Ung thư biểu mô tuyến phổi sống được bao lâu

Ung thư phổi: là khối u ác tính được hình thành do sự phát triển mất kiểm soát của các tế bào cấu tạo nên phổi. Đây là loại ung thư phổ biến nhất trong những năm gần đây. Năm 2012, trên toàn thế giới có khoảng 1,8 triệu người mắc ung thư phổi và gây tử vong cao nhất, trên cả ung thư gan và ung thư dạ dày. nguyên nhân ung thư phổi

Tại Việt Nam: ung thư phổi đứng hàng thứ hai sau ung thư gan và chiếm khoảng 20% trong tổng số người mắc ung thư các loại. Mỗi năm có khoảng 150 ngàn ca, trong đó số ca mắc mới khoảng 20 ngàn người; tử vong khoảng 17 ngàn người.

1. Nguyên nhân gây ung thư phổi

Ung thư phổi gây ra do sự phát triển đột biến của các tế bào ở phổi. Những yếu tố làm kích hoạt quá trình phát triển này là:

Hút thuốc lá: 90% trường hợp ung thư phổi có liên quan đến hút thuốc lá. Khói thuốc có hơn 4 ngàn loại hoá chất, trong đó có trên 40 chất có thể gây ung thư. Người hút thuốc lá thụ động có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn 26% so với người không tiếp xúc với khói thuốc. Cùng hút thuốc như nhau nhưng phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh này cao gấp 1,5 lần so với nam giới vì cơ thể phụ nữ dễ hấp thụ và nhạy cảm khi tiếp xúc với các thành phần trong khói thuốc.

Ung thư biểu mô tuyến phổi sống được bao lâu

Sống trong môi trường, không khí ô nhiễm, hoặc trong vùng bị nhiễm phóng xạ.

Tiếp xúc thường xuyên với các chất độc hại: như amiăng trong kỹ nghệ làm tấm lợp, radon trong mỏ khai thác vàng, crom, nicken, hắc ín

Nhũng người được xạ trị vùng ngực: u trung thất, bệnh Hodgkin

Yếu tố gia đình: trong gia đình có người bị ung thư phổi

Sự phối hợp nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng gấp nhiều lần khả năng mắc bệnh. Ví dụ : người hút thuốc lá có nguy cơ cao gấp 11 lần người không hút thuốc, người phơi nhiễm chất asbestos (amiang) có nguy cơ gấp 6 lần người không bị phơi nhiễm chất này. Nhưng nếu 1 người vừa hút thuốc vừa phơi nhiễm chất amiang thì nguy cơ mắc ung thư phổi tăng lên đến 59 lần.

2. Dấu hiệu ung thư phổi

Ở giai đoạn đầu bệnh thường không có biểu hiện gì; chỉ đến khi bệnh phát triển thì triệu chứng mới xuất hiện, thường gặp nhất là:

  • Ho kéo dài không đáp ứng với điều trị thông thường.
  • Ho ra máu
  • Khàn tiếng
  • Đau ngực, khó thở, thở khò khè
  • Viêm phổi hay viêm phế quản tái đi tái lại
  • Đau vai hay cánh tay
  • Phù ở mặt, vùng cổ
  • Mệt mỏi, biếng ăn, sút cân không rõ nguyên nhân

Ngoài ra còn có những triệu chứng liên quan đến các cơ quan khác bị di căn như não, gan, xương, tuyến thượng thận

3. Phát hiện ung thư phổi

Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ dùng nhiều phương pháp nhằm xác định loại ung thư và giai đoạn tiến triển của bệnh:

  • Chụp X-quang là phương pháp đơn giản, ít tốn kém, và rất có ích để phát hiện tổn thương phổi.
  • Chụp cắt lớp giúp xác định chính xác vị trí tổn thương.
  • Sinh thiết để khảo sát và phân loại tính chất mô học của ung thư phổi.

Có 2 loại ung thư phổi: tế bào nhỏ và không phải tế bào nhỏ.

Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ thường gặp hơn, chiếm trên 80%, loại này phát triển chậm và không lan nhanh đến các cơ quan khác.

Ung thư tế bào nhỏ ít gặp hơn, chưa đến 20% nhưng phát triển rất nhanh và lan đến các cơ quan khác cũng rất nhanh.

Ung thư biểu mô tuyến phổi sống được bao lâu

Phân loại ung thư phổi:

Việc phân loại giai đoạn bệnh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị cũng như tiên lượng của người bệnh. Có 4 giai đoạn chính:

-Giai đoạn l : bướu chỉ ở phổi.

