Tại sao nói rác thải là nguồn tài nguyên

Trước những lo ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra, nhiều mô hình bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã từng bước được triển khai và nhân rộng. Trong đó, các mô hình tận dụng rác thải, phế phẩm từ nông nghiệp để ủ phân hữu cơ, đã và đang mang lại những hiệu quả thiết thực. Qua đó, mở thêm một hướng giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường nông thôn.

Hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt [cải tiến công đoạn ủ và phân loại] bằng chế phẩm sinh học đưa vào thực nghiệm tại bãi chôn lấp rác thị trấn Thường Xuân [Thường Xuân].

Theo thống kê từ Sở Tài nguyên và Môi trường, trên địa bàn tỉnh mỗi ngày phát sinh hơn 2.000 tấn rác sinh hoạt. Lượng rác lớn như thế, nhưng hầu như chỉ được xử lý bằng 2 phương pháp là chôn lấp và đốt. Trong khi đó, công nghệ chôn lấp rác gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của nhiều người dân xung quanh; diện tích các bãi chôn lấp rác ngày một hạn chế; công nghệ đốt rác hiện đại lại có chi phí lớn...

Nhận thức rõ điều này, những năm gần đây đã có nhiều địa phương, đơn vị tổ chức nghiên cứu các mô hình tái sử dụng rác thải bằng công nghệ hiện đại. Ví như, mô hình “Phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón vi sinh” của Hội Liên hiệp Phụ nữ [LHPN] thị trấn Rừng Thông [Đông Sơn], được triển khai vào tháng 5-2019, đang mang lại hiệu quả cao. Mô hình này đã được cán bộ Học viện Nông nghiệp Việt Nam hướng dẫn từ việc đào hố, phân loại rác, cho đến cách ủ và sử dụng phân hữu cơ thu được để bón cho cây trồng.

Bà Lê Thị Vui, Chủ tịch Hội LHPN huyện Đông Sơn, cho biết: Quy trình ủ khá đơn giản, chỉ cần sử dụng thùng phuy nhựa hoặc đào hố ủ với diện tích tùy theo số lượng rác sinh hoạt của gia đình. Rác thải hữu cơ được phân loại như: lá cây, thức ăn thừa, rau cỏ, trái cây hư... tất cả được cho vào hố ủ có nắp đậy nhằm tránh ruồi, muỗi. Rác thải sau khi thu gom vào hố được trộn với chế phẩm vi sinh Emuniv pha sẵn theo tỷ lệ 2 thìa vi sinh, 10 thìa đường, 1 lít nước sạch. Sau 30 - 40 ngày, lượng rác thải đã được ủ thành phân hữu cơ tơi xốp, màu đen, không mùi và có thể bón cho các loại cây cảnh, cây ăn quả. Đến nay, mô hình đã được nhân rộng ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện; một số xã có đến 50 hộ tham gia như Đông Khê, Đông Ninh... Qua mô hình này, khối lượng rác thải phải đốt hoặc chôn lấp giảm đáng kể; không những vậy, chi phí đầu tư ban đầu thấp, sản phẩm thu hồi hoàn toàn có thể tạo giá trị kinh tế cao.

Hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt [cải tiến công đoạn ủ và phân loại] bằng chế phẩm sinh học và đưa vào thực nghiệm tại bãi chôn lấp rác thị trấn Thường Xuân [Thường Xuân], hiện cũng đang mang lại hiệu quả rất cao. Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa, đây là hệ thống xử lý rác hiện đại, mang lại hiệu quả tích cực, thân thiện với môi trường và sử dụng rác thải như nguồn nguyên liệu cho trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất nhựa, vật liệu xây dựng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, dây chuyền gần như vận hành tự động; công nhân chỉ cần 4 người là đủ cho công suất 50 tấn/ngày. Theo quy trình công nghệ gồm 3 công đoạn chính: xé bao, ủ vi sinh và sàng phân loại. Trung bình 1 tấn rác sẽ thu về khoảng 300 kg mùn hữu cơ là nguyên liệu để sản xuất phân vi sinh; 150 kg nilon dùng để sản xuất hạt nhựa và 150 kg rác thải vô cơ dùng làm vật liệu xây dựng hoặc vật liệu san lấp. Anh Nguyễn Ngọc Dũng, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thường Xuân, cho biết: Trung bình mỗi ngày, khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện khoảng 60 tấn. Do thói quen không phân loại của người dân, nên đa phần rác thải chỉ chôn lấp hoặc đốt mà không tái sử dụng được, lại tốn kém chi phí xử lý. Từ khi mô hình xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ vi sinh được áp dụng năm 2019, không chỉ giải quyết gần 50 tấn rác mỗi ngày cho huyện Thường Xuân, mà còn thu về được gần 26 triệu đồng từ việc bán các sản phẩm thu hồi từ rác, giúp bù đắp chi phí vận hành dây chuyền. Chị Nguyễn Thị Nga, công nhân làm việc khu xử lý rác thải, chia sẻ: Tôi làm việc từ những ngày đầu khu xử lý rác thải đi vào hoạt động. Do công nghệ xử lý bằng men vi sinh nên không có mùi hôi thối hay ruồi muỗi, không gây ô nhiễm như các lò đốt hay chôn lấp thủ công”.

Có thể khẳng định, việc xử lý rác thải bằng công nghệ vi sinh là hướng đi đúng của các địa phương trên, bởi lợi ích “kép” mà nó mang lại. Đó là vừa biến rác thải thành nguồn “tài nguyên” giá trị, vừa góp phần bảo vệ môi trường. Hy vọng rằng, các mô hình sẽ được nhân rộng ra nhiều địa phương trong tỉnh. Qua đó, góp phần xử lý “vấn nạn” rác thải nông thôn hiện nay.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

Vui lòng nhập tên!

