Điểm khác biệt của khí hậu giữa phần lãnh thổ phía Bắc số với phần lãnh thổ phía Nam là

Thiên nhiên nước ta được chia ra thành hai phần lãnh thổ. Đó là lãnh thổ phía Bắc và lãnh thổ phía Nam.

Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra)

  • Thiên nhiên ở đây đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
  • Nền khí hậu nhiệt đới thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm trên 20 oC. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu trong năm có mùa đông lạnh với 2-3 tháng nhiệt độ trung bình <18oC, thể hiện rõ nhất ở trung du miền núi Bắc Bội và đồng bằng Bắc Bộ. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
  • Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa.

         + Trong rừng, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt như dẻ, re, các loài cây ôn đới như sa mu, pơ mu; các loài thú có long dày như gấu, chồn….

         + Ở vùng đồng bằng, vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới.

Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào)

  • Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.
  • Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25oC và không có tháng nào dưới 20oC. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ. Khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia thành hai mùa mưa và khô, đặc biệt rõ từ 14oB trở vào.
  • Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.

         + Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam (nguồn gốc Mã Lai- Inđônêxia) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ -Mianma) di cư sang.

         + Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các loài cây thuộc họ Dầu. Có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo như voi, hổ, báo, bò rừng…Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu….

Phương pháp: Kiến thức bài 11 – Thiên nhiên phân hóa Bắc – Nam

Cách giải:

Sự khác biệt rõ rệt về khí hậu giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam của nước ta thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm.

- Lãnh thổ phía Bắc có nhiệt độ trung bình năm trên 200C, trong năm có 2 – 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 180C

- Lãnh thổ phía Nam có nhiệt độ trung bình năm trên 250C và không có tháng nào dưới 200C. 

Chọn A.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu hỏi: Kiểu khí hậu đặc trưng của phần lãnh thổ phía Bắc là

A.Nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.

B.Cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm.

C.Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

D.Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.

Lời giải:

Đáp án đúng:C.Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

Giải thích:

Kiểu khí hậu đặc trưng của phần lãnh thổ phía Bắc là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh với 3 tháng nhiệt độ dưới 180C.

Cùng Toploigiai tìm hiểu kĩ hơn về đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc nhé.

1. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới, đồng thời nằm ở rìa phái đông nam của phần châu Á lục địa, giáp với biển đông nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp.

Nhiệt độ trung bình trên 21 độ C tăng dần từ Bắc vào Nam, diễn biến thất thường.

Nền khí hậu nhiệt đới thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm trên 20oC. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu trong năm có mùa đông lạnh với 2-3 tháng nhiệt độ trung bình <18oC, thể hiện rõ nhất ở trung du miền núi Bắc Bội và đồng bằng Bắc Bộ. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.

Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ mỗi năm. Quanh năm nước ta nhận được lượng nhiệt dồi dào Bình quân 1m2 lãnh thổ thận được trên 1 triệu kilo calo.

Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 – tháng 10, mùa này gió mùa mùa hạ thổi. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa là gió mùa đông lạnh khô. Lượng mưa nhiều trung bình từ 1500 – 2000mm/năm phân bố không đồng đều. Độ ẩm cao khoảng 80%.

2. Khí hậu miền Bắc nước ta có đặc điểm gì?

Việt Nam gồm 4 miền khí hậu chủ yếu là miền khí hậu phía Bắc, miền khí hậu phía Nam, miền khí hậu Trung và Nam Trung Bộ và miền khí hậu biển Đông.

Miền Bắc bao gồm phần lãnh thổ phía Bắcdãy Hoành Sơn. Miền này cókhí hậu cận nhiệt đới ẩm. Tuy nhiên, miền khí hậu này có đặc điểm là mất ổn định vời thời gian bắt đầu – kết thúc các mùa và về nhiệt độ.

Vùng Đông Bắc Bộ:bao gồm đồng bằng Bắc Bộ và vùng đồi núi tả ngạn sông Hồng. Vùng này có đặc điểm địa hình phổ biến là đồi núi thấp dưới 1000 m. Các dãy núi hình cánh cung vòng hướng Đông Bắc chụm lại hướng về phíadãy núi Tam Đảo(đó là cánh cungĐông Triều,Bắc Sơn, Ngân Sơn,Sông Gâmkhông ngăn cản mà lại tạo thành các sườn dẫn gió mùa Đông Bắc và gió Bắc thường thổi về mùa đông.

