Ưu điểm của phương pháp hòa giải so với thương lượng là

    Theo quy định của pháp luật Thương mại Việt Nam thì có 4 hình thức giải quyết tranh chấp thương mại, đó là: thương lượng, hòa giải, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài hoặc Tòa án. Bài viết sau đây, đội ngũ Luật sư của Luật Hồng Bàng xin đề cập đến nội dung của phương thức giải quyết tranh chấp hòa giải – phương thức giải quyết tranh chấp thương mại đang được áp dụng khá phổ biến hiện nay do có nhiều ưu điểm vượt trội cho các bên giải quyết tranh chấp.

       Hòa giải thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp thay thế khá phổ biến tại các quốc gia phát triển, với các ưu điểm vượt trội so với tố tụng tòa án.

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.

Hình thức giải quyết tranh chấp này có đặc điểm sau:

 + Phương thức hòa giải khác thương lượng ở chỗ có sự tham gia của nhân tố trung gian. Người trung gian này không có vai trò quyết định trong việc giải quyết tranh chấp mà chỉ là người hỗ trợ, giúp đỡ cho các bên trong việc tìm ra giải pháp tốt nhất để giải quyết tranh chấp, còn việc giải quyết tranh chấp vẫn là do các bên quyết định.

+ Hoà giải viên đương nhiên phải là người không có quyền lợi liên quan đến vụ tranh chấp và phải hoàn toàn trung lập. Tính trung lập của hoà giải viên tạo nên sự tin  cậy của các bên tranh chấp khi yêu cầu hoà giải bất đồng của mình.

+ Hòa giải cũng không chịu sự chi phối của bất kỳ một thủ tục tố tụng pháp lý nào mà do các bên tranh chấp tự quyết định. Kết quả của quá trình hòa giải thành cũng chỉ là sự thỏa thuận của các bên có tranh chấp và việc thực hiện thỏa thuận này cũng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên mà không có bất kỳ một quyết định pháp lý nào.

Điều 327 Luật thương mại  2005 quy định về các hình thức giải quyết tranh chấp : “ Thương lượng giữa các bên; hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải…”

Điều 259 Bộ luật hàng hải 2005 quy định : “ Các bên liên quan có thể giải quyết tranh chấp hàng hải bằng thương lượng, thỏa thuận hoặc khởi kiện tại trọng tài hoặc tòa án có thẩm quyền…”

Khoản 1 Điều 14 Luật đầu tư 2014 quy định : “ Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này ”

 Các Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam – Ấn Độ, Việt Nam – Bungari, Việt Nam – Lào…đều khuyến khích việc sử dụng các phương thức giải quyết ngoài tòa án như là những phương thức giải quyết phù hợp với các bên tranh chấp.

     Như vậy, cả pháp luật trong nước lẫn điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, ký kết đều đã ghi nhận thương lượng, hòa giải là những phương thức giải quyết tranh chấp thương mại giữa các bên song còn nhiều nội dung liên quan chưa được quy định cụ thể.

  1. Đặc trưng của phương pháp hòa giải thương mại

Hòa giải mang tính chất tự nguyện. Kết quả hòa giải hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo thi hành những cam kết của các bên trong quá trình hòa giải.

– Hòa giải mang tính bí mật;

– Có sự tham dự của bên thứ ba (hòa giải viên) – độc lập và khách quan trong quá trình giải quyết tranh chấp;

– Hòa giải không làm ảnh hưởng đến việc các bên sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp khác.

  1. Ưu, nhược điểm của phương pháp hòa giải thương mại

          Ưu điểm của phương thức hòa giải là đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, sự linh hoạt, hiệu quả, ít tốn kém. Hòa giải còn có thêm ưu điểm vượt trội do người thứ ba (thường là người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực đang tranh chấp) mang lại. Trường hợp các bên tranh chấp khả năng nhận thức hạn chế trong lĩnh vực đang tranh chấp thì dùng phương thức hòa giải sẽ có khả năng thành công cao hơn thương lượng. Kết quả hòa giải được ghi nhận và chứng kiến của người thứ ba nên mức độ tôn trọng và tuân thủ các cam kết đạt được trong quá trình hòa giải cũng cao hơn.

           Hạn chế của hòa giải là dù có sự trợ giúp của người thứ ba làm trung gian mà một bên không trung thực, thiếu sự thiện chí, hợp tác trong quá trình đàm pashn thì hòa giải cũng khó có thể đạt được kết quả mong đợi. Ngoài ra, chính phải sử dụng đến bên trung gian nên uy tín, bí mật kinh doanh cũng dễ bị ảnh hưởng hơn quá trình thương lượng. Bên cạnh đó, chi phí cho quá trình giải quyết bằng hòa giải cũng tốn kém hơn do phải trả phí cho bên trung gian.

       Quý khách nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: Mr.Nhật Nam qua hotline: 0968.356.575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: .

 Chúc Quý Khách cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Các phương thức để giải quyết tranh chấp bao gồm: thương lượng, hòa giải, giải quyết bằng Trọng tài thương mại hoặc giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Ngoài những ưu điểm nổi trội thì các phương thức này còn có những nhược điểm riêng. Cùng tìm hiểu thêm về ưu và nhược điểm của các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại qua bài viết này!

1. Khái quát về các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại

Thương lượng, hòa giải, giải quyết bằng Trọng tài thương mại hay giải quyết tranh chấp tại Tòa án là những phương thức mà hầu hết những nhà kinh doanh đều biết đến. Những phương thức này được pháp luật quy định và giúp các bên tranh chấp có thể tháo gỡ những mâu thuẫn phát sinh từ hoạt động kinh doanh.

Khái niệm cũng như phương hướng giải quyết của mỗi phương thức này là khác nhau, bạn đọc có thể tham khảo rõ hơn tại bài viết sau đây: Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại

2. Ưu điểm và nhược điểm của các phương thức giải quyết tranh chấp

Để doanh nghiệp có thể lựa chọn một phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp nhất với mình thì việc nắm được những ưu nhược điểm của các phương thức tranh chấp là điều hết sức cần thiết. Cụ thể, ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương thức như sau:

2.1. Thương lượng

Thương lượng là hình thức do các bên tự thực hiện và giải quyết những tranh chấp trong phạm vi mà các bên thỏa thuận, nguyên tắc và điều kiện giải quyết tranh chấp bằng thương lượng chưa được pháp luật quy định mà phụ thuộc vào ý chí của các bên.

Ưu điểm của phương pháp hòa giải so với thương lượng là

Mỗi phương thức giải quyết tranh chấp có những ưu và nhược điểm riêng

* Ưu điểm:

- Có thể thực hiện một cách thuận tiện, nhanh chóng, đơn giản và ít tốn kém chi phí, phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của các bên tranh chấp;

- Không làm mất sự uy tín và danh tiếng của doanh nhân trên thị trường đồng thời giữ sự bí mật trong hoạt động kinh doanh;

- Không bị ràng buộc pháp lý và có tính chất khuyến khích các bên tự thực hiện.

* Nhược điểm:

- Kết quả giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào sự thiện chí giữa các bên.

- Thường chỉ giải quyết được những tranh chấp không có mâu thuẫn quá lớn.

- Việc thực hiện kết quả thương lượng khó có thể kiểm soát, theo dõi vì không mang tính cưỡng chế, bắt buộc.

2.2. Hòa giải

Hòa giải tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được thực hiện thông qua người thứ ba là hòa giải viên, giải quyết những tranh chấp trong phạm vi mà các bên thỏa thuận. Việc hòa giải được pháp luật quy định tại Nghị định 22/2017/NĐ-CP và điều kiện là phải có thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng hòa giải thương mại.

* Ưu điểm:

- Sẽ được hòa giải viên đưa ra lời khuyên, tư vấn giải quyết sao cho phù hợp cho cả hai bên.

- Không bị ràng buộc pháp lý và không bắt buộc phải thi hành.

* Nhược điểm:

- Kết quả giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào sự thiện chí giữa các bên.

- Tốn kém chi phí và hiệu quả giải quyết tranh chấp không cao.

Ưu điểm của phương pháp hòa giải so với thương lượng là

Các bên cần lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hợp lý

2.3. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại được Trọng tài thương mại thực hiện, phạm vi giải quyết tranh chấp dựa theo yêu cầu của bên khởi kiện. Việc giải quyết này được quy định tại Luật Trọng tài thương mại và điều kiện giải quyết là phải có thỏa thuận trọng tài.

Để tìm hiểu rõ hơn về ưu và nhược điểm khi giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại, bạn đọc có thể tham khảo bài viết: Ưu điểm và nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

2.4. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan nhà nước, được thực hiện thông qua người có thẩm quyền là Thẩm phán và phạm vi giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào yêu cầu của bên khởi kiện. Việc giải quyết tranh chấp này phải thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và có điều kiện là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết tại Tòa án đồng thời phải có đơn khởi kiện của một trong các bên.

* Ưu điểm:

- Có trình tự thủ tục nghiêm ngặt, buộc các bên phải thực hiện theo đúng quy định.

- Quyết định giải quyết tranh chấp bắt buộc phải thi hành, nếu một trong các bên không thi hành thì sẽ bị cưỡng chế.

*Nhược điểm:

- Quyết định giải quyết tranh chấp được công khai dẫn đến ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của các bên.

- Thời gian giải quyết khá lâu và thủ tục thiếu linh hoạt do tuân theo thời hạn mà pháp luật quy định.

3. Thực trạng giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại

Trên thực tế, khi có tranh chấp xảy ra các bên hầu như sẽ chủ động thực hiện việc giải quyết theo trình tự. Đầu tiên là thương lượng, hòa giải, sau khi thương lượng hòa giải không thành thì các bên sẽ tính đến phương án là lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại hay giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

Ưu điểm của phương pháp hòa giải so với thương lượng là

Giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào chủ thể giải quyết và ý chí các bên

Nhìn chung các tranh chấp có giải quyết được nhanh chóng hay không thì ý chí của các bên là điều quan trọng. Không chỉ là cá nhân mà bất kể các bên nào khi có tranh chấp cần giải quyết thì đều muốn quyền lợi của mình được bảo vệ một cách toàn vẹn nhất, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại cũng vậy.

Vì vậy, khi cần phải giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại, các bên cần hiểu rõ về các phương thức giải quyết tranh chấp, ưu và nhược điểm của các phương thức này để có thể lựa chọn được phương thức phù hợp nhất cho mình!