Trẻ bị ngộ độc thức an phải làm sao

Trước khi biết trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì; mẹ tham khảo một số dấu hiệu nhận biết con bị tình trạng này nhé!

Theo các chuyên gia y tế, những triệu chứng khi trẻ bị ngộ độc có thể xuất hiện sau khi ăn hoặc uống chỉ vài phút, vài giờ; nhưng cũng có trường hợp biểu hiện sau một ngày. Trẻ bị ngộ độc thức ăn sẽ có những dấu hiệu như:

  • Đột ngột bị đau bụng, cảm giác buồn nôn hay nôn ói; có thể nôn ra những thực phẩm đã ăn trước đó hoặc nôn ra máu
  • Đi ngoài nhiều lần với phân lỏng, có thể lẫn máu
  • Có thể xuất hiện tình trạng sốt cao ở trẻ nhỏ, và sốt nhẹ ở những trẻ lớn hơn. Đặc biệt, với những trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, các triệu chứng của ngộ độc thức ăn thường diễn tiến nặng hơn.

Khi bị nôn ói và đi cầu nhiều lần, trẻ dễ bị mất nước và điện giải dẫn đến trụy tim mạch. Những dấu hiệu mất nước thường thấy ở bé bị ngộ độc thức ăn là khát nước, khô miệng, khô môi, mắt trũng, thở nhanh sâu, mạch nhanh, mệt lả, có thể xuất hiện co giật, nước tiểu ít và sẫm màu… Lúc này, mẹ nên xử trí kịp thời, ngăn chặn nguy cơ trẻ tử vong do mất nước. Và câu trả lời cho trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì càng thêm quan trọng!

Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì? Mẹ cần nhận biết dấu hiệu trước nhé!

Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ

Trẻ bị ngộ độc thức ăn có rất nhiều nguyên nhân khác nhau; hiểu được lý do tại sao sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì dễ dàng hơn.

Thông thường, tình trạng bé bị ngộ độc thức ăn thường xuất phát từ 2 nguyên nhân chính:

1. Do hóa chất

Có rất nhiều loại hóa chất có thể khiến trẻ em bị ngộ độc thức ăn như phẩm màu dùng trong trong chế biến thực phẩm; các loại thuốc diệt côn trùng; sâu hại còn tồn dư trên rau quả; chất bảo quản chống thối rữa, sâu mọt; hoặc các loại nước uống bị nhiễm kim loại như asen, kẽm, chì…

2. Các vi sinh vật

Thống kê cho thấy, tình trạng trẻ bị ngộ độc thức ăn do vi khuẩn thường chiếm tỉ lệ cao hơn so với hóa chất. Các vi sinh vật thường phát triển ở môi trường giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa… nếu những loại thực phẩm này không được bảo quản và xử lý đúng cách.

Ngoài ra, các chất độc có tự nhiên tồn tại trên một số loại rau, quả, cá, thịt như nấm độc, lá ngón, cá nóc, gan cóc, trứng cóc, mật cá trắm/chép/ trôi, nọc ong, nọc rắn… cũng có thể gây ngộ độc cho trẻ nếu chẳng may nếm phải.

>> Mẹ có thể quan tâm Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ và những biểu hiện thường gặp

Làm gì khi trẻ bị ngộ độc thức ăn?

Các chuyên gia y tế nhấn mạnh, việc chăm sóc trẻ tại nhà tốt sẽ đẩy nhanh tiến trình hồi phục, ngăn ngừa các biến chứng ở trẻ bị ngộ độc thức ăn. Và trong đó, trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì; ăn bao nhiêu cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng mà mẹ cần hết sức lưu ý.

