Ngân hàng chính sách là ngân hàng gì năm 2024

Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.

Tên tiếng Việt: Ngân hàng Chính sách xã hội; Viết tắt là: NHCSXH.

Tên giao dịch Quốc tế: Vietnam bank for Social Policies (Viết tắt là: VBSP)

Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội (Toà nhà CC5, Bán đảo Linh Đàm, phường Hoàng liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội)

Trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo, tách tín dụng chính sách ra khỏi Ngân hàng thương mại và tổng kết hàng chục năm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đây là nỗ lực của Chính phủ để thực hiện chủ trương của Đảng và cam kết trước cộng đồng quốc tế về “xoá đói giảm nghèo”.

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; tiếp nhận các nguồn vốn của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Đối tượng đựơc vay từ NHCSXH (gọi chung là người vay) gồm: Hộ nghèo; học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề; các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ); các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (gọi chung là Chương trình 135); các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Ngân hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, là một pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ Ttrung ương đến địa phương.

Cơ cấu bộ máy của NHCSXH gồm 3 cấp: Hội sở chính (cấp Trung ương), Chi nhánh cấp tỉnh và Phòng giao dịch cấp huyện. Ở mỗi cấp đều có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành tác nghiệp.

Bộ máy quản trị gồm : Hội đồng quản trị (HĐQT), ở Trung ương hiện có 14 thành viên. Trong đó, 12 thành viên kiêm nhiệm và 02 thành viên chuyên trách. Chủ tịch HĐQT do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm Chủ tịch, 11 Ủy viên kiêm nhiệm là Thứ trưởng hoặc tương đương của các Bộ, Ngành liên quan; Ban Đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện do các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội cử cán bộ Lãnh đạo tham gia kiêm nhiệm.

Bộ máy điều hành tác nghiệp theo 3 cấp (Trung ương, tỉnh, huyện) làm nhiệm vụ thường trực, tổ chức điều hành quản lý vốn thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, là những cán bộ có đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn và năng lực quản lý.

Phương thức quản lý tín dụng của NHCSXH là trực tiếp quản lý và cho vay, kết hợp với uỷ thác một số công đoạn qua các tổ chức chính trị - xã hội trên phạm vi cả nước; tổ chức giao dịch theo hình thức lưu động tại Trụ sở UBND xã.

Mô hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH đã góp phần tích cực vào việc triển khai thực hiện chính sách bảo đảm an sinh xã hội của Nhà nước”.

Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ đem lại tiện ích cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác

Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc xây dựng Nghị định mới này nhằm góp phần hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội, bổ sung thêm các quy định pháp lý cụ thể hơn về tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Ban Điều hành, bộ máy giúp việc, nhằm đảm bảo phù hợp với thực tiễn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Dự thảo nêu rõ, Ngân hàng Chính sách xã hội là ngân hàng chính sách do Thủ tướng Chính phủ thành lập và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện nhiệm vụ tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước.

Ngân hàng Chính sách xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tiền gửi và thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quy định của pháp luật có liên quan.

Vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp và được bổ sung từ ngân sách nhà nước, các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu nhà nước

Theo dự thảo, nhà nước là chủ sở hữu của Ngân hàng Chính sách xã hội. Chính phủ thống nhất quản lý thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu nhà nước đối với Ngân hàng Chính sách xã hội.

Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu theo phân công của Chính phủ.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan liên quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền được giao đối với hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp của chủ sở hữu nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu nhà nước.

Nguyên tắc, mục tiêu hoạt động

Dự thảo Nghị định nêu rõ, nhà nước tập trung nguồn lực cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước phù hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia và các nội dung của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ đem lại tiện ích cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhằm thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội.

Ngân hàng Chính sách xã hội được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, không phải thực hiện dự trữ bắt buộc và không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Nhiệm vụ, quyền hạn

Theo dự thảo, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Bên cạnh đó, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn theo đúng quy định; thực hiện chế độ báo cáo, kế toán theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.

Chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Bên cạnh các nhiệm vụ của Ngân hàng chính sách xã hội, dự thảo Nghị định cũng đề xuất quy định quyền hạn của Ngân hàng này.

