Trình bày các dạng địa hình chính trên Trái Đất

Với giải Luyện tập và Vận dụng 1 trang 138 Địa lí lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Địa lí lớp 6 Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 138 Địa Lí lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu đặc điểm của các dạng địa hình chính trên Trái Đất: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng.

Lời giải:

Đặc điểm của các dạng địa hình chính trên Trái Đất:

Dạng địa hình

Độ cao

Hình thái

Núi

Độ cao của núi so với mực nước biển từ 500m trở lên.

Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Đỉnh nhọn, sườn dốc.

Đồi

Không quá 200m so với vùng đất xung quanh.

Là dạng địa hình nhô cao. Đỉnh tròn, sườn thoải.

Cao nguyên

Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên.

Vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, có sườn dốc, dựng đúng thành vách.

Đồng bằng

Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m. 

Là dạng địa hình thấp, bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.

Xem thêm các bài giải bài tập Địa lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 1 trang 136 Địa Lí lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Các dạng địa hình chính. Dựa vào hình 1.2 và thông tin trong mục 1...

Câu hỏi 2 trang 137 Địa Lí lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Khoáng sản. Em hãy cho biết trong các đối tượng sau, đối tượng nào...

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 138 Địa Lí lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Khi xây dựng nhà, chúng ta sử dụng những vật liệu...

Luyện tập và Vận dụng 3 trang 138 Địa Lí lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Sưu tầm hình ảnh về các dạng địa hình đồi, núi...

Luyện tập và Vận dụng 4 trang 138 Địa Lí lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Tìm kiếm thông tin và viết báo cáo ngắn về...

1. Địa hình núi

Tiêu chí

Núi

Khái niệm núi

- Là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, thường trên 500m so với mực nước biển.

Bộ phận

- Chân núi, đỉnh núi, sườn núi

Phân loại núi theo độ cao

- Núi thấp: Dưới 1000m

- Núi trung bình: 1000m – 2000m

- Núi cao: >2000m

Độ cao tương đối

- Tính từ chân núi đến đỉnh núi

Độ cao tuyệt đối

- Tính từ mực nước biển đến đỉnh núi

Có 2 loại

- Núi già: thấp, đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng nông. Được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm, trải qua các quá trình bào mòn.

- Núi trẻ: cao, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu. Mới được hình thành cách đây vài chục triệu năm.

2. Địa hình bình nguyên (đồng bằng)

Đặc điểm

Bình nguyên (đồng bằng)

Độ cao

- Độ cao tuyệt đối < 200m (đồng bằng có độ cao tuyệt đối gần 500m)

Nguyên nhân hình thành

- Bình nguyên do băng hà bào mòn
- Bình nguyên do phù sa của biển hoặc sông bồi tụ.

Đặc điểm hình thái

Hai loại đồng bằng bào mòn và bồi tụ:

+ Bào mòn bề mặt hơn gợn sóng.

+ Bồi tụ: bề mặt bằng phẳng do phù sa các sông lớn bồi đắp ở cửa sông (châu thổ)

Kể tên một số nổi tiếng

- Đồng bằng bào mòn: đồng bằng  phía Bắc Âu, Canađa…
- Đồng bằng bồi tụ: đồng bằng Hoàng Hà, Amazon, Cửu Long (VN)…

Giá trị kinh tế

- Thuận lợi việc tiêu, tưới nước, trồng cây lương thực, thực phẩm, nông nghiệp phát triển dân cư đông đúc
- Tập trung nhiều thành phố lớn, đông dân.

3. Địa hình cao nguyên

Đặc điểm

Cao nguyên

Độ cao

- Độ cao tuyệt đối trên 500m

Đặc điểm hình thái

- Địa hình bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng có sườn dốc.

Kể tên một số nổi tiếng

- Cao nguyên Tây Tạng ( Trung Quốc), cao nguyên Đồng Văn, Mộc Châu, Lâm Viên (VN),...

Giá trị kinh tế

- Thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.

4. Địa hình đồi

Đặc điểm

Đồi

Độ cao

- Độ cao tương đối dưới 200m

Đặc điểm hình thái

- Dạng địa hình chuyển tiếp giữa bình nguyên và núi.
- Dạng bát úp, đỉnh tròn, sườn thoải.

Kể tên một số nổi tiếng

- Vùng trung du Phú Thọ, Thái Nguyên ( Việt Nam),....

Giá trị kinh tế

- Thuận lợi trồng cây công nghiệp kết hợp cây lâm nghiệp.
- Chăn thả gia súc.

Bài 1: So sánh sự khác nhau giữa dạng địa hình  núi già và núi trẻ?

Xem lời giải

Bài 2: Hãy nêu sự khác nhau giữa địa hình núi và địa hình đồng bằng (bình nguyên)?

Xem lời giải

Học xong bài này, em sẽ:

  • Phân biệt được các dạng địa hình chính trên Trái Đất.
  • Kể được tên một số loại khoáng sản.
  • Có ý thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản.