  • Dừng ăn thực phẩm khiến trẻ bị ngộ độc: Bố mẹ cần cho bé ngưng ngay món ăn mà bố mẹ nghi ngờ là nguyên nhân gây ngộ độc.
  • Mẹ nên để bé nghỉ ngơi thật nhiều, bởi cơ thể trẻ hiện rất yếu. Những hoạt động mạnh có thể sẽ làm bé thêm mệt mỏi. Hơn nữa, nguy cơ gặp phải những chấn thương không mong muốn cũng rất cao.
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trẻ bị ngộ độc cần được uống nước biển khô oresol hoặc nước cháo, nước cam, nước dừa, nhất là sau mỗi lần nôn hay đi ngoài để bù lại lượng điện giải đã mất.
  • Không tự ý cho trẻ uống thuốc: Đặc biệt, dù tình trạng ngộ độc của trẻ ở mức độ nào đi nữa; bố mẹ cũng không được tự ý cho trẻ uống thuốc, nhất là thuốc cầm tiêu chảy hoặc những loại kháng sinh, mà phải tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Cho trẻ nhập viện: Nếu đã chăm sóc trẻ bị ngộ độc thức ăn như trên mà tình trạng không cải thiện; trẻ vẫn nôn nhiều, không thể ăn uống được hoặc bỏ bú, mệt lả, quấy khóc dữ dội, nôn ra máu, đi cầu phân có máu hoặc bệnh kéo dài trên 2 ngày, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám và sớm nhập viện điều trị.

Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì để thải độc; phục hồi năng lượng và nhanh chóng khỏe mạnh là mối quan tâm lớn của nhiều bố mẹ. Sau đây là nội dung nhằm giải đáp thắc mắc đó.

Vào ngày Tết, nhà nào cũng dự trữ rất nhiều thực phẩm, những món ăn được chế biến sẵn như giò chả, thịt cá, bánh mứt, đồ muối chua…. Đây đều là những thực phẩm nếu không có cách bảo quản đúng, hợp lý sẽ là điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở dễ dẫn đến những trường hợp ngộ độc đáng tiếc xảy ra.

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thức ăn ở trẻ

Những ngày nghỉ Tết kéo dài, trẻ thường được bố mẹ cho ăn ngủ thoải mái hơn bình thường, đây là lý do ra Tết nhiều trẻ thường bị tăng cân. Ăn uống không đúng giờ lại không giữ vệ sinh, khiến trẻ dễ bị đau bụng do ngộ độc thực phẩm.

Trẻ nhỏ dễ bị ngộ độc thức ăn nếu ăn uống không đảm bảo vệ sinh

Theo BSCKI Trần Quốc Long, ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ thường xảy ra sau khi trẻ ăn hoặc uống một thứ gì đó, có thể trong vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày. Trẻ có những biểu hiện như: đau bụng đột ngột, buồn nôn hay nôn, có thể nôn ra thức ăn hay toàn nước, đi  ngoài  nhiều lần, phân lỏng, có thể lẫn máu.

Ngoài các dấu hiệu ở đường tiêu hóa, khi bị ngộ độc thức ăn,  trẻ nhỏ có thể có sốt cao, trẻ lớn hơn thường không sốt hoặc sốt nhẹ hơn. Theo BS Long, nếu trẻ nôn và đi cầu nhiều lần, trẻ sẽ bị mất nước và điện giải, nặng có thể dẫn đến trụy tim mạch.

Nên cha mẹ và người nuôi dưỡng trẻ cần chú ý dấu  hiệu mất nước, thường là trẻ khát nước, khô miệng, khô môi, mắt trũng, mạch nhanh có thể bé bị co giật, nước tiểu ít và sẫm màu. Trong trường hợp ngộ độc nặng, nếu xử trí không kịp thời có thể dẫn đến tử vong  ở trẻ.

Cách xử trí ngộ độc thực phẩm


Khi xác định trẻ bị ngộ độc thức ăn, người lớn cần nhanh chóng làm cho chất độc lẫn trong thức ăn đào thải ra ngoài càng nhiều càng tốt. Theo BS Long, người lớn có thể dùng ngón tay ngoáy vào vòm họng ở gốc lưỡi, kích thích để bé nôn ra thức ăn. Nếu trẻ đang nằm thì cho bé nghiêng đầu qua một bên để tránh hít sặc lúc bé nôn, tránh nước và thức ăn bị sặc vào phổi.

Khi bị ngộ độc thực phẩm không  nên cho bé uống thuốc cầm tiêu chảy.  Nên cho bé uống oresol bù nước và chất điện giải đã mất vì nôn hoặc đi ngoài. Cần pha oresol đúng cách cho trẻ uống. Nếu trẻ uống oresol không đúng oresol có thể nguy hiểm tới sức khỏe của bé.

Trong thời gian này, cha mẹ không nên sốt ruột ép bé ăn, mà cho bé ăn từng chút một thức ăn lỏng như nước cháo, súp. Trẻ lớn hơn có thể  cho ăn cháo, súp hay cơm nhão để giúp mau hồi phục các men tiêu hóa.

BS Long cho rằng,  trẻ còn bú mẹ, các bà mẹ nên cho bú một bên là đủ, sau 6-8 giờ, nếu trẻ không nôn thì cho bú lại bình thường. Nếu đã chăm sóc bé như những hướng dẫn kể trên mà tình trạng không cải thiện, bé bị nôn nhiều, không thể uống được hoặc bỏ bú, mệt nhiều, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh; trẻ bị sốt cao, đi cầu phân có máu, khát nước, đau bụng, hoặc bệnh kéo dài trên 2 ngày thì cần cho bé nhập viện để điều trị.

Phòng ngộ độc thức ănDù vui Tết, nhưng người lớn cần chú ý chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đặc biệt trong vấn đề ăn uống, giữ gìn vệ sinh thực phẩm. Cha mẹ cần:-Lựa chọn các địa chỉ mua thực phẩm rõ ràng, có chứng nhận vệ sinh.-Trong bảo quản thực phẩm cần chú ý hạn sử dụng của thực phẩm- Không để lẫn thực phẩm sống và thực phẩm chín.- Khi chế biến thực phẩm, đối với rau củ quả cần rửa và ngâm nước muối. -Không cho trẻ ăn thức ăn lạ, thức ăn đường phố, thực phẩm tái, đồ muối chua, chế biến sẵn. - Giữ vệ sinh trong ăn uống bằng cách ăn chín, uống sôi.-Không dùng thức ăn đã để từ ngày trước.- Thực phẩm khi nấu chín cần được đậy kỹ, tránh ruồi, gián, chuột.

- Tạo thói quen rửa tay cho trẻ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh để phòng bệnh.


24/09/2019

Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều nguyên nhân gây ngộ độc ở trẻ em. Những nguyên nhân phổ biến có thể kể đến là: do người lớn thiếu kiến thức, ngộ độc không cố ý, ngộ độc do tự tự, ngộ độc do thầy thuốc gây ra. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí trong trường hợp gia đình có trẻ ngộ độc cùng tiến sĩ, bác sĩ Lê Ngọc Duy-Phụ trách trung tâm cấp cứu và chống độc.

– Do sự thiếu kiến thức và vô ý của người lớn: Các bà mẹ theo thói quen tự đi mua thuốc điều trị theo kinh nghiệm của mình khi trẻ bị bệnh hoặc nghe theo lời mách bảo của những người xung quanh… đã dẫn tới tình trạng lạm dụng thuốc hoặc dùng không đúng thuốc, không đúng liều hoặc đúng thuốc nhưng dùng quá liều mà không biết rằng thuốc có thể gây hại cho trẻ. Hơn nữa, tình trạng các bà mẹ tự ý bỏ hay tăng liều thuốc hoặc sử dụng lại đơn thuốc cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác dùng, thậm chí có người còn lấy thuốc của người lớn rồi tự phân liều cho trẻ uống… dẫn đến nguy cơ ngộ độc thuốc.

-Ngộ độc không cố ý: Ngộ độc xảy ra do trẻ tự ăn, uống thuốc, thực phẩm do cha mẹ để không cẩn thận, thường xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ chập chững biết đi [tuổi trung bình là 2,5 tuổi]

-Ngộ độc do tự tử: Thường xảy ra ở tuổi tiền dậy thì [trên 10 tuổi]. Những trẻ này cần phải được khám và tư vấn về mặt tâm lý và xã hội học.

-Ngộ độc do thầy thuốc gây ra: Một số trường hợp bị ngộ độc có thể do chỉ định sử dụng thuốc, liều lượng, đường dùng, phối hợp thuốc… chưa hợp lý. Tuy vậy, cũng có những trường hợp ngộ độc xảy ra ngay cả khi dùng đúng liều, đúng chỉ định do cơ thể quá nhạy cảm đối với thuốc. Một số thuốc có thể gây ngộ độc nguy hiểm như: Digoxin….