Theo đó, Ngân hàng chính sách xã hội tổ chức và hoạt động theo đúng nguyên tắc, mục tiêu hoạt động quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Được thực hiện các hoạt động theo quy định tại Nghị định này và các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Được từ chối yêu cầu, đề nghị của cá nhân hay tổ chức về việc cung cấp thông tin và các vấn đề liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội nếu yêu cầu đó trái với quy định tại Nghị định này, pháp luật có liên quan và trái với Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập từ năm 2002 theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua 20 năm hoạt động, Ngân hàng Chính sách xã hội đã khẳng định vị trí, vai trò là công cụ kinh tế hữu hiệu của Nhà nước trong việc thực hiện "sứ mệnh" cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Bộ máy quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội với sự tham gia của các đại diện lãnh đạo thuộc các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, chính quyền địa phương các cấp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội trong thời gian qua, như:

(i) Nguồn vốn tín dụng chính sách tăng gấp 48 lần, từ 7.022 tỷ đồng từ khi mới thành lập lên 346.278 tỷ đồng cuối năm 2023.

(ii) Tổng dư nợ tín dụng chính sách tăng 46 lần, từ 7.022 tỷ đồng từ cuối năm 2002 lên 331.924 tỷ đồng cuối năm 2023.

(iii) Số lượng khách hàng dư nợ tăng từ 2,7 triệu khách hàng còn dư nợ tại thời điểm cuối năm 2002 lên 6,6 triệu khách hàng vào cuối năm 2023.

(iv) Dư nợ bình quân một hộ tăng từ 2,54 triệu đồng/hộ năm 2002 lên 48 triệu đồng/hộ năm 2023.

(v) Số tổ Tiết kiệm và Vay vốn tăng từ 954 tổ năm 2002 lên khoảng 170 nghìn tổ năm 2023.

(vi) Số lượng các chương trình tín dụng chính sách từ 3 chương trình tín dụng nhận bàn giao năm 2002 (cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay học sinh, sinh viên), đến năm 2023 đã tăng lên 27 chương trình tín dụng chính sách (bao gồm một số chính sách thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2023).

Với mục tiêu 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã được giải ngân đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước với trên 40,8 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, doanh số cho vay đạt 742.843 tỷ đồng. Tín dụng chính sách đã góp phần giúp trên 6,1 triệu hộ nghèo vượt qua ngưỡng nghèo, hỗ trợ kịp thời vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho gần 5,2 triệu lao động, trong đó có gần 135 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp gần 3,8 triệu lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng hơn 15,6 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn; xây dựng gần 747 nghìn căn nhà ở cho các đối tượng chính sách.

Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam là ngân hàng gì?

Ngân hàng Chính sách xã hội được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, không phải thực hiện dự trữ bắt buộc và không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.18 thg 2, 2024nullNgân hàng Chính sách xã hội sẽ có nhiệm vụ, quyền hạn gì?xaydungchinhsach.chinhphu.vn › Tham vấn chính sáchnull

Việt Nam có bao nhiêu ngân hàng chính sách?

Tại Việt Nam hiện có 49 ngân hàng, bao gồm các ngân hàng sau: Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và ngân hàng 100% vốn nước ngoài.nullDanh sách ngân hàng tại Việt Nam - Wikipediavi.wikipedia.org › wiki › Danh_sách_ngân_hàng_tại_Việt_Namnull

Ngân hàng Chính sách lãi suất bao nhiêu?

Mức lãi suất cho vay của NHCSXH hiện nay phổ biến ở 5 nhóm lãi suất khác nhau bao gồm: Nhóm lãi suất thấp từ 1,2%/năm đến 4,8%/năm; nhóm lãi suất 6,6%/năm; nhóm lãi suất 7,92%/năm; nhóm lãi suất 8,25%/năm và nhóm lãi suất 9,0%/năm.nullMức lãi suất vay ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách ...mof.gov.vn › webcenter › portal › btcvn › pages_r › tin-bo-tai-chinhnull

Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân trong bao lâu?

+ Việc giải ngân của NHCSXH được thực hiện một năm 2 lần vào đầu các kỳ học. Số tiền giải ngân từng lần căn cứ vào mức cho vay/tháng và số tháng của từng học kỳ. + HSSV do gia đình gặp khó khăn về tài chính, NHCSXH nơi cho vay và người vay có thể thỏa thuận phát tiền vay một lần cho cả năm học.nullNGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ ... - VBSPvbsp.org.vn › uploads › Bai-1.-NGHIỆP-VỤ-CHO-VAY-CỦA-NHCSXH.pdfnull