Nhiễm nấm là hình thức miễn dịch tế bào gì năm 2024

Hệ thống miễn dịch là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể giúp chống lại những tác nhân gây bệnh như vi-rút, vi khuẩn, vi nấm… khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Hệ miễn dịch giúp bảo vệ bạn khỏi bị mắc bệnh và thúc đẩy quá trình chữa lành các vết thương. Để tăng cường hệ miễn dịch có rất nhiều cách, tiêm vắc xin là một trong những cách hiệu quả nhất song hành với việc ăn thực phẩm bổ dưỡng, tập thể dục và ngủ đủ giấc.

Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS Nguyễn Văn Quảng, Quản lý Y khoa vùng 4 khu vực miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC.

Nhiễm nấm là hình thức miễn dịch tế bào gì năm 2024

Hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch (tiếng Anh: immune system) là mạng lưới lớn gồm các cơ quan, tế bào bạch cầu, protein. Tất cả những thành phần trong hệ miễn dịch phối hợp với nhau để bảo vệ bạn khỏi các tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh (các loại virus, vi khuẩn, các loại nấm hay ký sinh trùng). Hệ thống miễn dịch cũng giúp cơ thể của bạn chữa lành vết thương do nhiễm trùng và các chấn thương gây ra. (1)

Các tế bào bạch cầu là một trong những tế bào quan trọng của hệ thống miễn dịch. Chúng được tạo ra trong tủy xương và là một phần của hệ bạch huyết. Các tế bào bạch cầu di chuyển qua máu và mô khắp cơ thể bạn, tìm kiếm và bảo vệ bạn khỏi những “kẻ xâm lược bên ngoài” như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc nấm.

Những bộ phận nào trên cơ thể tạo nên hệ thống miễn dịch?

Các bộ phận chính trên cơ thể tạo nên hệ thống miễn dịch bao gồm: (2)

  • Tế bào bạch cầu: đóng vai trò tấn công và loại bỏ các vi trùng có hại để bảo vệ sức khỏe của bạn. Có nhiều loại tế bào bạch cầu khác nhau và mỗi loại có một nhiệm vụ cụ thể trong hệ thống miễn dịch. Chúng cũng có cách nhận biết vấn đề, giao tiếp với các tế bào khác và hoàn thành công việc khác nhau.
  • Kháng thể: đây là protein bảo vệ bạn khỏi những tác nhân gây bệnh bằng cách nhận diện vi rút, vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng và bắt đầu hủy diệt chúng.
  • Cytokine: đây là protein đóng vai trò như chất dẫn truyền thần kinh gửi thông tin cho tế bào miễn dịch biết phải đi đâu và phải làm gì. Các loại cytokine khác nhau thực hiện nhiệm vụ khác nhau. Cơ thể của bạn sẽ có tình trạng viêm khi các tế bào miễn dịch đang chống lại những kẻ xâm nhập hoặc chữa lành tổn thương cho các mô của bạn.
  • Hệ thống bổ thể: đây là một nhóm protein kết hợp với các tế bào khác trong cơ thể để bảo vệ chống lại những kẻ xâm nhập và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương hoặc nhiễm trùng.
  • Các hạch bạch huyết: những cơ quan nhỏ hình hạt đậu này giống như những cái rây bạn dùng để làm ráo nước từ mì ống. Chúng lọc nước thải của chất lỏng chảy ra từ các mô và tế bào (bạch huyết) trong khi vẫn giữ lại các thành phần tốt như các chất dinh dưỡng. Bạn có hàng trăm hạch bạch huyết khắp cơ thể và chúng là một phần quan trọng trong hệ thống bạch huyết của bạn.
  • Lá lách: cơ quan này lưu trữ các tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể bạn khỏi những kẻ xâm nhập. Lá lách cũng lọc máu của bạn, tái chế các tế bào cũ và bị hư hỏng để tạo ra các tế bào mới.
  • Amidan và vòm họng: nằm trong cổ họng và đường mũi, amidan và vòm họng có thể chặn những kẻ xâm lược (như vi khuẩn hoặc virus) ngay khi chúng xâm nhập vào cơ thể bạn.
  • Tuyến ức: cơ quan này giúp các tế bào T (một loại tế bào bạch cầu) trưởng thành trước khi chúng di chuyển đến nơi khác trong cơ thể để bảo vệ bạn.
  • Tủy xương: phần mô mềm và xốp bên trong xương của bạn đóng vai trò như một nhà máy sản xuất các tế bào máu mà cơ thể bạn cần để tồn tại. Tủy xương bao gồm các tế bào bạch cầu hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn.
  • Da: là một hàng rào bảo vệ giúp ngăn chặn vi trùng xâm nhập vào cơ thể. Da sản xuất dầu và giải phóng các tế bào hệ thống miễn dịch bảo vệ khác.
  • Niêm mạc: là một lớp màng lót các khoang và các cơ quan trên khắp cơ thể bạn. Niêm mạc tiết ra chất nhầy chặn lại những kẻ xâm nhập để cơ thể bạn đào thải ra ngoài.
    Nhiễm nấm là hình thức miễn dịch tế bào gì năm 2024
    Các cơ quan và tế bào trong hệ miễn dịch sẽ phối hợp với nhau để bảo vệ bạn khỏi những mầm bệnh từ bên ngoài môi trường.

Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch

Khi cơ thể cảm nhận được các chất xâm nhập từ bên ngoài (gọi là kháng nguyên), hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt để nhận biết kháng nguyên và loại bỏ chúng. (3)

Tế bào lympho B được kích hoạt để tạo ra kháng thể (hay còn gọi là globulin miễn dịch). Những protein này gắn với các kháng nguyên cụ thể. Sau khi kháng thể được tạo ra, chúng thường tồn tại trong cơ thể bạn để phòng trường hợp các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể một lần nữa. Đó là lý do tại sao người mắc một căn bệnh nào đó, chẳng hạn như thủy đậu, thường sẽ không bị lại bệnh đó.

Đây cũng là cách tiêm vắc xin giúp ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm. Tiêm chủng sẽ đưa vào cơ thể một kháng nguyên đã được giảm độc lực, đó là vi-rút, vi khuẩn đã bị làm cho chết hoặc yếu đi. Nhưng lượng kháng nguyên đó đủ để cho phép cơ thể tạo ra các kháng thể bảo vệ con người khỏi sự tấn công của tác nhân gây bệnh trong tương lai.

Mặc dù các kháng thể có thể nhận ra kháng nguyên và gắn với nó nhưng chúng không thể tiêu diệt kháng nguyên nếu không có sự trợ giúp. Đó là công việc của tế bào T. Các tế bào T tiêu diệt các kháng nguyên có kháng thể gắn vào hoặc tế bào bị nhiễm bệnh hay bị thay đổi bằng cách nào đó. Tế bào T cũng giúp truyền tín hiệu cho các tế bào khác (như tế bào thực bào) thực hiện công việc của chúng.

Kháng thể cũng có thể:

  • vô hiệu hóa độc tố (chất độc hoặc chất gây hại) do các vi sinh vật tạo ra.
  • kích hoạt một nhóm protein gọi là bổ thể, đây là một phần của hệ thống miễn dịch. Bổ thể giúp tiêu diệt vi khuẩn, vi-rút hoặc tế bào bị nhiễm bệnh.

Những tế bào chuyên biệt và các bộ phận của hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể và chống lại bệnh tật. Sự bảo vệ này được gọi là khả năng miễn dịch.

Phân loại hệ miễn dịch

1. Miễn dịch bẩm sinh

Là hệ miễn dịch tự nhiên mà mỗi người sinh ra đã có. Ví dụ, da đóng vai trò như một hàng rào ngăn chặn vi trùng xâm nhập vào cơ thể. Hệ thống miễn dịch bẩm sinh này nhận ra được những kẻ xâm nhập từ môi trường bên ngoài và khi nào chúng là tác nhân gây nguy hiểm. (4)

2. Miễn dịch chủ động

Là hệ miễn dịch phát triển trong suốt cuộc đời của mỗi người. Bạn sẽ phát triển khả năng miễn dịch chủ động khi tiếp xúc với mầm gây bệnh hoặc khi được tiêm vắc xin.

3. Miễn dịch thụ động

Là hệ miễn dịch “mượn” từ nguồn khác và tồn tại trong thời gian ngắn. Ví dụ, kháng thể trong sữa mẹ giúp trẻ có khả năng miễn dịch thụ động đối với các bệnh mà người mẹ đã tiếp xúc.

Vai trò của hệ miễn dịch của cơ thể con người

Hệ thống miễn dịch có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể bạn khỏi các chất có hại (vi khuẩn, virus, nấm) và khỏi những thay đổi của tế bào có nguy cơ khiến bạn bị bệnh. (5)

1. Bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh

Hệ miễn dịch giúp bạn phòng chống các bệnh truyền nhiễm bằng cách nhận biết các tác nhân gây bệnh cụ thể khi chúng xâm nhập vào cơ thể và tạo ra kháng thể đặc hiệu để chống lại bệnh đó. Sau lần tiếp xúc đầu tiên với tác nhân gây bệnh, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ ghi nhớ và chống lại những kẻ xâm nhập trong tương lai. Hệ thống miễn dịch của bạn cũng sẽ thay đổi trong suốt cuộc đời. Việc khám định kỳ để kiểm tra kháng thể, duy trì tiêm chủng đầy đủ sẽ bảo vệ bạn khỏi các bệnh có hại.

2. Tạo kháng thể phòng tái nhiễm bệnh

Bất kỳ ai sinh ra cũng có hệ miễn dịch bẩm sinh, song hệ miễn dịch sẽ cải thiện dần theo thời gian. Khi trẻ em thường xuyên tiếp xúc với các mầm bệnh, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một “ngân hàng” các kháng thể trong lần đầu tiên tiếp xúc và hình thành khả năng chống lại chúng trong tương lai. Việc tiêm chủng nhằm đưa những mầm bệnh đã chết hoặc làm cho yếu đi vào trong cơ thể nhằm tạo điều kiện cho hệ miễn dịch tạo ra kháng thể và ngăn chặn bệnh tấn công.

Một số phương pháp cải thiện hệ thống miễn dịch

Để cải thiện hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe thể chất, bạn hãy thực hiện một số nguyên tắc chung sau đây:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: bạn hãy ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau, ưu tiên trái cây, rau, nguồn protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt trong thực đơn ăn uống của mình. Bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng cũng có thể gợi ý chế độ ăn lành mạnh cung cấp cho bạn lượng vitamin cần thiết để tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Xây dựng thói quen tập thể dục: người trưởng thành cần ít nhất 150 phút tập thể dục ở cường độ vừa phải mỗi tuần, chia cho 5 ngày trong tuần theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ. Xuyên suốt ngày làm việc của mình, bạn cũng cần ưu tiên di chuyển nhiều, ngồi ít và vận động vừa phải.
  • Duy trì số cân nặng khỏe mạnh: béo phì là một yếu tố gây suy giảm chức năng của hệ miễn dịch vì làm thay đổi số lượng tế bào bạch cầu và các phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Do đó, bạn hãy ưu tiên giữ thể hình cân đối. Bạn có thể tham khảo chỉ số thành phần cơ thể (body composition) để biết liệu bạn có đang bị thừa cân, béo phì hay không.
  • Cập nhật tiêm chủng đầy đủ: vắc-xin huấn luyện hệ miễn dịch của bạn chống lại các tác nhân gây bệnh. Việc tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch sẽ là cách chủ động, an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí để bảo vệ sức khỏe, tránh các triệu chứng và biến chứng nguy hiểm do bệnh tật gây ra.
  • Ngủ đủ giấc: ngủ là giai đoạn nghỉ ngơi quan trọng của cơ thể và có vai trò quan trọng củng cố sức khỏe hệ thống miễn dịch. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện trong giấc ngủ hàng đêm, một số thành phần của hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động tốt hơn. Ví dụ, có sự gia tăng sản xuất các cytokine.
  • Tránh hút thuốc và tất cả các sản phẩm liên quan đến thuốc lá: việc sử dụng thuốc lá khiến bạn dễ bị bệnh hơn như viêm phổi, cúm, viêm khớp dạng thấp,…. Nếu bạn đang hút thuốc lá, hãy tìm đến bác sĩ để biết cách cai thuốc lá hiệu quả.
    Nhiễm nấm là hình thức miễn dịch tế bào gì năm 2024
    Duy trì lối sống lành mạnh và cập nhật tiêm chủng không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cho từng người, mà còn bảo vệ cho cộng đồng xung quanh.

Các rối loạn thường gặp về hệ miễn dịch

1. Suy giảm miễn dịch

Suy giảm miễn dịch nguyên phát là bệnh di truyền ngăn cản hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động bình thường, gây những đợt nhiễm trùng tái phát thường xuyên hoặc khó điều trị. Bệnh còn khiến cơ thể bạn nhạy cảm với vi trùng và dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm.

2. Bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn xảy ra khi bộ máy miễn dịch mất khả năng phân biệt các kháng nguyên bên ngoài và tự kháng nguyên. Điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh của chính nó. Một số ví dụ về bệnh tự miễn phổ biến bao gồm lupus và viêm khớp dạng thấp.

3. Đáp ứng quá mẫn

Đáp ứng quá mẫn còn được gọi là quá mẫn, phản ứng quá mẫn, không dung nạp. Đây là một tình trạng sinh lý bất thường trong đó phản ứng của hệ miễn dịch bất lợi đối với kháng nguyên, Một số ví dụ bao gồm dị ứng, sốc phản vệ và phản ứng tự miễn.

4. Viêm khớp tự phát thiếu niên

Viêm khớp tự phát thiếu niên là các bệnh thấp khớp xảy ra ở lứa tuổi trẻ em và trẻ vị thành niên, đây là một dạng bệnh tự miễn do hệ thống miễn dịch của cơ thể tự phá hủy các tế bào khỏe mạnh bên trong. Bệnh được chẩn đoán khi người bệnh mắc một hoặc một số triệu chứng viêm khớp kéo dài tối thiểu 6 tuần.

5. Dị ứng

Dị ứng là phản ứng của cơ thể bạn đối với một chất lạ và chất này thường vô hại với cơ thể. Hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng thái quá với sự hiện diện của chất đó, dẫn đến các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. (6)

Hệ miễn dịch giống với một hệ thống an ninh bảo vệ bạn khỏi những kẻ xâm nhập, các tế bào và cơ quan trong hệ thống miễn dịch sẽ phối hợp với nhau để xác định vị trí, nhận biết và loại bỏ các tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể bạn. Ngoài chức năng bảo vệ bạn khỏi việc mắc bệnh, hệ miễn dịch cũng chữa lành các tổn thương do kẻ xâm nhập gây ra và vết thương nếu có. Bất kỳ ai sinh ra cũng có một hệ miễn dịch bẩm sinh, bạn hoàn toàn có thể tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch bằng cách tiêm phòng đầy đủ, duy trì lối sống lành mạnh và thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được giải quyết.