Các loại ngộ độc thường gặp là ngộ đôc thuốc và ngộ độc thực phẩm với một số biểu hiện như sau:

  • Về tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy.
  • Về hô hấp: ho sặc, thở nhanh, tím môi, khó thở.
  • Về thần kinh: hôn mê hoặc co giật, run tay chân, run giật cơ [ở mặt, ngực, đùi, cánh tay], yếu cơ sau đó là liệt cơ. Nặng hơn có liệt hô hấp, rối loạn nhịp tim.
  • Dấu hiệu tăng tiết: đàm nhớt, dịch tiêu hóa, mồ hôi, nước bọt.

Khi nghi ngờ trẻ bị ngộ độc, cha mẹ phải quan sát kỹ xung quanh để tìm những vật nghi ngờ gây độc và liên hệ điện thoại đến bệnh viện để được hướng dẫn cách sơ cứu thích hợp. Khi đưa trẻ đến bệnh viện, phải đem theo những vật nghi ngờ gây độc.

  • Nên gọị cấp cứu hoặc nhanh chóng vận chuyển BN đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Gây nôn cho trẻ, cần khích thích cho trẻ càng ói nhiều càng tốt để tống hết thức ăn, thuốc ngộ độc ra ngoài, và có thể kích thích bằng cách ngoái nhẹ họng, hoặc cho uống nước muối loãng, nước muối loãng pha 2 muỗng canh muối trong 1 cái ly. Không áp dụng gây nôn trong ngộ độc axit, kiềm, xăng dầu.
  • Để cho trẻ nằm nghỉ và theo dõi tình trạng mất nước của trẻ do ói mửa, tiêu chảy để đảm bảo bù nước cho đầy đủ.
  • Cho trẻ uống dung dich Oresol theo nhu cầu để đảm bao cân bằng nước và điện giải.
  • Nếu thấy trẻ sốt thì sử dụng kháng sinh nhẹ và cho uống than hoạt tính từ 5-10g để hấp thụ chất độc.
  • Ngưng việc sử dụng thức ăn, thuốc nghi ngờ gây ngộ độc, giữ lại toàn bộ thức ăn thừa, phân, chất nôn, thuốc đã dùng để đi xét nghiệm, báo ngay cho cơ quan y tế gần.
  • Tắm, gội bằng xà phòng, nước sạch nếu nhiễm độc qua da, niêm mạc.
  • Không tự ý mua thuốc cho con uống. Phải dùng thuốc theo đúng đơn của bác sĩ cho mỗi lần khám. Không dùng đơn thuốc trong lần khám trước hay đơn thuốc của trẻ khác hay của người lớn cho trẻ.
  • Thuốc nên được bảo quản cẩn thận trong lọ kín, có nhãn ghi tên thuốc, hạn sử dụng rõ ràng.
  • Để thuốc ngoài tầm nhìn và tầm tay với của trẻ, tốt nhất là để thuốc trong tủ có khóa an toàn.
  • Định kỳ làm vệ sinh tủ thuốc gia đình, loại bỏ thuốc quá hạn dùng, thuốc bị hỏng.
  • Không nên uống thuốc trước mặt trẻ vì trẻ rất dễ bắt chước.
  • Các bà mẹ đang cho con bú khi dùng thuốc phải có sự tư vấn của bác sĩ vì có một số thuốc có thể truyền qua sữa mẹ gây ngộ độc cho trẻ.
  • Chắc chắn rằng bạn biết rõ liều lượng và số lượng dùng thuốc và theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ hay trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
  • Không nên cho trẻ uống thuốc không rõ loại, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
  • Rửa tay sạch với xà phòng trước khi sử dụng đồ ăn uống.
  • Bảo quản đồ ăn thừa và các loại thực phảm khác trong tủ lạnh nếu chưa cần dùng đến.
  • Nấu thức ăn chín với nhiệt độ thích hợp và lưu trữ trong hộp sạch.
  • Không để trẻ ăn uống mà không có sự giám sát của người lớn.
  • Không sử dụng lại đồ ăn cũ có dấu hiệu bị hỏng. Kiểm tra kĩ thời hạn sử dụng của các thực phẩm đóng gói trước khi sử dụng.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Ngọc Duy

Trung tâm cấp cứu và chống độc 

Video liên quan

Chủ Đề