-Giai đoạn ll : bướu chỉ lan đến hạch gần (rốn phổi).

-Giai đoạn lll: bướu lan đến cơ quan lân cận hoặc hạch trung thất đối bên, hạch thượng đòn.

-Giai đoạn lV : bướu đã lan đến các phần khác của cơ thể (di căn).

Theo các nghiên cứu ở Mỹ, nếu ung thư còn ở giai đoạn lA nghĩa là khi bướu còn nhỏ < 3cm và chưa lan đến các hạch lân cận thì tỷ lệ sống 5 năm sau điều trị là 75%, nhưng khi ung thư đã di căn thì tỷ lệ này chỉ còn 2%.

Vì vậy việc phát hiện bệnh khi đang còn giai đoạn sớm là vô cùng quan trọng. Đáng tiếc, ở Việt Nam khoảng 90% bệnh nhân ung thư phổi khi đến khám tại bệnh viện đã ở giai đoạn trễ, không mổ được. Ngay tại Mỹ, có đến 58% bệnh nhân tử vong trong vòng một năm sau khi được chẩn đoán xác định vì phát hiện trễ.

Việc phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm bằng phẫu thuật không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn ít biến chứng và chi phí thấp hơn nhiều so với các phương pháp khác.

4. Ung thư phổi được điều trị như thế nào?

Điều trị bệnhi có mục đích tiêu diệt hay kiểm soát tế bào ung thư. Có 4 phương pháp điều trị chính là: phẫu thuật, xạ trị, hoá trị và điều trị đích. Việc lựa chọn phương pháp điều trị tuỳ thuộc vào kích thước, vị trí, mô bệnh học của khối u, giai đoạn bệnh cũng như tổng trạng của người bệnh.

  • Phẫu thuật: cắt toàn bộ tổ chức ung thư phổi và các hạch bạch huyết lân cận.
  • Xạ trị: sử dụng tia bức xạ năng lượng cao với mục đích tiêu diệt tế bào ung thư hay kìm hãm sự phát triển và lan tràn của chúng.
  • Hoá trị: đưa một lượng thuốc vào cơ thể, có thể dùng đường truyền tĩnh mạch hay uống. Lượng thuốc này sẽ đi vào trong máu rồi đến cơ quan bị ung thư để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Điều trị đích: dùng các loại thuốc để ngăn chặn sự tăng trưởng và lan tràn của các tế bào ung thư bằng cách can thiệp vào các phân tử đặc hiệu (các đích phân tử) trong cơ chế sinh ung thư và sự tăng trưởng của khối u.

Ngoài ra còn cần đến những phương pháp điều trị hỗ trợ khác như: điều trị giảm đau, điều trị miễn dịch, dinh dưỡng, huyết học

5. Phòng bệnh ung thư phổi

  • Đây là bệnh có thể phòng ngừa được. Những yếu tố nguy cơ gây ung thư đã được biết, trong đó có đến 90% liên quan đến hút thuốc lá, vì vậy ngưng hút thuốc có thể làm giảm được bệnh ung thư phổi.
  • Giữ gìn môi trường sống và làm việc không bị ô nhiễm.
  • Phát hiện sớm có thể cải thiện thời gian sống còn. Tầm soát cho những người có nguy cơ là cách tốt nhất để phát hiện sớm ung thư phổi.
  • Những đối tượng này là người trên 40 tuổi cần đi khám sức khoẻ định kỳ và đi kiểm tra nếu có triệu chứng ho bất thường, đàm có vướng máu, gia đình có người bị ung thư phổi, sút cân chưa rõ nguyên nhân, có tổn thương mới bất kỳ trên phim X-quang phổi.

Tóm lại, ung thư phổi là bệnh khá phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các loại bệnh ung thư. 90% trường hợp bị ung thư phổi có liên quan đến hút thuốc lá. Đây là bệnh có thể phòng ngừa được. Tầm soát sức khỏe và phát hiện sớm là cách duy nhất giúp điều trị đạt hiệu quả tốt.

(theo BS Đồng Sĩ Tính Khoa Hô hấp BVĐK Vạn Hạnh)

-

Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh

Trên 20 năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe:

Hoặc gọi chúng tôi theo Hotline 028.3863.2553

Hoặc đăng ký khámTẠI ĐÂY

Xem thêm:

Hen Phế Quản Không Còn Là Nỗi Ám Ảnh

Viêm xoang và khi nào cần phải mổ xoang?

Khám Tầm Soát Bệnh Tim Mạch