Trẻ bị hạ thân nhiệt phải làm sao

Hạ thân nhiệt là gì mà mỗi năm ở Mỹ có tới 600 người tử vong? Người bệnh sẽ rét run, hôn mê, tử vong do rối loạn tim mạch và thần kinh.

Định nghĩa hạ thân nhiệt

Khi nhiệt độ cơ thể < 35°C sẽ được gọi là hạ thân nhiệt. Người bệnh cần được làm ấm bề mặt cơ thể như sưởi ấm, làm ấm tuần hoàn cơ thể…

Nguyên nhân hạ thân nhiệt

Hạ thân nhiệt xảy ra do cơ thể mất nhiệt quá nhiều so với khả năng sản sinh ra nhiệt của cơ thể. Hạ thân nhiệt xảy ra do thói quen sinh hoạt như: thời tiết lạnh, ngâm mình trong nước lạnh, ngâm nước lâu trong hồ bơi [dưới 25 độ C], say rượu, mặc quần áo ướt và gặp gió; hoặc do bệnh lý gây ra như: suy dinh dưỡng, bệnh tâm thần, Alzheimer, bệnh tim mạch, hạ đường huyết, động kinh và thiểu năng tuyến giáp

Dấu hiệu người bị hạ thân nhiệt

Cảm thấy lạnh và rùng mình liên tục, thấy cơ hể không đủ ấm;

Nổi da gà, môi thâm;

Người run lẩy bẩy hoặc nói lắp bắp;

Lúc đầu, người bệnh rét run dữ dội và biểu hiệu này sẽ chấm dứt khi thân nhiệt cơ thể dưới mức 31°C. Một khi thân nhiệt giảm thì các chức năng của hệ thần kinh trung ương bị rối loạn theo, con người thờ ơ, lẫn lộn, không còn cảm giác biết lạnh.

Sau khi rơi vào ảo giác, người bệnh dần hôn mê, hai tròng đen mắt không còn phản xạ.

Cuối cùng, người bệnh ngừng thở ngừng tim và tử vong.

Nhiệt độ bao nhiêu thì gọi là hạ thân nhiệt?

Hạ thân nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể xảy ra bất thường và bắt đầu xuống thấp dưới 35°C [nhiệt độ này khi đo ở hậu môn]. Do đó, nhiều trẻ bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ C cũng cần phải theo dõi sát. Hiện nay, tùy vào nhiệt độ của cơ thể khi bị hạ mà mức hạ thân nhiệt được chia ra các mức sau:

Hạ thân nhiệt nhẹ: 35-34°C

Hạ thân nhiệt trung bình: 34-32°C

Hạ thân nhiệt nặng: 32-25°C

Hạ thân nhiệt nguy kịch: dưới 25°C

Cách cứu người hạ thân nhiệt

Khi phát hiện bệnh nhân hạ thân nhiệt phải gọi ngay cho xe cấp cứu để đưa người bệnh đến cơ sở y tế. Trong khi chờ đợi lực lượng y tế đến, cần giúp nạn nhân:

Cởi bỏ lớp quần áo ướt cho nạn nhân và thay bằng quần áo khô ráo.

Sưởi ấm: Đắp nhiều lớp chăn khô hoặc áo choàng, sưởi ấm bằng nệm nước ấm và đặt nạn nhân nằm ở những nơi tránh gió lùa, che kín đầu.

Cho nạn nhân uống nước ấm hoặc uống cháo nóng, thức uống không chứa caffein;

Theo dõi nhịp thở của nạn nhân để có thể hà hơi thổi ngạt kịp lúc khi có biểu hiện thở chậm hoặc nông trầm trọng;

Không nên chườm nóng trực tiếp hoặc dùng đèn sưởi, nệm sưởi làm ấm, không cố làm ấm tay và chân vì sẽ đẩy máu lạnh về tim, phổi dẫn đến hạ thân nhiệt trung tâm và tử vong;

Không chà xát, xoa bóp quá mạnh để tránh nguy cơ ngừng tim.

Khi đã đến cơ sở y tế và tình trạng bệnh nặng, nhân viên y tế sẽ sử dụng phác đồ điều trị hạ thân nhiệt như: cần hô hấp nhân tạo bằng cách đặt nội khí quản khi có giảm thông khí nặng và rối loạn ý thức. Đồng thời, truyền dịch bicarbonat, dung dịch điện giải, máu hoặc plasma tùy nguyên nhân hạ thân nhiệt, thận trọng và truyền dịch từ từ. Sau đó có thể hút dạ dày hoặc đặt ống thông hậu môn để chống liệt ruột cơ năng. Chú ý, không dùng thuốc co mạch vì sẽ làm cản trở ngoại biên dễ gây phù phổi cấp.

