Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ

Cầm giữ tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, đối tượng cầm giữ tài sản phải là tài sản. Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định rõ ràng về cầm giữ tài sản, Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc bài viết: “Cầm giữ tài sản trong bộ luật dân sự 2015”.

Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ

Điều 346 Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định về khái niệm cầm giữ tài sản như sau:

“Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”

Như vậy, qua khái niệm về cầm giữ này, chúng ta thấy rằng, cầm giữ tài sản được áp dụng cho tất cả các trường hợp thực hiện không đúng nghĩa vụ theo như thỏa thuận hoặc không đúng nghĩa vụ theo pháp luật quy định. Tức là, cầm giữ tài sản phát sinh không cần có sự thỏa thuận trước của các bên từ khi giao kết hợp đồng. Nếu theo khái niệm này thì cầm giữ tài sản chỉ áp dụng cho hợp đồng song vụ. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. Và đối tượng cầm giữ chính là đối tượng của hợp đồng song vụ để đảm bảo cho chính việc thực hiện nghĩa vụ liên quan đến tài sản đó. Tài sản đó có thể là động sản hoặc bất động sản.

Ví dụ: Anh A sửa ô tô tại gara của anh B. Do anh A không thanh toán tiền công sửa chưa xe nên anh B sẽ có quyền cầm giữ xe ô tô của anh A cho đến khi số tiền đó được thanh toán đầy đủ.

+ Cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

+ Cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản.

+ Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.

+ Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ.

+ Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.

Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.

+ Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ.

+ Không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ.

+ Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

+ Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện.

+ Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.

Cầm giữ tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:

+ Bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế.

+ Các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ.

+ Nghĩa vụ đã được thực hiện xong.

+ Tài sản cầm giữ không còn.

+ Theo thỏa thuận của các bên.

Trên đây là thông tin về Cầm giữ tài sản trong bộ luật dân sự 2015 mà Công ty Luật ACC gửi đến quý bạn đọc tham khảo. Nếu cần cung cấp thêm thông tin chi tiết quy định về dân sự, quý khách vui lòng truy cập trang web: https://accgroup.vn để được trao đổi cụ thể.

✅ Thủ tục: ⭕ Cụ thể - Chi tiết
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có laptop mang ra quán sửa. Khi bên cửa hàng gọi đến thông báo tôi đến lấy và thanh toán chi phí đã sửa chữa cho bên cửa hàng. Nhưng tại thời điểm đó, tôi chưa đủ tiền để thanh toán, bên cửa hàng đã giữ lại tài sản của tôi cho đến khi tôi thanh toán đầy đủ. Như vậy có đúng quy định của pháp luật hay không? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Với câu hỏi này chúng tôi xin trả lời như sau:

Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ

Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ dược chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Tư vấn cầm giữ tài sản theo quy định Bộ luật Dân sự

Cầm giữ tài sản là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, không giống các biện pháp bảo đảm khác, cầm giữ tài sản chỉ hình thành khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng, tức là thời điểm hợp đồng được hình thành, cầm giữ tài sản chưa xuất hiện.

Theo Điều luật này, cầm giữ tài sản có một số đặc điểm như sau:

– Thứ nhất: Cầm giữ tài sản là quyền của bên bị vi phạm hợp đồng do pháp luật quy định

– Thứ hai: Quyền cầm giữ chỉ áp dụng đối vối hợp đồng song vụ;

– Thứ ba: Tài sản cầm giữ cũng chính là đối tượng của hợp đồng song vụ.

Trên thực tế, việc cầm giữ tài sản có thể xuất hiện ngay cả với các hợp đồng có đối tượng là một công việc phải làm. Ví dụ, A mang ô tô ra cửa hàng nhà B sửa, sau khi sửa xong, A không có đủ tiền thanh toán nên B đã giữ lại ô tô cho đến khi A thanh toán đủ chi phí sửa chữa.

Như vậy, việc quy định về cầm giữ gắn với hợp đồng song vụ có đối tượng là tài sản khiến cho phạm vi áp dụng của biện pháp cầm giữ trở nên hẹp hơn so với thực tế. Theo quan điểm của tác giả, không nên bó hẹp phạm vi áp dụng biện pháp cầm giữ tài sản trong họp đồng song vụ có đối tượng là tài sản, mà nên quy định là hợp đồng song vụ có liên quan đến tài sản sẽ phù hợp hơn với thực tiễn.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bên cửa hàng đang thực hiện cầm giữ tài sản là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật do bạn chưa thanh toán đủ tiền cho họ.

Trong các giao dịch dân sự hiện nay, ngoài việc các bên cam kết thực hiện nghĩa vụ của mình, Bộ luật Dân sự còn quy định các biện pháp bảo đảm nhằm tăng khả năng ràng buộc các bên khi thực hiện hợp đồng. Trong đó, biện pháp Cầm giữ tài sản là một trong những biện pháp quan trọng được pháp luật quy định một cách cụ thể và kỹ lưỡng.

1. Biện pháp cầm giữ tài sản là gì?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, trong một hợp đồng song vụ, trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã giao kết, thì bên có quyền (là bên cầm giữ) đang nắm giữ một cách hợp pháp đối tượng hợp đồng là tài sản sẽ được chiếm giữ tài sản đó.

Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ

Cầm giữ tài sản nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng

Bên cầm giữ tài sản được chiếm giữ tài sản đó khi có đủ các yếu tố sau:

1.1. Hợp đồng song vụ và có đối tượng hợp đồng là tài sản

Cần phải chú ý rằng biện pháp cầm giữ tài sản chỉ có thể áp dụng khi các bên giao kết hợp đồng song vụ. Theo đó, hợp đồng song vụ được hiểu là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ với nhau.

Đồng thời, đối tượng của hợp đồng song vụ luôn là một tài sản. Trong đó, tài sản có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc quyền tài sản. Ngoài ra, một cách phân loại khác, tài sản có thể gồm có 2 loại là bất động sản và động sản.

Tóm lại, biện pháp bảo đảm cầm giữ tài sản chỉ tồn tại khi các bên giao kết hợp đồng song vụ có đối tượng hợp đồng là tài sản, ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng thuê tài sản,...

1.2. Chủ thể tham gia thực hiện biện pháp bảo đảm

Sau loại hợp đồng và đối tượng hợp đồng, yếu tố chủ thể nào được thực hiện biện pháp bảo đảm cầm giữ tài sản cũng cần được chú trọng. Theo đó, chủ thể tham gia quan hệ cầm giữ tài sản gồm hai bên:

- Bên có quyền (là bên cầm giữ tài sản) đang cầm giữ tài sản một cách hợp pháp.

- Bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã giao kết trước đó.

Lúc này, yêu cầu đặt ra đối với bên có quyền và bên có nghĩa vụ là đều phải đáp ứng các điều kiện cơ bản để giao kết hợp đồng dân sự như có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự, chủ thể tham gia giao dịch dân sự một cách tự nguyện.

2. Người cầm giữ tài sản thực hiện quyền cầm giữ như thế nào?

Trên thực tế thực hiện giao dịch, người có quyền không đương nhiên phát sinh quyền thực hiện biện pháp cầm giữ. Do đó, người có quyền cần phải lưu ý về thời điểm xác lập quyền áp dụng biện pháp cầm giữ cũng như các quyền mà người cầm giữ có thể thực hiện để đảm bảo việc thực hiện cầm giữ tài sản được thực hiện đúng quy định pháp luật.

Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ

Thời điểm xác lập quyền áp dụng biện pháp cầm giữ tài sản

2.1. Thời điểm xác lập quyền áp dụng biện pháp cầm giữ tài sản

Theo quy định, trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ thì người có quyền mới phát sinh quyền cầm giữ tài sản. Đồng thời, khi đã xác lập việc cầm giữ, quan hệ giữa người thứ ba với tài sản cầm giữ sẽ không có hiệu lực.

Ví dụ: A thực hiện giao kết hợp đồng sửa chữa điện thoại với B. B cam kết rằng sẽ sửa chữa điện thoại và bàn giao cho A sau 3 ngày và A phải thanh toán tiền sửa điện thoại cho B. Trong thời hạn 3 ngày sửa chữa điện thoại, tuy B đang nắm giữ điện thoại nhưng B không phát sinh quyền thực hiện biện pháp bảo đảm là cầm giữ điện thoại.

Sau 3 ngày khi đến thời gian giao hẹn, A không thanh toán được tiền sửa điện thoại cho B. Vậy lúc này, B phát sinh quyền được cầm giữ điện thoại để đảm bảo cho việc A thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Cũng trong trường hợp này, nếu A thực hiện giao dịch bán điện thoại cho C, thì B không có nghĩa vụ phải giao điện thoại cho C vì quyền cầm giữ tài sản của B đã được xác lập.

2.2. Người cầm giữ tài sản có quyền đối với tài sản cầm giữ

Cầm giữ tài sản là biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Khi bên có quyền đáp ứng điều kiện nêu trên thì có thể xác lập quyền cầm giữ tài sản để bảo vệ quyền lợi cho mình. Theo đó, người cầm giữ tài sản có thể:

Thứ nhất, người cầm giữ tài sản có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ. Lúc này, cần lưu ý rằng bên cầm giữ chỉ được cầm giữ tài sản liên quan đến phần nghĩa vụ mà người có nghĩa vụ không thực hiện. Nếu đối tượng của nghĩa vụ có nhiều tài sản thì bên cầm giữ có quyền lựa chọn tài sản cầm giữ.

Thứ hai, nếu tài sản cầm giữ cần phải được bảo quản giữ gìn, ví dụ như thực phẩm đông lạnh, vật tư y tế,.. thì người cầm giữ có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán cho các chi phí cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản.

Thứ ba, nếu người có nghĩa vụ đồng ý thì người cầm giữ có thể khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức và phần giá trị đó sẽ được bù trừ vào giá trị phần nghĩa vụ mà người có nghĩa vụ phải thực hiện. Đồng thời, người cầm giữ tài sản cần lưu ý rằng nếu hoa lợi không phải là kết quả của việc người cầm giữ khai thác tài sản thì hoa lợi này phải được giao lại cho bên có nghĩa vụ.

Song song với đó, trong trường hợp bên có quyền chỉ quản lý hoa lợi và đã giao lại tài sản là đối tượng hợp đồng cho bên có nghĩa vụ. Vậy khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ thì bên có quyền có thể chiếm giữ hoa lợi cho đến khi bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ của mình.

3. Biện pháp bảo đảm cầm giữ tài sản chấm dứt khi nào?

Sau khi quyền áp dụng biện pháp cầm giữ của người có quyền đã được xác lập, pháp luật cũng có những quy định cụ thể về các trường hợp biện pháp cầm giữ sẽ kết thúc như sau:

3.1. Khi trên thực tế, bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản

Trong trường hợp bên cầm giữ không còn chiếm giữ mà đã giao tài sản cho người có nghĩa vụ hoặc vì lý do khác thì biện pháp bảo đảm cầm giữ chấm dứt. Có một ngoại lệ trong trường hợp này là nếu cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền yêu cầu người cầm giữ giao tài sản để giải quyết vụ việc thì trong trường hợp này không phải là căn cứ chấm dứt biện pháp cầm giữ.

3.2. Khi người có quyền và người có nghĩa vụ thỏa thuận sử dụng các biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ

Biện pháp cầm giữ sẽ chấm dứt khi các bên thỏa thuận các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh,... và có sự thỏa thuận giữa các bên về việc áp dụng các biện pháp bảo đảm này để thay thế cho biện pháp cầm giữ.

3.3 Khi người có nghĩa vụ đã hoàn thành nghĩa vụ đối với người có quyền

Như đã phân tích ở trên, biện pháp cầm giữ chỉ được xác lập khi người có nghĩa vụ không hoàn thành hoặc hoàn thành không đầy đủ nghĩa vụ. Mục đích mà nhà lập pháp đưa ra biện pháp cầm giữ chính là để đảm bảo rằng người có nghĩa vụ phải hoàn thành nghĩa vụ của mình để nhận lại tài sản mà bên có quyền đang nắm giữ.

Chính vì lẽ đó, khi người có nghĩa vụ đã hoàn thành nghĩa vụ thì biện pháp cầm giữ sẽ chấm dứt và người có quyền phải hoàn trả tài sản lại cho người có nghĩa vụ.

Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ

Chấm dứt cầm giữ tài sản khi bên kia đã hoàn thành nghĩa vụ

3.4. Khi tài sản cầm giữ không còn

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, trường hợp tài sản mà người có quyền đang cầm giữ không còn thì việc cầm giữ sẽ chấm dứt. Bởi lẽ, suy cho cùng đối tượng của biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ là tài sản. Do đó, khi tài sản không còn thì việc cầm giữ cũng chấm dứt.

Ví dụ: Trường hợp anh A đang cầm giữ tài sản của anh B là 10 kg muối. Do sự kiện bất khả kháng là một trận lũ lụt đã xảy ra bất ngờ, tất cả số muối đã tiêu biến không còn. Vậy đến lúc này, biện pháp cầm giữ cũng sẽ chấm dứt.

3.5. Khi các bên có thỏa thuận khác

Về nguyên tắc, mỗi giao dịch dân sự luôn thực hiện trên tinh thần tự nguyện giữa các bên. Do đó, nếu giữa các bên có các thỏa thuận khác không vi phạm điều cấm của pháp luật thì như một lẽ đương nhiên, biện pháp cầm giữ tài sản này cũng sẽ chấm dứt.

Có thể thấy được biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cầm giữ tài sản là một biện pháp quan trọng trong trường hợp đảm bảo lợi ích của người có quyền khi người có nghĩa vụ không hoàn thành hoặc hoàn thành không đầy đủ nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, có thể thấy được một điểm bất lợi của biện pháp này là người có quyền cầm giữ không thể thực hiện xử lý tài sản bảo đảm như các biện pháp bảo đảm cầm cố, thế chấp. Do đó, khi giao kết hợp đồng, các bên cần phải cẩn trọng để có thể lựa chọn các biện pháp bảo đảm phù hợp và bảo vệ quyền lợi của bản thân nhiều nhất.