Sói và chó khác nhau như thế nào

[khoahoc.tv] - Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

>>> Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Chó và chó sói có bộ gene rất giống nhau, điều này gây khó khăn cho các nhà sinh học để hiểu lý do tại sao loài sói vẫn rất hoang dã, trong khi loài chó có thể sẵn sàng trở thành "người bạn tốt nhất của con người".

Hiện nay, nghiên cứu tiến sĩ được thực hiện bởi nhà sinh học tiến hóa Kathryn Lord tại Đại học Massachusetts Amherst cho thấy các hành vi khác nhau giữa chó và chó sói có liên quan đến các trải nghiệm cảm giác sớm nhất của các loài vật này và thời kỳ quan trọng của sự xã hội hóa. Chi tiết về nghiên cứu này được trình bày trên tạp chí Ethology.

Cho tới ngày nay, các nhà khoa học còn biết rất ít về sự phát triển cảm giác ở những con sói con, và giả định thường được ngoại suy từ những gì mà con người đã biết về loài chó, Lord giải thích. Điều này có thể hợp lý, ngoại trừ việc các nhà khoa học đã biết có sự khác biệt đáng kể trong sự phát triển ban đầu giữa những con sói con và chó con, chủ yếu là trong thời gian của khả năng đi lại, cô nói thêm.

Để làm rõ điều này, cô đã nghiên cứu phản ứng của 7 con sói con và 43 con chó con với cả những mùi quen thuộc và những mùi mới, các âm thanh và kích thích thị giác, tiến hành kiểm tra chúng hàng tuần, và nhận thấy chúng đã phát triển các giác quan của chúng cùng một lúc. Tuy nhiên, nghiên cứu của cô cũng tiết lộ thông tin mới về việc làm thế nào hai phân loài của Canis lupus trải nghiệm môi trường của chúng trong một cửa sổ phát triển 4 tuần được gọi là giai đoạn xã hội hóa quan trọng và những sự kiện mới có thể thay đổi đáng kể sự hiểu biết về quá trình phát triển của loài sói và loài chó.

Khi “cửa sổ xã hội hóa” mở, những chú chó con và sói con bắt đầu tập đi và khám phá mà không hề sợ hãi và sẽ giữ lại sự quen thuộc trong suốt cuộc đời của chúng với những thứ mà chúng tiếp xúc. Những chú chó nhà có thể làm quen với con người, ngựa và thậm chí cả mèo ở giai đoạn này và mãi mãi thoải mái với chúng. Nhưng cùng với sự phát triển, sự sợ hãi gia tăng và sau khi đóng cửa sổ, các điểm tham quan mới, âm thanh và mùi vị mới sẽ gợi ra một phản ứng sợ hãi.

Qua quan sát, Lord đã khẳng định rằng cả chó và chó sói đều phát triển khứu giác khi 2 tuần tuổi, nghe vào 4 tuần tuổi và phát triển tầm nhìn vào trung bình khoảng 6 tuần tuổi. Tuy nhiên, hai phân loài này rơi vào giai đoạn xã hội hóa quan trọng ở các lứa tuổi khác nhau. Loài chó bắt đầu khoảng thời gian 4 tuần, trong khi những con sói bắt đầu từ lúc 2 tuần tuổi. Vì vậy, cách mà mỗi phân loài trải nghiệm thế giới trong suốt những tháng quan trọng đó là khác nhau rất rõ, và dường như dẫn đến các con đường phát triển khác nhau, cô nói.

Lord lần đầu tiên công bố rằng những con sói con vẫn chưa mở mắt và chưa nghe được khi chúng bắt đầu đi và khám phá môi trường quanh chúng khi hai tuần tuổi. "Không ai biết điều này về chó sói, khi chúng bắt đầu khám phá, chúng chưa mở mắt, không nghe được và ở giai đoạn này chúng khám phá môi trường chủ yếu dựa vào mùi, vì vậy điều này rất thú vị", cô lưu ý.

Cô nói thêm: "Khi sói con lần đầu tiên nghe, ban đầu chúng sợ hãi những âm thanh, và khi lần đầu tiên nhìn được chúng cũng sợ những kích thích thị giác mới. Khi mỗi giác quan tham gia vào quá trình nhận thức, sói con đều trải qua một vòng mới những cú sốc cảm giác mà chó con thì không như vậy".

Trong khi đó, những chú cún con chỉ bắt đầu khám phá và đi sau khi cả ba giác quan là thính giác, khứu giác và thị giác đã hoạt động. Nhìn chung, "Sự khác nhau giữa chó con và sói con trong những tuần đầu đời của chúng là khá ngạc nhiên, cho thấy chúng giống nhau về tính di truyền như thế nào. Chó con hai tuần tuổi về cơ bản chưa thể đứng vững và đi lại. Nhưng ở tuổi này sói con đã có thể khám phá tích cực, bước đi mạnh mẽ với sự phối hợp tốt và bắt đầu để có thể leo lên các bậc nhỏ và các mô đất”.

Những sự khác biệt đáng kể liên quan đến quá trình phát triển trong trải nghiệm giữa chó con và sói con đã tạo ra sự khác biệt rõ rệt về các mối quan hệ của chúng với xã hội, đặc biệt là với con người. Thông tin mới này sẽ giúp ích cho hoạt động quản lý các quần thể sói hoang và bị giam cầm, Lord nói.

Cập nhật: 09/03/2017 Phạm Thị Bích Thu [Sciencedaily]

Như Konrad Lorenz đã lưu ý một cách chính xác: “Không có loài động vật nào khác có thể thay đổi đáng kể toàn bộ lối sống, toàn bộ lĩnh vực lợi ích của nó, lại trở nên thuần hóa như một con chó”. Đúng vậy, sự thuần hóa là cơ sở cho những khác biệt cơ bản mà chúng ta thấy ngày nay giữa chó sói và chó. Nhưng một khi không có sự khác biệt nào như vậy cả.

Cả chó sói và chó đều là răng nanh, một loại chó sói. Hơn nữa, con chó là một phân loài của loài này. Một trong những điểm khác biệt đầu tiên mà người ta nghĩ đến là chó sói sống trong thiên nhiên hoang dã và vườn thú, trong khi chó sống giữa con người. Có lẽ điều này là như vậy, ngoại trừ những con chó hoang, tuy nhiên, hầu như luôn luôn có thể được phân loại thành công như "linh cẩu", "chó rừng" và những thứ tương tự.

Do kết quả của việc chung sống bên cạnh con người trong một thời gian rất dài - một yếu tố tự nhiên, cũng như sự chọn lọc không mệt mỏi do con người thực hiện - một yếu tố nhân tạo, loài chó đã thay đổi. Mặc dù thực tế là ngày nay một số giống chó có bề ngoài giống chó sói [ví dụ: husky], hầu hết những người bạn bốn chân của chúng ta đều giống với tổ tiên của chúng, nhưng ở xa. Sói là thành viên lớn trong gia đình của họ. Các loài chó khác nhau rất nghiêm trọng về thông số này: con chó nhỏ nhất trên thế giới nhỏ hơn nhiều so với con sói nhỏ nhất, và con chó lớn nhất thế giới cũng lớn hơn nhiều so với con sói lớn nhất thế giới. Bàn chân của chó không lớn như của chó sói hoang dã. Như chúng ta biết, đuôi của con chó có thể được nâng lên, điều này sẽ báo hiệu một con chó đang phấn chấn. Đuôi của con sói luôn luôn cụp xuống. Cho đến nay, loài sói có hình dạng tam giác nhọn, đôi tai dựng đứng - điều không thể nói về loài chó, có thể tự hào về hình dạng và vị trí đa dạng nhất của loài chó. Điều này cũng áp dụng cho đuôi - màu lông sói, lông tơ vừa phải, khá lớn và một số con chó có đuôi cong. Về mặt sinh lý, loài chó đã được hình thành đầy đủ, tức là chúng hoàn thành tuổi dậy thì sau bảy đến tám tháng, và chó sói làm được điều này sau khi sống được vài năm. Chó và chó sói biết cách tương tác với môi trường của chúng theo cách giống nhau: hú và sủa. Nhưng chó hú ít thường xuyên hơn, và sủa thường xuyên hơn.

Sói
Sói nằm

tưởng tượng loài chó từ nhiều đời nay. Không giao tiếp với một người, những con sói không thể hiện những phẩm chất này trong bản thân họ. Đôi khi cả hai cùng tấn công một người, trong khi sói đói có thể tấn công một con chó, một con chó sẽ tấn công một con sói trừ mục đích tự vệ như một biện pháp khẩn cấp. Sói hoạt động vào ban đêm, điều này khó có thể được ghi nhận về loài chó, chúng đã thích nghi rất nhiều với lối sống của chúng ta, ngoài ra, chúng không chịu đựng được sự cô đơn tốt. Do gần gũi với con người nên loài chó được nghiên cứu tốt hơn nhiều so với chó sói. Mỗi người chúng ta đều có thể quan sát hành vi của một loài động vật quen thuộc như vậy - một con chó. Và bất cứ ai cũng sẽ nhận thấy một đặc điểm của loài chó như tính cá thể [tức là một tập hợp các đặc điểm cụ thể], không thể nói về loài chó sói. Đồng thời, nhiều con chó được ưu ái phân biệt với chó sói bởi những phẩm chất như khoan dung, thân thiện, chịu đựng và vâng lời.

Husky [chó]

Kết luận TheDifference.ru

  1. Chó là một phân loài của chó sói, loài sói thuộc về;
  2. Con chó được con người thuần hóa, còn chó sói là thú dữ;
  3. Chó khác với sói ở các đặc điểm cấu tạo cơ thể, cách sử dụng tín hiệu giọng nói;
  4. Chúng ta có thể nói về hành vi xã hội của loài chó, đặc trưng cho từng cá nhân và từng giống chó. Sói không có hành vi xã hội nào ngoài các kiểu hành vi dựa trên bản chất tự nhiên.
.

Những nghiên cứu về mối tương quan và khác biệt giữa chó sói và chó nhà vẫn đang được các nhà khoa học thực hiện - Ảnh: Renaud Philippe

James Gorman đang ngồi trong một chuồng sắt ngoài trời với 4 con thú nhỏ. Chúng đang ngậm tay anh, cắn nón và tóc của anh và làm nũng với anh như thể hiện sự vui mừng.

Chúng 8 tuần tuổi, dài khoảng 60cm, nặng khoảng 3,5kg. Thỉnh thoảng chúng gầm gừ, liếm mặt của James như những người bạn lâu rồi không gặp nhau.

Thoạt nghe bạn sẽ hình dung trong đầu chúng ở đây là những chú chó con, nhưng thật ra đây là những con chó sói. Khi trưởng thành chúng có thể nặng đến 45kg, răng cứng đủ cắn được xương hươu nai.

Cùng tổ tiên, nhiều khác biệt

Clip mô phỏng quá trình chó nhà được thuần hóa - Clip: YouTube

Những con sói này được nuôi trong chuồng từ khi chưa mở mắt nên người nuôi có thể dễ dàng tiếp cận và làm những bài thí nghiệm. Tuy nhiên, họ vẫn phải cẩn thận vì bản năng săn mồi tiềm ẩn trong chúng.

Ví dụ, nếu chẳng may bị bệnh hoặc bị thương thì họ sẽ tránh vào chuồng để hạn chế những phản ứng của loài thú săn mồi có thể xảy ra. Hoặc không ai có thể bắt chó sói chơi rượt đuổi như chó nhà.