Họ và tên [*]

Email không hợp lệ!

Email [*]

Điện thoại không hợp lệ!

Số điện thoại [*]

Ngày Đăng : 07/09/2017 - 11:54 AM

VIỆT NAM ĐANG LÃNG PHÍ NGUỒN TÀI NGUYÊN “RÁC”

Vấn đề phân loại rác ở Việt Nam đang được coi là một vấn đề nóng. Rác thải không phải là thứ hoàn toàn bỏ đi, vô giá trị, rác thải là một tài nguyên cần được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả phù hợp với điều kiện hiện tại của mỗi địa phương.

Xử lý rác thải đang là vấn đề nóng cần giải quyết hiện nay

Rác là một phần tất yếu của cuộc sống


Rác [hay còn gọi là chất thải] không còn xa lạ gì với chúng ta. Mỗi một hoạt động của cuộc sống con người đều sinh ra rác và con người ngày càng có xu hướng thải ra nhiều rác và với thành phần phức tạp hơn.


Căn cứ vào đặc điểm của chất thải ta có thể phân loại thành 3 nhóm lớn: chất thải rắn hữu cơ [từ rau, hoa, quả hư hỏng tại các chợ đầu mối, thức ăn thừa, nhà bếp, xác chết động vật..], chất thải rắn vô cơ [từ sách vở cũ, chai nhựa, các vật dụng từ kim loại, phế thải xây dựng..], chất thải nguy hại [từ các đồ dùng điện tử, các hoạt động y tế..].


Vấn đề phân loại rác đang được thực hiện ở nhiều nơi và theo nhiều cách khác nhau. Trên đường phố không khó để thấy những băng rôn, khẩu hiệu kêu gọi mọi người phân loại rác; trên ti vi cũng tràn ngập những bản tin, phóng sự về vấn đề phân loại rác nhưng chưa thực sự có hiệu quả khả quan.


Với quan điểm chất thải là thứ bỏ đi, là gánh nặng của xã hội đã làm cho những người thải ra rác có thái độ thờ ơ và không ý thức được việc thải rác như thế nào là đúng vì thế việc rác thải gây ô nhiễn môi trường, gây mất mỹ quan, đặc biệt là nguyên nhân gây một số bệnh ở người vẫn đang tiếp tục diễn ra và chưa có cách giải quyết dứt điểm.


Lấy ví dụ thực trạng ở tỉnh Lào Cai, tổng lượng rác trên địa bàn tỉnh là khoảng 400 tấn/ngày. Trong đó, rác đô thị chiếm 177 tấn/ngày [tức 44,25%]. Khối lượng rác có 65% - 90% rác có nguồn gốc hữu cơ. Phần lớn lượng rác này được thu gom – vận chuyển – xử lý bằng chôn lấp hoặc đốt trong lò đốt rác.


Theo tính toán trong 400 tấn rác/ngày có 300 tấn hữu cơ. Chi phí xử lý cho mỗi tấn rác mất 350.000 đồng/tấn. Để xử lý 300 tấn sẽ mất khoảng 1 tỷ đồng/ngày. Chưa kể ta phải mất thêm diện tích chôn, lấp và ô nhiễm môi trường khá nặng nề.


Rác thải được coi là “tài nguyên” cần được khai thác và sử dụng


Rác thải là một tài nguyên


Với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ [chiếm 50% – 75%], rác thải đô thị là nguồn nguyên liệu sản xuất vi sinh thân thiện môi trường, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vừa không gây tác động xấu đến môi trường vừa có thể cải tạo được một số vùng đất chết.


Đối với rác vô cơ có 15% - 25% thành phần từ các nguồn nguyên liệu khác nhau như giấy, nhựa, ni lông, cao su, thủy tinh, kim loại... hầu hết các thành phần này đều có thể thu hồi, tái chế thành nguyên liệu sản xuất cho nhiều sản phẩm khác nhau có ích cho xã hội.


Các chất thải hữu cơ là nguyên liệu tạo khí metan, các chất thải dầu mỡ, rác vô cơ khó phân hủy bao gồm lốp xe, bao nilon, vỏ mì tôm,... là những nguyên liệu dùng làm chất đốt tạo ra nhiệt sản xuất ra điện năng phục vụ cho đời sống của con người.


Vì thế rác thải được coi là “tài nguyên” cần được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả và phù hợp.

Phân loại rác là cách sử dụng nguồn tài nguyên


Phân loại rác chính là bước đầu tiên trong quy trình xử lý rác thải mà tất cả mọi người đều có thể thực hiện giúp tích kiệm thời gian cho trung tâm thu gom và xử lý rác thải. Bên cạnh đó, quá trình xử lý rác thải bằng nhiệt cũng thải ra một lượng lớn khí CO2 – nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu. Vì vậy, giảm lượng rác thải cần đốt cũng là cách giảm lượng CO2 cũng như các loại khí độc khác.


Ngoài ra phân loại rác thải còn để tái chế, sản xuất phân hữu cơ, xử lý đúng cách từng loại rác vứt đi; tạo công ăn việc làm; làm giảm lượng rác thải ra môi trường; hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Đồng thời tiết kiệm chi phí xử lý và tiết kiệm tài nguyên cho thế hệ mai sau.


Muốn làm được như vậy trước tiên cần thay đổi nhận thức và thói quen của con người đối với rác thải không còn mặc nhiên coi nó là đồ bỏ đi nữa. Cần phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện truyền thông tin đại chúng trong việc giáo dục làm thay đổi, nâng cao nhận thức về quản lý và sử dụng rác thải, coi rác thải là tài nguyên trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia. [Bài viết sưu tầm - cty Dương Huỳnh]

Video liên quan

Chủ Đề