Amoniac máu là gì

Ammoniac là một sản phẩm thải được hình thành chủ yếu từ quá trình thoái giáng nitrogen trong gan qua chu trình urea và từ quá trình tiêu hóa máu có trong đường tiêu hóa [Vd: trong chảy máu đường tiêu hóa].

Helicobacter pylori trong dạ dày dường như là một nguồn tạo amoniac quan trọng ở các bệnh nhân bị xơ gan. Một nguồn sản xuất ammoniac quan trọng khác là từ sự sinh tổng hợp và chuyển đổi của glutamin bởi các ống thận. Ở thận, ammoniac có vai trò như một chất đệm quan trọng.

Trong điều kiện bình thường, ammoniac được chuyển đổi thành urê tại gan và sau đó được thận bài xuất. Nếu một rối loạn thực thể ngăn không cho quá trình chuyển đổi nói trên xẩy ra, ammoniac sẽ tích tụ trong dòng tuần hoàn. Khi tích tụ trong máu tới một nồng độ gây độc, ammoniac sẽ gây ra một tình trạng được biết dưới tên: bệnh não gan [hepatic encephalopathy].

Trong tình trạng bệnh não gan, chức năng hoạt động bình thường của não bị tác động bởi nồng độ ammoniac máu cao, song không thấy có mối tương quan rõ rệt giữa mức độ nặng của bệnh não gan và nồng độ ammoniac trong huyết tương.

Chỉ định xét nghiệm

Để chẩn đoán bệnh não cửa chủ, tình trạng tiền hôn mê gan, và hôn mê gan ở các giai đoạn tận cùng của xơ gan, suy gan, hoại tử tế bào gan cấp và bán cấp và hội chứng Reye. Tăng nồng độ amoniac máu ở trẻ em có thể là một chỉ dẫn cho các bệnh lý enzym do thiếu hụt di truyền [enzymopathies] thuộc chu trình chuyển hóa urê.

Cũng cần định lượng nồng độ ammoniac máu cho tất cả các trường hợp bệnh nhân nhi có biểu hiện ngủ lịm và nôn không rõ căn nguyên, biểu hiện bệnh não và ở tất cả các trẻ sơ sinh có tình trạng thần kinh tiến triển suy đồi không rõ căn nguyên.

Cách lấy bệnh phẩm

Xét nghiệm được thực hiện trên huyết tương. Máu được chống đông bằng EDTA.

Yêu cầu BN nhịn ăn 8h trước khi lấy máu XN, song vẫn có thể được uống nước bình thường. BN tránh hoạt động thể lực quá mức và hút thuốc ngay trước khi lấy máu XN.

Ống máu cần được bảo quản trong đá lạnh và được chuyển nhanh tới phòng XN để định lượng nồng độ ammoniac trong huyết tương.

Giá trị bình thường

  • Người lớn: 15 – 45g/dL hay 11 – 32mol/L.
  • Trẻ em: 40 – 80g/dL hay 28 – 57mol/L.
  • Trẻ sơ sinh: 90 – 150g/dL hay 64 – 1072mol/L.

Tăng nồng độ ammoniac máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Một số khiếm khuyết chuyển hóa bẩm sinh [Vd: khiếm khuyết trong chu trình urê, các khuyết tật chuyển hóa acid hữu cơ].
  • Tăng nồng độ ammoniac thoáng qua ở trẻ sơ sinh không rõ căn nguyên.
  • Bệnh gan nặng: Hoại tử tế bào gan cấp, xơ gan giai đoạn cuối và sau phẫu thuật nối thông cửa-chủ [portocaval anastomosis].
  • Suy tế bào gan.
  • Bệnh não gan [Hepatic encephalopathy].
  • Hội chứng Reye.
  • Chảy máu tiêu hóa.
  • Sau mổ nối thông đại trạng sigma – niệu quản [ureterosigmoidostomy].
  • Một số bệnh lý huyết học:
    • Bệnh lý tan máu của trẻ sơ sinh.
    • Bệnh lơxêmi [Leucemie].
    • Sau ghép tủy xương.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu gây dãn và ứ đọng nước tiểu.
  • Tăng nitơ máu.
  • Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch [hyperalimentation].
  • Các nguyên nhân khác:
    • Bệnh tâm phế cấp [Cor pulmonale].
    • Suy tim.
    • Viêm màng ngoài tim.
    • Khí thũng phổi [pulmonary emphysema].
    • Suy thận.

Giảm nồng độ ammoniac máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Tăng huyết áp vô căn [essential hypertension].
  • Tăng huyết áp ác tính.
  • Chứng tăng ornithin máu bẩm sinh [hyperornithinemia].

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

  • Các thuốc có thể làm tăng nồng độ amoniac máu là: Heparin, một số thuốc lợi tiểu [Vd: furosemid, acetazolamid] và acid valproic.
  • Các thuốc có thể làm giảm nồng độ ammoniac máu là: Neomycin, tetracyclin, diphenyl hydramin, isocarboxazid, phenelzin, tranylcypromin, heparin và lactulose.
  • Hút thuốc lá.
  • Gắng sức quá mạnh.
  • Chế độ ăn chứa quá nhiều hay quá ít protein.
  • Ammoniac có trong không khí có thể gây tăng cao giả tạo kết quả xét nghiệm định lượng nồng độ ammoniac máu.
  • Sự có mặt của ion ammonium trong thuốc chống đông có thể gây các kết quả tăng cao giả tạo.
  • Nồng độ ammoniac tăng lên do hậu quả của chuyển hóa tế bào: 20% trong 1 giờ và 100% trong vòng 2 giờ.

Lợi ích của xét nghiệm định lượng ammoniac máu

1. Xét nghiệm rất hữu ích trong chẩn đoán: Bệnh não cửa chủ [encéphalopathie porto-cave], hội chứng Reye và các bệnh lý enzym của chu trình tạo urê.

2. Xét nghiệm này có thể được sử dụng để xác định liệu tình trạng rối loạn chức năng gan có phải là nguyên nhân gây nên các triệu chứng như lú lẫn, ngủ quá mức, hôn mê và dấu hiệu bàn tay kiểu chim vỗ cánh run [flapping tremors]. Do có nhiều tình trạng lâm sàng khác có thể gần giống như hôn mê gan hay bị nặng thêm ở bệnh nhân có tình trạng xơ gan [Vd: chảy máu tiêu hóa, dùng một số thuốc như barbituric, thuốc giảm đau, opiat, lợi tiểu…].

3. Xét nghiệm cũng có thể được sử dụng để theo dõi hiệu quả của điều trị đối với bệnh gan [Vd: xơ gan].

Các cảnh báo lâm sàng

Không hữu ích khi sử dụng xét nghiệm này để đánh giá mức độ rối loạn chức năng gan [Vd: trong hội chứng Reye chức năng gan có thể cải thiện và nồng độ ammoniac máu giảm ở các bệnh nhân bị tử vong do rối loạn này].

Mặc dù thấy có tăng nồng độ ammoniac máu trong hầu hết các trường hợp hôn mê gan song không thấy có mối tương quan chặt với mức độ nặng của bệnh não-gan.

Theo Xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng

Xét nghiệm sinh hóa amoniac NH3 là một xét nghiệm quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh não cửa chủ và hội chứng Reye thường gặp ở trẻ em. Bạn đã thực sự hiểu rõ về xét nghiệm này chưa? Hãy cùng EuroLab tìm hiểu xem xét nghiệm sinh hóa amoniac trong máu có lợi ích gì và được thực hiện ra sao nhé!

Xét nghiệm sinh hóa amoniac NH3 là gì?

Đây là xét nghiệm với mục đích dùng để đo lượng amoniac trong máu. Amoniac trong máu là một hợp chất được tạo ra do vi khuẩn đường ruột và những tế bào của cơ thể trong quá trình tiêu hóa protein.

Xét nghiệm sinh hóa amoniac NH3 là gì?

Amoniac NH3 là chất thải được vận chuyển đến gan, sau đó chuyển hóa thành glutamine và ure. Tiếp theo, ure di chuyển đến thận và bài tiết ra ngoài bằng đường nước tiểu. Vậy nên, nếu chu trình tổng hợp ure không được hoàn chỉnh thì amoniac sẽ không được chuyển hóa, từ đó tích tụ trong máu, đi qua hàng rào của máu não. NH3 còn có một số nguồn gốc khác là từ thận và cơ bắp.

» Xem thêm: Các Xét Nghiệm Hóa Sinh Máu Phổ Biến Hiện Nay

Lợi ích của xét nghiệm định lượng Amoniac máu

Xét nghiệm sinh hóa amoniac NH3 có tác dụng trong việc chẩn đoán bệnh não cửa chủ, hội chứng Reye và một số bệnh lý enzym trong chu trình ure. Các bệnh này thường gặp ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên.

Xét nghiệm định lượng amoniac máu còn tác dụng xác định tình trạng rối loạn chức năng gan. Đây là nguyên nhân gây ra một số triệu chứng như thèm ngủ, lú lẫn, hôn mê… Ngoài ra, xét nghiệm này cũng được nhiều bác sĩ sử dụng để theo dõi tiến triển, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trong quá trình điều trị các bệnh gan liên quan đến gan.

Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm amoniac

Giá trị bình thường của chỉ số xét nghiệm amoniac là:

Đối tượng

Giá trị amoniac bình thường

Trẻ sơ sinh

90 – 150g/dL hoặc 64 – 1072 mol/L

Trẻ em

40 – 80g/dL hoặc 28 – 57 mol/L

Người lớn

90 – 150g/dL hoặc 64 – 1072 mol/L

Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm amoniac

Nếu kết quả xét nghiệm sinh hóa amoniac cho thấy nồng độ amoniac trong máu tăng đáng kể thì chứng tỏ quá trình chuyển hóa amoniac và loại bỏ amoniac trong cơ thể hoạt động không có hiệu quả. 

Đối với trẻ sơ sinh, xét nghiệm nồng độ NH3 trong máu cho ra kết quả không bình thường thì có thể liên quan tới chu trình ure. Có khả năng cao là trẻ bị thiếu men hoặc bị những khiếm khuyết di truyền. Thông thường, ở trẻ sơ sinh, nồng độ amoniac trong máu tăng vừa phải và trong thời gian ngắn là khá phổ biến. 

Trẻ em và thanh thiếu niên cũng có thể mắc phải hội chứng Reye do tăng amoniac và giảm lượng glucose. Đối với cả người lớn và trẻ em, nồng độ amoniac tăng trong máu cũng có thể là dấu hiệu của bệnh suy thận hoặc suy gan.

Trường hợp nồng độ amoniac trong máu giảm, nguyên nhân có thể do một số loại tăng huyết áp gây ra. Ví dụ như huyết áp tăng cao mà không rõ nguyên nhân hoặc đột ngột xảy ra cao huyết áp.

Xét nghiệm sinh hóa amoniac được chỉ định khi nào?

Xét nghiệm sinh hóa amoniac được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân cần chẩn đoán về bệnh não cửa chủ hoặc đang trong tình trạng tiền hôn mê gan. Tình trạng hôn mê gan bắt gặp tại những giai đoạn cuối cùng của suy gan, xơ gan, hoại tử tế bào gan cấp … 

Ở trẻ em, tăng nồng độ NH3 có thể là dấu hiệu cho những bệnh về enzym, xảy ra do thiếu hụt di truyền enzymopathy trong chu trình của chuyển hóa ure. Đối với các bệnh nhi có những biểu hiện như ngủ lịm, nôn trớ không rõ nguyên nhân thì cũng được chỉ định xét nghiệm amoniac NH3. Bởi có khả năng các triệu chứng nêu trên là biểu hiện của bệnh não. 

Xét nghiệm sinh hóa amoniac được chỉ định khi nào?

Phòng xét nghiệm Y khoa EuroLab là một trong những đơn vị chuyên khoa về xét nghiệm uy tín và chất lượng. Eurolab sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu, cùng đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực xét nghiệm, hiện đang công tác tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội, chắc chắn sẽ mang lại kết quả nhanh chóng và chính xác.

Bài viết trên đây đã cung cấp giúp bạn đọc những lợi ích cũng như ý nghĩa mà xét nghiệm sinh hóa amoniac mang lại trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Nếu bạn cần tư vấn thêm về xét nghiệm này, hãy liên hệ ngay với Eurolab để được hỗ trợ kịp thời nhé!

Video liên quan

Chủ Đề