Tuy có cùng tổ tiên nhưng chó sói và chó nhà vẫn có nhiều khác biệt. Về cơ thể, răng của chó sói cứng hơn. Ngoài ra, chó sói sinh sản chỉ 1 lần trong năm, còn chó nhà là 2 lần.

Còn về mặt hành vi, các nhà huấn luyện chó sói cho biết dù được nuôi dưỡng như nhau, nhưng bản năng săn mồi dễ dàng bộc phát ở loài sói hơn, theo BBC. Nhiều nghiên cứu khác cho thấy chó sói chăm sóc con của mình nhiều hơn, và chúng ít gần gũi với người như chó nhà.

Loài ăn thịt lớn duy nhất được thuần hóa

Những con chó sói đang chơi đùa với nhau - Ảnh: Renaud Philippe

Chó sói là loài có ý thức xã hội cao. Chúng sống thành những đàn khắng khít, nuôi con chung và đi săn cùng nhau. Đặc điểm này không thấy được ở những loài chó hiện đại, mặc dù những giả thuyết cho rằng việc thuần hóa đã làm cho động vật này hiền lành và dễ thương hơn.

Để kiểm tra khả năng hợp tác giữa 2 loài, các nhà khoa học đã thực hiện một thí nghiệm hành vi cơ bản, gọi là thử thách kéo dây. Trong đó, lần lượt từng cặp chó được giao nhiệm vụ cùng nhau kéo một sợi dây để kéo khay thức ăn lại gần chúng với phần thưởng là một miếng thịt tươi.

Kết quả, chó nhà chỉ thành công 2 lần trong số 472 lần cố gắng. Trong khi đó, chó sói thành công 100 lần trong 416 lần thử.

"Chó sói hợp tác đáng kể với nhau và thể hiện sự liên kết xã hội khắng khít, trong khi hầu hết chó nhà không làm việc cùng nhau, có thể bởi chúng không muốn xung đột với nhau", tiến sĩ Marshall-Pescini từ trường Đại học Thú y ở Vienna, Áo - người thực hiện nghiên cứu, cho biết.

Tiến sĩ Krishna Veeramah từ trường Đại học Stony Brook ở New York, Mỹ, nói chó sói là loài động vật ăn thịt lớn duy nhất được thuần hóa.

"Có thể những tính chất xã hội của chó sói là điểm mấu chốt cho quá trình thuần hóa, và những nghiên cứu trên giúp gợi mở ra một bức tranh toàn thể hơn về quá trình này", ông Krishna giải thích.

Thuần hóa từ 15.000 năm trước

Hầu hết các nhà khoa học cho rằng chó nhà đã được thuần hóa từ những loài chó sói khoảng hơn 15.000 năm trước. Tuy nhiên, thuần hóa ở đây không phải là bắt một con chó sói ra khỏi hang đem về nhà.

Ngày trước, sói và người thường cạnh tranh thức ăn với nhau, tuy nhiên, dần dần một số chó sói có xu hướng tìm và ăn những thức ăn thừa mà những người săn bắt để lại.

Từ từ những con này trở nên không sợ người, kết nối gần gũi với người hơn, đồng thời chúng cũng ăn nhiều hơn và đẻ nhiều con hơn, mà những đứa con này lại mang một loại ADN quy định tính thân thiện hơn so với chó sói. Thế là, những con chó nhà đầu tiên được ra đời.

Qua thời gian, con người đã thuần hóa những con chó con này và qua lai giống nhiều thế hệ, chó sói tiến hóa thành chó nhà.

Ngoài ra, theo The New York Times, một vài nghiên cứu trước đây cho rằng sự thân thiện của chó nhà tương tự như kết quả của hội chứng Williams - một sự rối loạn di truyền trong cơ thể người có thể tạo ra sự thân thiện xã hội ở người bệnh cao hơn người thường.

TRỌNG NHÂN

Video liên quan

Chủ Đề