Tác động của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh không giống nhau ở mọi nơi trên Trái Đất đã tạo nên sự đa dạng về địa hình và khoáng sản. Trên bề mặt Trái Đất có các dạng địa hình chính và các loại khoáng sản nào? Dựa vào đâu để phân biệt chúng?

1. Các dạng địa hình chính

a. Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Độ cao của núi so với mực nước biển là từ 500 m trở lên. Núi thường có đỉnh nhọn, sườn dốc.

Trình bày các dạng địa hình chính trên Trái Đất

Em có biết?

Chỗ tiếp giáp giữa núi và mặt đất xung quanh gọi là chân núi. Sườn núi càng dốc thì đường chân núi biểu hiện càng rõ.

b. Đồi cũng là dạng địa hình nhô cao. Độ cao của đồi so với vùng đất xung quanh thường không quá 200 m. Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.

Trình bày các dạng địa hình chính trên Trái Đất

Em có biết?

Hi-ma-lay-a là dãy núi đồ sộ, với đỉnh Ê-vơ-rét cao nhất thế giới. Liền kề với dãy núi này là cao nguyên Tây Tạng – cao nguyên rộng nhất thế giới, với diện tích 2,5 triệu km2.

Câu hỏi:

  1. Dựa vào hình 1, 2 và thông tin trong mục 1, em hãy cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi.
  2. Dựa vào bản đồ Tự nhiên thế giới (trang 96 – 97), kể tên một số dãy núi lớn trên thế giới.

c. Cao nguyên là vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, thường cao trên 500 m so với mực nước biển, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh.

Trình bày các dạng địa hình chính trên Trái Đất

Em có biết?

Khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ một địa điểm so với mực nước biển trung bình gọi là độ cao tuyệt đối của địa điểm đó.

Khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ một điểm ở trên cao so với một điểm khác ở dưới thấp gọi là độ cao tương đối của địa điểm đó. 

d. Đồng bằng là dạng địa hình thấp có bề mặt khá bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, có thể rộng tới hàng triệu km2. Độ cao của hầu hết đồng bằng là dưới 200 m so với mực nước biển.

Trình bày các dạng địa hình chính trên Trái Đất

Câu hỏi:

  1. Quan sát hình 3, 4 và thông tin trong mục 1, em hãy cho biết sự khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng.
  2. Dựa vào bản đồ Tự nhiên thế giới (trang 96 – 97), kể tên một số cao nguyên, đồng bằng lớn trên thế giới.

2. Khoáng sản

Em có biết?

Khoáng vật là các hợp chất tự nhiên được hình thành qua các quá trình địa chất.

Khoáng sản là những khoáng vật và khoáng chất có ích trong tự nhiên nằm trong vỏ Trái Đất mà con người có thể khai thác để sử dụng trong sản xuất và đời sống.

Đa số khoáng sản gặp ở trạng thái rắn (các loại quặng, than,…). Chỉ có một số ít ở trạng thái lỏng (nước khoáng, dầu mỏ,…) hoặc trạng thái khí (khí thiên nhiên,…).

Khoáng sản trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, có thể phân ra ba nhóm.

Trình bày các dạng địa hình chính trên Trái Đất

Mỏ khoáng sản là nơi tập trung khoáng sản có trữ lượng và chất lượng có thể khai thác để sử dụng vào mục đích kinh tế. Các mỏ khoáng sản đều được hình thành trong một thời gian dài hàng triệu năm. Tuy nhiên, chỉ trong vòng vài trăm năm, con người đã khai thác phần lớn trữ lượng khoáng sản đã thăm dò. Vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng khoáng sản một cách hợp lí, hiệu quả.

Câu hỏi:

  1. Em hãy cho biết trong các đối tượng sau, đối tượng nào là khoáng sản: nhựa, than đá, gỗ, cát, xi măng, thép, đá vôi.
  2. Hãy kể tên ít nhất một vật dụng hằng ngày em thường sử dụng được làm từ khoáng sản.
  3. Sắp xếp các loại khoáng sản sau vào ba nhóm sao cho đúng: vàng, nước khoáng, kim cương, than bùn, khí thiên nhiên, cao lanh, ni-ken, phốt phát, bô-xít.

Trình bày các dạng địa hình chính trên Trái Đất

Luyện tập và Vận dụng

1. Nêu đặc điểm của các dạng địa hình chính trên Trái Đất: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng.

2. Khi xây dựng nhà, chúng ta sử dụng những vật liệu gì có nguồn gốc từ khoáng sản?

Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

3. Sưu tầm hình ảnh về các dạng địa hình đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng ở nước ta.

4. Tìm kiếm thông tin và viết báo cáo ngắn về hiện trạng khai thác một loại khoáng sản ở nước ta.

>> Xem thêm: Nguyên nhân hình thành Núi Lửa và Động Đất – Địa Lí 6