Vùng này tiếp giáp với vịnh Bắc bộ về phía Đông, phía Tây được chắn bởi dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất Việt Nam (> 3001 m), nên chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa ẩm nhiều hơn vùng Tây Bắc. Vì vậy mà vùng Đông Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhiệt đới, về mùa hè, ít chịu ảnh hưởng của gió Lào.

Khí hậu miền Bắc Việt Nam

Vùng Tây Bắc Bắc Bộ:bao gồm vùng núi từ hữu ngạn sông Hồng đếndãy Hoành Sơn. Dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đóng vai trò của một bức trường thành ngăn làm cho gió mùa Đông Bắc lạnh giá khi đến đây bị suy yếu.

Vì vậy, trừ khi do ảnh hưởng của độ cao, nền khí hậu Tây Bắc nói chung ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 2-3 °C. Ở miền núi, hướng phơi của sườn đóng một vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt – ẩm, sườn đón gió (sườn đông) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió “phơn” (hay quen được gọi là “gió lào”) được hình thành khi thổi xuống các thung lũng.

Nhìn chung, trong điều kiện của trung du và miền núi, việc nghiên cứu khí hậu là rất quan trọng vì sự biến dạng của khí hậu xảy ra trên từng khu vực nhỏ. Những biến cố khí hậu ở miền núi mang tính chất cực đoan, nhất là trong điều kiện lớp phủ rừng bị suy giảm, và lớp phủ thổ nhưỡng bị thoái hoá. Mưa lớn và tập trung gây ra lũ nhưng kết hợp với một số điều kiện thì xuất hiện lũ quét; hạn vào mùa khô thường xảy ra nhưng có khi hạn hán kéo dài ngoài sức chịu đựng của cây cối.

3. Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào?

Vị trí địa lí nước tacũng là yếu tố quyết định đến sự khác biệt khí hậu giữa hai miền Nam Bắc, điểm cực Bắc gần chí tuyến (23 độ 23′ B), điểm cực Nam nằm cách Xích đạo không xa (8 độ 34′ B). Vì Miền Bắc nằm ở vĩ độ cao hơn miền Nam nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc, trong khi đó gió mùa Đông Bắc càng vào Nam càng suy yếu.

Quanh năm nước ta chịu ảnh hưởng của các khối khí chuyển động theo mùa: Gió mùa đông khô lạnh với gió mùa đông bắc, gió mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam.

Sự khác biệt nằm ở chỗ miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm và có đủ bốn mùa, còn miền Nam thì có khí hậu xa van nhiệt đới.

Khí hậu cận nhiệt đới ẩmlà một kiểu khí hậu đặc trưng bởi mùa hè nóng và ẩm, mùa đông mát và khá lạnh.

Khí hậu nhiệt đới xavan có nhiệt độ trung bình tất cả các tháng trong năm trên 18°C và thường có một mùa khô rõ rệt.

Khí hậu miền Bắc nước ta có đặc điểm gì? Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào? Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Giải bài tập Bài 2 trang 50 SGK Địa lí 12

Đề bài

Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

a) Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra)

Thiên nhiên ở đây đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

- Nền khí hậu nhiệt đới:

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20 oC.

+ Có một mùa đông lạnh, 3 tháng nhiệt độ xuống dưới 18oC do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

+ Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.

- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa.

+ Trong rừng, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt như dẻ, re, các loài cây ôn đới như sa mu, pơ mu; các loài thú có long dày như gấu, chồn….

+ Ở vùng đồng bằng, vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới.

b) Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào)

Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.

- Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo:

+ Quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25oC và không có tháng nào dưới 20oC.

+ Có hai mùa mưa và khô.

+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ. 

- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.

+ Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới.

+ Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các loài cây thuộc họ Dầu. Có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên.

Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo như voi, hổ, báo, bò rừng…Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu….

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay