Tại sao huyết áp được đo ở cánh tay

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Lê Đăng Vân - Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Việc đo huyết áp sẽ giúp bác sĩ đánh giá đúng về tình trạng sức khỏe thể chất chung của người bệnh cũng như các vấn đề mà bệnh nhân đang và sẽ có thể gặp phải để xử lý kịp thời.

Đo huyết áp là một trong những phương pháp thăm khám thủ công để nhằm đánh giá chỉ số huyết áp của cơ thể hỗ trợ cho quá trình khám và điều trị bệnh.

Đo huyết áp được thực hiện dựa trên nguyên lý bơm căng một băng tay bằng cao su để làm mất mạch đập của một động mạch rồi sau đó xả hơi dần dần giúp quan sát và ghi lại những phản ứng của động mạch, lấy đó làm cơ sở cho việc chẩn đoán bệnh tật.

Trong đo huyết áp, chỉ số huyết áp tâm thu được xác định ở thời điểm máu bắt đầu đi qua lòng mạch khi sức ép ở băng cao su bắt đầu giảm. Huyết áp tâm trương tương ứng với thời điểm máu hoàn toàn được tự do lưu thông trong lòng động mạch khi không còn sức ép từ băng cao su lên động mạch đó.

2.1.Dụng cụ đo huyết áp

Dụng cụ đo huyết áp gồm có máy đo huyết áp [hay còn gọi là huyết áp kế] và ống nghe tim phổi.

Máy đo huyết áp: Hiện nay trên thị trường có 3 loại máy đo huyết áp khác nhau bao gồm:

  • Máy đo huyết áp thủy ngân: Cho chỉ số huyết áp chính xác nhưng cồng kềnh.
  • Máy đo huyết áp đồng hồ cơ: Tiện sử dụng, tuy nhiên chỉ số có thể không chính xác do còn phụ thuộc vào kỹ thuật đo và khả năng nghe của người sử dụng.
  • Máy đo huyết áp điện tử: Số đo chính xác và không cần sử dụng đến ống nghe tim phổi, mọi đối tượng đều có thể sử dụng được.

Khi đo huyết áp, việc chọn máy đo phù hợp là rất quan trọng. Cần phải chọn loại có kích thước túi hơi thích hợp với chu vi vùng đo của từng bệnh nhân. Việc dùng sai cỡ túi có thể dẫn tới đo sai chỉ số huyết áp lên tới 25mmHg.

Máy đo huýet áp điện tử cho số đo với độ chính xác cao

2.2.Các tư thế đo huyết áp và cách đo huyết áp tư thế đúng

Vị trí đo huyết áp thường là ở cánh tay 2 bên, đo ở vị trí trên nếp gấp khuỷu tay 3cm, đoạn có động mạch cánh tay chạy qua. Trong những trường hợp không thể thực hiện đo huyết áp ở cánh tay thì có thể thực hiện đo huyết áp ở cổ chân.

4 tư thế để đo huyết áp bao gồm:

  • Tư thế ngồi: Là tư thế thường xuyên được sử dụng trong thăm khám và điều trị.

Chỉ nên thực hiện đo huyết áp ở tư thế ngồi khi bệnh nhân ngồi thoải mái trên ghế có tựa lưng.

Lưu ý khi đo huyết áp ở tư thế ngồi, để chỉ số đo được chính xác nhất cần đặt cánh tay ngang với vị trí của tim.

  • Tư thế đứng: có thể là tư thế đứng thẳng hoặc tư thế đứng nghiêng trong nghiệm pháp bàn nghiêng. Tư thế này được ứng dụng trong việc kiểm tra huyết áp để xác định chẩn đoán hạ huyết áp tư thế đứng
  • Tư thế nằm ngửa: Là tư thế sử dụng nhiều cho các bệnh nhân có sức khỏe yếu, gặp khó khăn trong việc vận động, đứng ngồi.
  • Tư thế nằm ngửa bắt chéo chân

4 tư thế được vận dụng và kết hợp linh hoạt trong các nghiệm pháp và phương pháp đo khác nhau.

Nghiệm pháp bàn nghiêng trong chẩn đoán hạ huyết áp tư thế

Ví dụ: Nghiệm pháp bàn nghiêng trong chẩn đoán hạ huyết áp tư thế. Đây là nghiệm pháp vận dụng đo chỉ số huyết áp và nhịp tim ở cả tư thế nằm và tư thế đứng. Nghiệm pháp được thực hiện trên bàn nghiêng 70 độ với 3 pha: pha tiền test [tư thế nằm ngửa trong 6 phút], pha thụ động [tư thế đứng trong 20 phút] và pha thuốc [Tư thế đứng trong 15 phút].

Cách đánh giá sau nghiệm pháp bàn nghiêng:

  • Trường hợp bệnh nhân không ngất, huyết áp tâm thu và nhịp tim không biến động nhiều: Nghiệm pháp bàn nghiêng âm tính.
  • Trường hợp bệnh nhân không ngất, huyết áp tâm thu và nhịp tim không biến động nhiều nhưng có kèm triệu chứng như đau đầu hoa mắt chóng mặt...rồi lịm đi: Giả ngất do tâm lý khi làm nghiệm pháp.
  • Trường hợp bệnh nhân ngất, huyết áp tâm thu và nhịp tim giảm nhanh nhưng các chỉ số trở lại bình thường khi cho bệnh nhân nằm ngang: Chẩn đoán ngất do phản xạ phế vị.
  • Trường hợp ngất xảy ra sớm ngay sau khi nghiêng bàn vài phút, huyết áp tụt nhanh khi ngất, nhịp tim không thay đổi nhiều và bệnh nhân tỉnh dần khi cho nằm ngang: Chẩn đoán ngất do tụt huyết áp tư thế đứng.
  • Trường hợp bệnh nhân có nhịp tim tăng nhanh tối thiểu
  • Trên 30 lần/phút, huyết áp thay đổi ít, có hoặc không có tiền triệu: Chẩn đoán cơn tim nhanh ở tư thế đứng.

Sau khi đã chuẩn bị xong dụng cụ và bệnh nhân thì tiến hành đo huyết áp:

  • Xác định vị trí đo và tìm động mạch vùng đo. Để đánh giá chính xác về tình trạng huyết áp, khi kiểm tra giữa các lần khác nhau nên đo cùng 1 bên, cùng 1 vị trí và cùng một máy đo huyết áp.
  • Đặt ống nghe tim phổi vào vị trí của động mạch đập [nếu là máy đo huyết áp cơ].
  • Quấn băng cao su vòng quanh vị trí đo [quấn lên cả vị trí áp ống nghe].
  • Bóp bóng hơi liên tục cho đến khi không nghe thấy mạch đập qua ống nghe tim phôi nữa rồi từ từ xả hơi liên tục cho đến khi kim hoặc cột thủy ngân của máy đo huyết áp hạ về không.
  • Nghe, quan sát và ghi lại chỉ số huyết áp đo được trên phiếu theo dõi huyết áp của bệnh nhân.

2.3.Những lưu ý khi đo huyết áp

Cho bệnh nhân nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh có nhiệt độ ổn định ít nhất trong 5-10 phút trước khi đo huyết áp.

Kiểm tra dụng cụ trước khi tiến hành đo huyết áp.

Giải thích cho bệnh nhân về phương pháp trước khi đo.

Bệnh nhân không sử dụng các chất kích thích như rượu chè, cà phê, thuốc lá trong vòng 2 giờ trước khi đo huyết áp.

Trong khi đo huyết áp tâm lý người bệnh phải thật sự thoải mái, tránh lo lắng, sợ hãi, căng thẳng vì những điều này sẽ làm thay đổi nhịp tim và huyết áp.

Không nói chuyện trong khi đang đo huyết áp.

Lần đầu đo huyết áp nên đo ở cả 2 bên cánh tay, bên nào có chỉ số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi về sau.

Nên đo huyết áp tối thiểu 2 lần, mỗi lần cách nhau 1-2 phút. Nếu chỉ số huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg cần đo lại thêm vài lần sau khi đã cho bệnh nhân nghỉ ngơi trên 5 phút.

Ghi lại chỉ số huyết áp sau mỗi lần đo để tiện cho việc theo dõi và đánh giá kết quả.

Đo huyết áp tuy chỉ là một phương pháp hỗ trợ thăm khám sức khỏe và chẩn đoán bệnh tật nhưng vô cùng quan trọng. Nếu đo sai kỹ thuật có thể đưa ra những kết quả đo sai lệch dẫn tới việc chẩn đoán bệnh không chính xác gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Hãy cẩn trọng trong việc chọn lựa phương pháp cũng như cách đo phù hợp để đem lại hiệu quả chính xác nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Đo huyết áp lúc nào cho chính xác?

Điều trị và phòng tránh tăng huyết áp - "kẻ sát thủ" thầm lặng

XEM THÊM:

Theo phát hiện mới đăng trên Tạp chí Hypertension, sự khác biệt về số đo huyết áp giữa hai cánh tay có thể giúp cảnh báo nguy cơ trải qua các biến cố về tim mạch trong tương lai.

Đo huyết áp cả hai tay là biện pháp đơn giản giúp cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Trong nghiên cứu mới công bố, các chuyên gia ở Đại học Exeter [Anh] đã tiến hành nghiên cứu dữ liệu sức khỏe của gần 54.000 người đến từ Mỹ, châu Âu, châu Á và châu Phi và nhận thấy những người có sự chênh lệch lớn về huyết áp giữa hai cánh tay có nguy cơ cao bị lên cơn đau tim, đột quỵ và thậm chí tử vong trong vòng 10 năm.

Theo nhóm chuyên gia, huyết áp tăng và giảm theo chu kỳ đều đặn với mỗi nhịp đập. Các bác sĩ đo quá trình tăng - giảm này bằng đơn vị milimét thủy ngân [mmHg] và kết quả luôn được thể hiện dưới dạng hai con số. Trong đó, giá trị trên - gọi là huyết áp tâm thu - cho biết áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp. Còn giá trị dưới - gọi là huyết áp tâm trương - cho biết áp lực thấp nhất trong mạch máu giữa các lần co bóp khi cơ tim giãn ra.

Nghiên cứu của họ phát hiện rằng sự khác biệt lớn về chỉ số huyết áp tâm thu giữa hai cánh tay có thể cho thấy việc động mạch bị thu hẹp hoặc xơ cứng - tình trạng có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu và khiến bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Còn huyết áp tâm thu cao cho thấy người bệnh có thể bị tăng huyết áp, căn bệnh ảnh hưởng đến khoảng 1/3 dân số thế giới và là nguyên nhân hàng đầu của các vấn đề tim mạch. Từ những lý giải đó, các tác giả kết luận rằng cứ mỗi 1mmHg khác biệt trong huyết áp giữa hai cánh tay, nguy cơ bị đau tim và đột quỵ sẽ tăng 1% trong 10 năm tiếp theo.

Trưởng nhóm nghiên cứu - Giáo sư Chris Clark - cho biết việc kiểm tra một bên cánh tay rồi đến cánh tay kia bằng máy đo huyết áp có thể được thực hiện tại nhà hoặc tại bất kỳ cơ sở chăm sóc sức khỏe nào mà không cần thêm thiết bị đắt tiền. Trong khi các hướng dẫn thăm khám sức khỏe quốc tế khuyến nghị thực hiện cách kiểm tra này thường xuyên, thì nhiều nơi lại không thực hiện do hạn chế về thời gian. “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc dành thêm ít thời gian để đo huyết áp cả hai cánh tay có thể cứu được mạng sống của một người” - ông Clark nhấn mạnh.

Cải thiện sức khỏe tim mạch bằng 5 bài tập đơn giản

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch có liên quan trực tiếp đến sự gia tăng hàm lượng cholesterol trong máu. Nguyên nhân của tình trạng này thường là do tiêu thụ chất béo không lành mạnh, thiếu vận động thể chất, tăng cân, hút thuốc và cũng có phần do di truyền. Tuy nhiên, các hình thức vận động thúc đẩy nhịp tim và hô hấp  có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu một cách tự nhiên, nhất là 5 bài tập dưới đây:

+ Bơi. Không chỉ giúp duy trì cân nặng hợp lý, nâng cao sức khỏe phổi và tim, bài tập này còn nâng cao sức bền cũng như sức mạnh cơ bắp. Việc duy trì cân nặng hợp lý còn mang lại tác dụng kiểm soát hàm lượng cholesterol.

+ Đi bộ. Đây là một trong những hình thức tập thể dục dễ dàng và hiệu quả nhất, nhưng có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng, tăng cơ, giảm cân, ngủ ngon hơn và cải thiện sức khỏe xương khớp. Đi bộ cũng giúp kiểm soát lượng cholesterol nhờ tác động cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe tim.

+ Chạy. Bài tập thể dục này có thể giúp cơ thể đốt cháy calo hiệu quả, từ đó duy trì cân nặng hợp lý, đồng thời giúp tăng cơ và cải thiện sức khỏe tim mạch.

+ Đi xe đạp. Không chỉ giúp cải thiện tư thế, khả năng phối hợp vận động và hỗ trợ xương khớp, đạp xe còn là cách hữu hiệu để giảm mỡ cơ thể và nâng cao sức khỏe tim mạch.

+ Nâng tạ. Ngoài lợi ích giúp tăng cường khối lượng cơ, các bài tập với tạ cũng làm tăng nhịp tim và cải thiện hệ tuần hoàn của cơ thể.


AN NHIÊN [Theo Study Finds, Timesnownews.com]

Video liên quan

Chủ Đề