Vì sao hoạt động

Yêu cầu tuyển dụng việc làm hoặc du học hiện nay có chút thay đổi so với vài năm trước. Cụ thể, với những sinh viên, học sinh có thành tích hoạt động ngoại khóa tốt, khả năng tìm kiếm việc làm sẽ cao hơn. Chính vì thế, tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh cấp 2, cấp 3 nhằm giúp các em năng động hơn trong môi trường hội nhập cũng là nằm trong mục tiêu đào tạo của trường nội trú chất lượng nhất tại TPHCM – Trường THCS – THPT Hồng Đức. Tuy nhiên, phải tham gia thế nào để hoạt động ngoại khóa thực sự mang đến hiệu quả tốt nhất cho học sinh? Và vì sao học sinh nên tham gia các hoạt động này?

Vì sao hoạt động

Học sinh có nên tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa không?

Hồ sơ xin việc hoặc hồ sơ chuẩn bị du học của các em sau này sẽ bao gồm danh sách liệt kê các hoạt động ngoại khóa chính nhằm khắc họa nổi bật tính năng động và sáng tạo của các em. Bên cạnh đó, các cuộc thi, lễ hội, hoặc các hoạt động sinh hoạt tập thể là môi trường tuyệt vời để các em tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, nâng cao trải nghiệm cuộc sống và thực hành những kỹ năng mềm cần thiết.

Mỗi một chương trình do nhà trường tổ chức đều cần áp dụng kiến thức và kỹ năng khác nhau nhằm giúp các em phát triển toàn diện hơn. Thông qua đó, các em có thể phát hiện ra những kỹ năng mềm còn thiếu hoặc kiến thức hoặc kỹ năng nào mình có tốt hơn những bạn học khác.

Vì sao hoạt động

Trường tư thục chất lượng nhất tại TPHCM – Hồng Đức đã tổ chức những cuộc thi hùng biện tiếng anh, tìm hiểu an toàn giao thông, phòng trừ tệ nạn xã hội, hội thao – hội khỏe phù đổng, giải toán cấp trường, cấp quận, rung chuông vàng,…hằng năm nhằm cung cấp kiến thức phổ thông tốt cho các em. Qua đó, các em mạnh dạn, năng động và sáng tạo hơn.

Ngoài ra, trong quá trình tham gia hoạt động, các em cần tự rèn luyện mình trở thành người lãnh đạo – trưởng nhóm. Từ những hoạt động bổ ích này, học sinh cần nhìn lại và tự đánh giá năng lực bản thân, quá trình tham gia hoạt động đã ảnh hưởng tới các em như thế nào?.

Chỉ khi thực sự để lại dấu ấn cá nhân, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, các em mới có thể hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu bản thân cũng như trau dồi thêm các kiến thức và kỹ năng mới.

Tuy nhiên, liệu các em có nên tham gia quá nhiều hoạt động hay không?

Vì sao hoạt động

Các em chỉ cần tham gia những chương trình phù hợp với kiến thức và kỹ năng cũng như định hướng của các em sau này vì những chương trình hoạt động tại trường cấp 2 – cấp 3 – Trường tư thục Hồng Đức chỉ là bước đệm giúp các em có đà chạy tốt cho chương trình học đại học hoặc du học. Việc tham gia hoạt động ngoại khóa phải cân bằng và hỗ trợ việc học. Tiếp thu đầy đủ kiến thức để đạt được thành tích cao trong học tập và các kỳ thi tuyển mới là điểm mấu chốt trong suốt quá trình theo học tại trường cấp 2 và cấp 3 của các em. Chính vì thế, nhà trường luôn có lịch biểu phù hợp để các em vừa vui chơi, vừa học hỏi nhiều kiến thức.

Là một trong top 10 trường THCS tốt nhất TPHCM, Hồng Đức tự hào là môi trường giáo dục tốt nhất để ươm mầm và chấp cánh ước mơ cho các em học sinh.

THÔNG TIN ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN Vui lòng điền đây đủ thông tin bên dưới

Sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng thường gắn liền với mối liên hệ phổ biến giữa chúng, do vậy nguyên lý về sự phát triển cũng gắn liền với nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.

Nguyên lý về sự phát triển phản ánh đặc trưng phổ quát nhất của thế giới, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan đều có sự vận động và phát triển. Bài viết sau đây sẽ nêu ra ý nghĩa nguyên lý về sự phát triển.

Nguyên lý sự phát triển là gì?

Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật).

Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về sự phát triển

Có thể hiểu một cách đơn giản phát triển là những cái mới ra đời sẽ thay thế cho cái cũ nhưng vẫn trên cơ sở kế thừa những hạt nhân hợp lý của cái cũ từ đó cải tạo và phát triển chúng hợp lý để nó trở thành điều kiện, là tiền đề vững chắc cho cái mới phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và bền vững hơn.

Ý nghĩa nguyên lý về sự phát triển như sau:

– Đây chính là cơ sở lý luận khoa học để có thể định hướng được việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.

Theo như nguyên lý này thì trong mọi nhận thức và trong thực tiễn cần phải có quan điểm về sự phát triển. Để có thể phát triển được thì cần phải khắc phục được những tư tưởng bảo thủ, trì trệ, lạc hậu, định kiến, đối lập với sự phát triển.

– Để nhận thức và giải quyết được bất cứ những vấn đề gì trong thực tiễn thì một mặt cần phải đặt sự vật theo khuynh hướng đi lên của nó. Vì vậy đòi hỏi phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển của nó.

– Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn của con người cần phải tôn trong quan điểm phát triển phát triển. Quan điểm này đòi hỏi khi nhận thức cũng như khi giải quyết một vấn đề nào đó thì con người cần phải đặt chúng ở trạng thái động và nằm trong khuynh hướng chung của sự phát triển.

– Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, là quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn cải tạo chính bản thân của con người.

– Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia thành các quá trình phát triển của sự vật thành những giai đoạn. Trên cơ sở này tìm ra phương pháp nhận thức và những cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc là kìm hãm sự phát triển của nó tùy thuộc vào sự phát triển đó có lợi hay là có hại đối với đời sống của con người.

– Vận dụng quan điểm về sự phát triển vào hoạt động thực tiễn nhằm mục đích thúc đẩy các sự vật phát triển theo đúg như quy luật vốn có của nó đòi hỏi chúng ta cần phải tìm ra được những mâu thuẫn của sự vật qua hoạt động thực tiễn từ đó giải quyết được mâu thuẫn và tìm ra được sự phát triển.

Ví dụ về ý nghĩa của nguyên lý về sự phát triển

Qua những nội dung ở trên đã phân tích được ý nghĩa nguyên lý về sự phát triển đối với các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.

Khái niệm phát triển thường được dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn.

Ví dụ về sự phát triển như sau:

– Trong quá trình biến đổi của các giống loài đã có sự biến đổi và phát triển từ bậc thấp lên bậc cao;

– Quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thức thức tổ chức trong xã hội của loài người: từ hình thức tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc còn sơ khai thời nguyên thuỷ lên các hình thức tổ chức xã hội cao hơn là hình thức tổ chức bộ tộc, dân tộc…

– Sự ra đời và thay thế các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử

Cụ thể là từ nhà nước chủ nô là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử ra đời dựa trên cơ sở tan rã của chế độ thị tộc, bộ lạc gắn liề với chế độ tư hữu và phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng.

Sự bóc lột không có giới hạn của các chủ nô làm cho mâu thuẫn giữa chủ nô với nô lệ ngày một gay gắt, nô lệ đứng lên đấu tranh giải phóng nô lệ, giao đất canh tác. Điều này đã dẫn đến sự chuyển hóa dần từ phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ sang phương thức sản xuất phong kiến, nhà nước phong kiến ra đời. Tiếp đó trải qua các giai đoạn là nhà nước tư sản và cuối cùng là nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Vì sao hoạt động

Bài học rút ra từ nguyên lý về sự phát triển

Từ  ý nghĩa nguyên lý về sự phát triển có thể rút ra được những bài học về sự phát triển như sau:

– Khi tiến hành xem xét các sự vật, hiện tượng thì cần phải đặt nó trong sự vận động và phát triển

Cần nắm được sự vật không chỉ như là cái mà nó đang có, đang hiện hữu trước mắt mà còn cần phải nắm được và hiểu rõ được khuynh hướng phát triển, khả năng chuyển hóa của nó.

– Không được dao động trước những quanh co, những phức tạp của sự phát triển ở trong thực tiễn

Vấn đề này đòi phải cần phải có sự nhìn nhận, sự đánh giá khách quan đối với sự vật, hiện tượng.

– Cần chủ động tìm ra được những phương pháp thúc đẩy sự phát triển của sự vật, của hiện tượng

Phải tích cực, chủ động nghiên cứu để từ đó tìm ra được những mâu thuẫn có trong mỗi sự vật, hiện tượng để từ đó có thể xác định được những biện pháp phù hợp để giải quyết được những mâu thuẫn đó nhằm thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.

Kế thừa những thuộc tính, những bộ phận còn hợp lý của cái cũ nhưng đồng thời cũng phải kiên quyết loại quả những cái đã quá lạc hậu cản tở và gây ảnh hưởng đến sự phát triển.

Vì trong phát triển có sự kế thừa do đó cần phải chủ động phát hiện, cổ vũ những cái mới, cái phù hợp từ đó có thể tìm cách thúc đẩy để phát triển cái mới, để cái mới chiếm đóng vai trò chủ đạo.

Câu hỏi nguyên lý về sự phát triển?

Một số câu hỏi liên quan đến nguyên lý về sự phát triển như sau:

– Câu hỏi 1. Chủ nghĩa Mác-Lênin và ba bộ phận lý luận cấu thành của nó?

– Câu hỏi 2. Tại sao chúng ta gọi chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa Mác-Lênin?

– Câu hỏi 3. Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào cách mạng thế giới?

– Câu hỏi 4. Mục đích và yêu cầu của việc học tập, nghiên cứu môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin?

Trên đây là một vài ý kiến tư vấn liên quan đến nguyên lý về sự phát triển để quý khách hàng tham khảo.