO - Nhân ngày giỗ tổ, nhân dân cả nước, kiều bào ở nước ngoài hướng về vùng đất tổ Phú Thọ để nhớ về cội nguồn dân tộc và tri ân các vua Hùng đã có công dựng nước. Đây là sự kiện lớn và rất có ý nghĩa nhằm tiếp tục phát huy những di sản, tinh thần yêu nước và sức mạnh dân tộc mà tổ tiên xưa để lại cho chúng ta hôm nay.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử nhưng trong tâm thức mỗi người dân đất Việt đều tự hào về dòng máu Lạc Hồng. Và càng tự hào hơn khi cả dân tộc có chung vị Quốc tổ là các vua Hùng đã có công dựng nên nhà nước đầu tiên trong lịch sử. Sử cũ chép rằng, cách đây mấy ngàn năm, tại thành phố Việt Trì, các vua Hùng đã dựng nước Văn Lang, quốc gia đầu tiên của Việt Nam với kinh đô là Phong Châu. Buổi đầu tuy sơ khai nhưng Nhà nước Văn Lang đã để lại cho hậu thế những bài học mà nay còn nguyên giá trị. Đó là những bài học về dựng nước, giữ nước, về tinh thần yêu nước và tự cường dân tộc, kiên cường chống giặc ngoại xâm. Những bài học về văn hóa, về cội nguồn sức mạnh và biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân trước thiên tai, giặc giã.

Theo sử sách để lại, sau khi dựng nước, các vua Hùng đã dạy dân thuần dưỡng cây lúa nước để giải quyết lương thực và đắp đê ngăn lũ bảo vệ mùa màng. Trong đời sống chính trị, vua cho xây dựng cộng đồng làng, với hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình… mà nay vẫn còn hiện hữu ở nhiều nơi. Cùng với đó, các loại hình văn hóa trong dân gian đã xuất hiện như lễ hội, tục lệ, nhạc cụ, chuyện kể dân gian, truyền thuyết, cổ tích gắn với đời sống xã hội từ thời Văn Lang còn lưu truyền đến ngày nay. Đặc biệt, trong sự nghiệp bảo vệ đất nước, từ thời Hùng Vương thứ 6, khi ấy giặc Ân sang xâm lược, vua Hùng thực hiện cuộc chiến tranh nhân dân trên tinh thần toàn dân, toàn diện tham gia đánh đuổi quân thù. Đây là kinh nghiệm quý báu cho lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước của dân tộc Việt Nam hàng ngàn đời qua. Bài học quý báu này, Đảng và Bác Hồ đã vận dụng vào 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước đi đến thắng lợi hoàn toàn, thu non sông về một mối.

Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã phát huy tinh thần yêu nước, thương nòi của dòng máu Lạc Hồng để chung tay, góp sức đẩy lùi dịch bệnh, được thế giới đánh giá cao. Trong phòng chống thiên tai, nhân dân ta đã nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, “lá rách ít đùm bọc lá rách nhiều” hướng về đồng bào vùng lũ lụt. Trong phát triển kinh tế, đã xuất hiện không ít những tấm gương sáng về hỗ trợ nhân dân từ đồng vốn, con giống, vật tư, nhân công… để các hộ nghèo có cơ hội vươn lên. Các hoạt động “giải cứu” nông sản, vật nuôi cho nông dân khi gặp sự cố được tổ chức đoàn thể, cá nhân và doanh nghiệp tích cực ủng hộ…

Có thể nói, dù đã đi qua hàng ngàn năm lịch sử, trước những biến động thăng trầm của thời đại nhưng những di sản mà các vua Hùng và các bậc tiền nhân để lại mãi mãi là biểu tượng của tinh thần dân tộc, là cội nguồn của sức mạnh, niềm tin, chói sáng của một nền văn hóa thấm đẫm nhân văn. Hướng về ngày Giỗ tổ Hùng Vương là ghi nhớ công đức của tổ tiên, đồng thời để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục khơi thông nguồn sức mạnh đại đoàn kết, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ 4.0.

Dòng máu lạc hồng có bao nhiêu từ việt nam năm 2024
Bằng chứng hùng hồnBPO - Ngày 25-2-2021, Brand Finance - công ty định giá hàng đầu thế giới có trụ sở tại Vương quốc Anh - vừa công bố Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu năm 2021. Quyền lực mềm là dùng khả năng giành được những thứ mình muốn thông qua việc gây ảnh hưởng để khiến người khác làm theo những gì mình muốn. Theo báo cáo này, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu. Cụ thể, vị trí của Việt Nam tăng 2,5 điểm, thay đổi từ 50/60 lên 47/105 quốc gia được xếp hạng. Việt Nam được đánh giá là điểm sáng nhờ sự tăng hạng vượt bậc về thương hiệu quốc gia và những kết quả về kinh tế, xã hội đã đạt được trong những năm qua.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Belarus, tối qua, (26/11) (theo giờ địa phương) tức đêm qua theo giờ Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp mặt thân mật cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và bà con người Việt tại Belarus.

Dòng máu lạc hồng có bao nhiêu từ việt nam năm 2024
Tổng Bí thư với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Belarus. ảnh VOV.

Trong không khí gần gũi, ấm cúng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lắng nghe Đại sứ Đỗ Văn Mai và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Belarus báo cáo công tác của Đại sứ quán và hoạt động của người Việt Nam tại Belarus. Tuy ở xa Tổ quốc nhưng bà con luôn hướng về quê hương, vui mừng về sự phát triển đất nước. Tổng Bí thư rất vui khi được biết cán bộ, nhân viên Đại sứ quán luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ; bà con người Việt ở Belarus có cuộc sống ổn định, có những đóng góp tích cực cho nước sở tại.

Tổng Bí thư cho biết, trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Belarus lần này, phía bạn đã dành cho Đoàn sự đón tiếp rất trọng thị, chân thành và chu đáo, với nghi lễ cao nhất không chỉ thể hiện Belarus coi trọng vai trò, vị thế của Việt Nam và mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ giữa hai nước mà còn cho thấy tình cảm của bạn bè truyền thống, thân thiết.

Sau khi thông báo một số nét lớn về tình hình đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn cộng đồng người Việt Nam ở Belarus tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, vừa hòa nhập vào xã hội sở tại, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếng nói, chữ viết; phẩm chất cốt cách của người Việt Nam, luôn tự hào là người Việt Nam mang trong mình dòng máu Lạc Hồng. Bà con phải góp phần tích cực làm cầu nối hữu nghị giữa Việt Nam và Belarus thêm bền chặt.

Tổng Bí thư mong muốn cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Belarus khắc phục khó khăn, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước Việt Nam – Belarus; làm tốt công tác cộng đồng, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam.