Đột quỵ có thể xảy ra bất cứ khi nào nhưng có xu hướng gia tăng khi trời lạnh. Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột. Nếu được phát hiện và xử trí kịp thời, bệnh nhân sẽ được cứu sống và tránh những di chứng nặng nề.
Trước đây, đột quỵ thường gặp ở người cao tuổi nhưng bệnh ngày càng trẻ hóa. Ngày càng có nhiều người trẻ mắc đột quỵ, nhất là những người có tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường… 1. Đột quỵ là gì?Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc có một mạch máu trong não bị vỡ. Khi đó, lượng ôxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não bị giảm đáng kể. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dần và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí gây tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm... Đột quỵ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong cao. 2. Phân loại các dạng đột quỵ2.1 Đột quỵ thiếu máu cục bộĐột quỵ thiếu máu cục bộ là loại đột quỵ phổ biến nhất xảy ra khi huyết khối trong mạch máu cản trở lưu lượng máu đến não. Huyết khối di chuyển từ khu vực khác của cơ thể đến một mạch máu trong não cũng có thể gây ra đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Một cơn thiếu máu não thoáng qua, đôi khi được gọi là đột quỵ nhỏ, tương tự như đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở chỗ tình trạng này tạm thời chặn lưu lượng máu đến não. Tuy nhiên, không giống như đột quỵ do thiếu máu cục bộ, cơn thiếu máu não thoáng qua không gây tổn thương não kéo dài. 2.3 Đột quỵ xuất huyếtĐột quỵ xuất huyết xảy ra khi mạch máu bị vỡ gây chảy máu vào não. Máu tích tụ từ sẽ chèn ép các mô não xung quanh. Giống như các đột quỵ khác, đột quỵ xuất huyết có thể gây chết mô não một cách nhanh chóng. 2.4 Đột quỵ do huyết khốiDo sự tồn tại của cục máu đông (huyết khối) được hình thành trong động mạch ở cổ hoặc não. Tức là cục máu đông hình thành trực tiếp tại não. Những động mạch này có thể có tích tụ chất béo, gọi là các mảng bám theo thời gian gây tắc mạch làm hạn chế hoặc mất hoàn toàn sự lưu thông của dòng máu. 2.5Đột quỵ do tắc mạchDo sự tồn tại của các cục máu đông hình thành các bộ phận khác trong cơ thể (thường là tim) và di chuyển đến não. Biểu hiện thường gặp là nhịp bất thường ở hai buồng phía trên của tim (rung tâm nhĩ), có thể làm hình thành cục máu đông. 2.6 Các loại đột quỵ khácKhi không thể xác định nguyên nhân gây ra sự gián đoạn lưu lượng máu đến não, đó là một cơn đột quỵ mã hóa. Các triệu chứng của đột quỵ mã hóa tương tự như các đột quỵ khác. Tuy nhiên, việc điều trị có thể khó khăn vì không biết nguyên nhân gây ra chúng. Vì lý do này, có thể cần thực hiện một loạt các xét nghiệm chẩn đoán. Bac sĩ cũng có thể đề nghị điều trị để giảm tổn thương não hoặc khuyến nghị thực hiện một số thay đổi lối sống để giảm nguy cơ bị đột quỵ khác. Người cao tuổi cần giữ ấm cơ thể khi đi ngủ và mỗi khi ra khỏi phòng, kể cả đi bộ buổi sáng, tránh để cơ thể lạnh đột ngột. Đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tập thể dục, uống nhiều nước vào sáng sớm lúc ngủ dậy, ăn đủ bữa trong ngày, đặc biệt là bữa sáng. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Giảm muối, mỡ trong chế độ ăn. 3. Nguyên nhân gây đột quỵ3.1 Các yếu tố không thể kiểm soát- Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, người cao tuổi có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi. - Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới - Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường. - Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gần gấp đôi so với người da trắng. Người bệnh tăng huyết áp có nguy cơ cao bị đột quỵ. 3.2 Các yếu tố bệnh lý, có thể kiểm soát- Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian. - Đái tháo đường: Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ. - Bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường - Tăng huyết áp: Tăng huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, tăng huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Đo huyết áp là một trong những biện pháp để tìm ra nguyên nhân đột quỵ. - Mỡ máu: Khi lượng cholesterol trong máu cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não. - Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, mỡ máu, tim mạch... làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. - Hút thuốc lá: Hút thuốc làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ do tắc mạch máu. Hút thuốc có thể làm tổn thương thành mạch máu, làm tăng quá trình xơ cứng động mạch, khiến tim làm việc nhiều hơn và làm tăng huyết áp. Hút thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ. - Lối sống không lành mạnh: Ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. 4.Dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ sớmĐột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não bị thiếu ôxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Đột quỵ não có thể gây ra nhiều triệu chứng như:
Các triệu chứng báo hiệu đột quỵ thường không kéo dài vì thế khi phát hiện bất kể một biểu hiện bất thường nào của người bệnh thì không nên chủ quan, mà hãy thực hiện việc cấp cứu kịp thời. Gần đây các chuyên gia y tế, y bác sĩ nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ bằng quy tắc "FAST":
Thời gian vàng trong đột quỵ thiếu máu não là 270 phút nếu sử dụng thuốc tiêu huyết khối làm tan cục máu đông hoặc trong 6-8 giờ nếu lấy huyết khối cơ học trong trường hợp tắc động mạch lớn trong não. Tuy nhiên, nếu người bệnh được điều trị càng sớm trong khoảng thời gian này thì cơ hội phục hồi, ít để lại di chứng càng cao. 5. Di chứng nguy hiểm của các cơn đột quỵNếu như không được cấp cứu kịp thời, đột quỵ có thể để lại nhiều di chứng liên quan đến các cơ quan, hệ cơ quan khác nhau trên cơ thể người bệnh như:
Liệt mặt là một trong những di chứng của đột quỵ. 6. Thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵThời gian vàng là khoảng thời gian tốt nhất để cấp cứu điều trị bệnh nhân đột quỵ, có tỷ lệ phục hồi cao và biến chứng thấp nhất. Theo đó, là từ 4 - 5 giờ đối với nhồi máu não dùng thuốc tan máu đông. Trong vòng 6 giờ đối với nhồi máu não can thiệp lấy huyết khối. Nếu bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não được chuyển đến bệnh viện trong 3 giờ đầu ngay sau khi bị đột quỵ và được điều trị đặc hiệu bằng thuốc tiêu huyết khối, sự phục hồi sẽ rất khả quan. Bệnh nhân đột quỵ cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị nhanh nhất, tránh lỡ thời gian vàng khiến tổn thương não nặng, hiệu quả can thiệp kém dẫn đến tai biến sau can thiệp cao. 7.Cần làm gì khi người thân bị đột quỵ?Khi thấy người thân có một trong các triệu chứng đột quỵ, cần nhanh chóng: Gọi người trợ giúp và gọi ngay xe cấp cứu đưa người bệnh đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất có đủ phương tiện, kỹ thuật, chuyên môn tái thông mạch máu não. Trong khi chờ xe cấp cứu, cần phải: Giữ thông thoáng môi trường chung quanh bệnh nhân để giúp họ thở tốt. Đặt người bệnh nằm trên một mặt phẳng, bề mặt đủ độ cứng để giữ thăng bằng, không đặt lên đệm có độ lún sâu và tránh xê dịch để không làm trầm trọng tình trạng xuất huyết não. Nếu có bất cứ dấu hiệu suy giảm ý thức nào, hoặc bệnh nhân có dấu hiệu nôn mửa, cần đặt bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn nhằm bảo vệ đường thở của bệnh nhân, móc hết đàm nhớt ở miệng người bệnh ra nếu có. Nếu bệnh nhân bất tỉnh hoặc lơ mơ nhưng còn thở bình thường: Nên đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn hoặc nằm ngửa, nhưng cần theo dõi kỹ. Nếu bệnh nhân nôn mửa, cần chuyển ngay bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng, tránh sặc chất nôn vào đường hô hấp. Nếu bệnh nhân còn tỉnh: Hỗ trợ bệnh nhân nằm ở một tư thế thoải mái nhất và theo dõi phản ứng của bệnh nhân. Lập tức gọi cấp cứu, đưa người bệnh tới bệnh viện. Đồng thời, trong khi chờ xe cứu thương đến hãy hỏi người bệnh càng nhiều thông tin càng tốt về các loại thuốc mà người bệnh đang dùng, tình trạng sức khỏe, có dị ứng gì không? Ghi lại tất cả các triệu chứng bao gồm: thời điểm đột quỵ, tiền sử bệnh tật của người bệnh... Những thông tin này rất hữu ích khi bác sĩ khai thác bệnh sử... 8. Không nên làm gì?Không tự ý điều trị cho bệnh nhân dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, đánh gió vì những động tác này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị. Không cho bệnh nhân ăn uống và đề phòng nôn trào ngược, bệnh nhân hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm. Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp, chỉ dùng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp > 220/120 mmHg và không dùng thuốc hạ huyết áp nhỏ dưới lưỡi. 9. Phòng ngừa đột quỵChế độ dinh dưỡng khoa học góp phần giảm nguy cơ bị đột quỵ. 9.1 Chế độ dinh dưỡng hợp lýNguyên nhân gây đột quỵ đến nhiều từ các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu... Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả. 9.2 Tập thể dục hàng ngàyTập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ. 9.3 Giữ ấm cơ thểNhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa. Khi trời lạnh cần giữa ấm, không ra ngoài trời lúc sáng sớm hoặc tối muộn khi trời còn lạnh. Nếu muốn tập thể dục có thể tập trong nhà vào thời gian muộn hơn. 9.4 Không hút thuốc láThuốc lá là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. Thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Nếu bỏ thuốc lá trong vòng từ 2 - 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa bao giờ hút thuốc. 9.5 Kiểm tra sức khỏe định kỳCần kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả. Những người mắc các bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu càng cần đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh, không để các chỉ số vượt quá mức nguy hiểm gây ra đột quỵ. Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một trong những cách nhận biết sớm và phòng tránh bệnh nhất là đối với những bệnh nhân có tiền sử bị đột quỵ, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. Xem thêm video đang được quan tâm:Kỹ năng cứu đuối nước an toàn từ trên bờ mùa mưa bão ThS. Vũ Hồng Anh Bệnh viện Trường ĐH Y Dược Thái Nguyến |
Bài Viết Liên Quan
Từ Vũng Tàu đi Lagi bao nhiêu km
Nguyễn An Travel sẽ hướng dẫn A - Z đi Bàu Trắng từ Vũng Tàu cho người lần đầu tiên, giúp bạn có chuyến du lịch tiết kiệm, trọn vẹn với nhiều trải ...
Đẻ mổ bao lâu ăn được hải sản
Hải sản là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và ngon miệng, là món ăn ưa thích của rất nhiều người. Tuy nhiên loại thực phẩm này lại gây ra không ít vấn ...
Mua nhựa đường lẻ ở đâu
Tag: mua nhựa đường lẻ ở đâu Danh mục: Hỏi đáp Nguồn: https://camnanghaiphong.vn Nhựa đường chống thấm bán lẻ giá bao nhiêu tiền, mua ở đâu? Là câu hỏi ...
Có thai bao lâu thì dùng được que thử
Que thử thai dùng khi nào thì nhận kết quả chính xác nhất, kết quả que thử có đúng hoàn toàn không? Băn khoăn này sẽ được chúng tôi cung cấp ngay sau đây.Que ...
Có thai bao lâu thì hết đau bụng dưới
Sau khi phá thai các chị em phụ nữ thường phải đối mặt với rất nhiều các vấn đề như ra máu âm đạo, bị đau bụng dưới, cơ thể mệt mỏi... tuy nhiên ...
Lan hoàng dương trồng bao lâu thì có hoa
Bạn đang xem: “Trồng lan hoàng dương bao lâu ra hoa”. Đây là chủ đề “hot” với 2,690,000 lượt tìm kiếm/tháng. Hãy cùng Orchivi.com tìm hiểu về Trồng lan ...
Tại sao micro hát bị rú
Micro bị hú là trường hợp thường hay gặp nhất mỗi khi bạn có dịp hát karaoke. Nếu tình trạng micro bị hú cứ duy trì hoài, thì: Bạn sẽ cảm thấy khó ...
Thế nào là cơ sở khoa học của đề tài
Bạn đang xem: “Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài là gì”. Đây là chủ đề “hot” với 17,600,000 lượt tìm kiếm/tháng. Hãy cùng Eyelight.vn tìm hiểu ...
Bến xe giáp bát ở đâu
Nếu bạn đã từng tới với bệnh viện Bạch Mai thì hẳn bạn sẽ biết bến xe Giáp Bát nằm ở địa chỉ nào tại Hà Nội. Bến xe này phát triển ngày càng ...
Oled tv là gì
OLED viết tắt của Organic Light-Emiting Diode tức là các diode hữu cơ phát quang.Tivi Oled là những dòng tivi được trang bị màn hình Oled, nhờ vậy mà tất cả các ...
Msi 2022 tổ chức ở đâu
Vào chiều ngày 19/02 (giờ Việt Nam), Riot đã chính thức công bố địa điểm tổ chức MSI 2022. Theo đó, giải đấu tầm cỡ quốc tế đầu tiên trong năm 2022 của ...
Cá tươi để ngăn đá được bao lâu
0 Vì sao chúng ta cần quan tâm và tìm hiểu cách bảo quản thịt cá trong tủ lạnh? Thịt, cá là những nguồn thực phẩm chính chứa rất nhiều chất dinh ...
Tế bào lớn nhất trong cơ thể trẻ em là gì
Trong cơ thể người, tinh trùng là tế bào sinh dục nhỏ nhất, còn trứng lại là tế bào lớn nhất, cả hai đều có cấu trúc cực kỳ phức tạp. Hầu hết các ...
Trong bài “qua đèo ngang”, nghệ thuật nổi bật trong câu thứ ba và thứ tư là gì?
Vẽ sơ đồ trình bày các bước trong quy trình viết Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (1) Người nhà quê hồi mình ...
Bánh trứng muối đài loan bán ở đâu
Như số liệu hệ thống đã thống kê, sản phẩm Bánh Quy Trứng Muối Đài Loan 500G thương hiệu No Brand hiện đang được đăng bán trực tuyến Sendo. Quý khách ...
Chạy lead ads là gì
Quảng cáo Lead Ads là gì? Cách chạy chiến dịch Facebook Lead Ads hiệu quả Quảng cáo lead ads là gì? Lý do nên chạy quảng cáo ads là gì? Những cách để thiết ...
Tại sao dung dịch vệ sinh scion
Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Scion Có Tốt Không(5 / 5 sao - 2 lượt đánh giá) - Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Scion Có Tốt Không Feminine Wash chứa thành phần dịu ...
16 gam khí o2 là bao nhiêu mol ? biết o=16 đvc
Mol hay mole (ký hiệu: mol), là đơn vị đo lường dùng trong hóa học nhằm diễn tả lượng chất có chứa xấp xỉ 6,022.1023 số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân ...
Cua biển để trong ngăn đá được bao lâu
Cua biển là loại động vật có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và đắt thế nhưng lại rất dễ bị hư hỏng. Nếu như mua về nhà để luộc ...
Phong cách đàm phán là gì
Trong thương lượng, đàm phán các bên thường thấy có hai cách để thương lượng tranh chấp, có thể là hợp tác hoặc cạnh tranh. Việc các bên sẽ sử dụng ...