Tình trạng lượng nhiệt mất đi nhiều hơn lượng nhiệt được cơ thể sinh ra gọi là hạ thân nhiệt. Thân nhiệt thấp hơn 35°C có thể gây đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.

Vậy, do đâu bạn bị hạ thân nhiệt? Cần làm gì khi nhiệt độ cơ thể hạ thấp đột ngột? Mời bạn cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết sau.

Tìm hiểu chung

Hạ thân nhiệt là gì?

Nhiệt độ trung bình của một người là 37°C. Nếu nhiệt độ cơ thể thấp hơn con số này, bạn đang bị hạ thân nhiệt. Các chuyên gia đánh giá cao mức độ nghiêm trọng của vấn đề này vì nếu nó không sớm được can thiệp, tim, hệ thần kinh và nhiều cơ quan khác sẽ bị rối loạn chức năng, từ đó đẩy người bệnh vào tình thế nguy hiểm.

Những ai thường bị hạ nhiệt độ cơ thể?

Những người thường gặp chứng thân nhiệt thấp phần lớn là người già và trẻ nhỏ ở vùng ôn đới và hàn đới do khí hậu khắc nghiệt vào mùa đông. Những người bị hạ thân nhiệt đều cần phải nhập viện càng sớm càng tốt. Bạn có thể hạn chế khả năng hạ thân nhiệt ở trẻ em bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng cho thấy nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường?

Những dấu hiệu và triệu chứng hạ thân nhiệt thường bao gồm:

  • Cảm thấy lạnh
  • Rùng mình liên tục
  • Nổi da gà
  • Môi thâm
  • Có cảm giác cơ thể không đủ ấm
  • Trẻ bị hạ thân nhiệt có thể bị ửng đỏ, da lạnh ngắt và yếu ớt

Nếu tình trạng thân nhiệt thấp diễn ra trong thời gian dài, hiện tượng rùng mình có thể biến mất và thay vào đó, người bệnh bắt đầu lú lẫn và vụng về. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ có một số biểu hiện như:

  • Nói ấp úng
  • Mất thăng bằng
  • Nhịp tim khi giảm hoặc bị loạn nhịp
  • Bỏng lạnh
  • Hoại tử
  • Cước chân tay vì rét
  • Nứt gót

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bạn cần được cấp cứu ngay khi có biểu hiện thân nhiệt thấp hơn bình thường hoặc có các dấu hiệu và triệu chứng kể trên. Đặc biệt, nếu bạn có tình trạng sức khỏe xấu như mắc bệnh tiểu đường và bị hạ thân nhiệt hãy đi khám bác sĩ ngay.

Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Vì vậy, hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân hạ thân nhiệt là gì?

Hầu hết trường hợp, thân nhiệt thấp hơn bình thường khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh mà không được bảo vệ hoặc thời tiết trở lạnh đột ngột. Quần áo ướt và gió mạnh, tình trạng da nhiễm lạnh sẽ dẫn đến hiện tượng giảm nhiệt. Ngâm mình trong nước lạnh quá lâu cũng dẫn đến hạ thân nhiệt. Uống nhiều rượu cũng có thể là nguyên nhân hạ thân nhiệt.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ hạ thân nhiệt?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường có thể kể đến như sau:

  • Độ tuổi: càng lớn tuổi, bạn càng dễ bị chứng thân nhiệt thấp. Bên cạnh đó, hạ thân nhiệt ở trẻ em cũng là một tình trạng phổ biến mà bố mẹ nên đề phòng
  • Nghiện rượu hoặc thuốc phiện
  • Đang sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc gây nghiện, thuốc chống trầm cảm
  • Có sức khỏe yếu

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiệt độ cơ thể thấp?

Bác sĩ sẽ nghĩ tới khả năng bạn bị hạ thân nhiệt nếu bạn bắt đầu có triệu chứng ở môi trường lạnh như ngoài trời mùa đông. Một nhiệt kế đặc biệt sẽ được dùng để đo nhiệt độ cơ thể và độ giảm nhiệt [thường có sẵn ở phòng cấp cứu] để chẩn đoán. Các quy trình kiểm tra khác sẽ xác định mức độ tổn thương của các cơ quan gồm điện tim, xét nghiệm và chụp X-quang.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hạ thân nhiệt?

Trước khi cấp cứu đến, người bệnh phải được đưa ra khỏi nơi lạnh và được làm ấm bằng cách:

  • Nên cởi bỏ quần áo ướt và mặc quần áo khô
  • Đắp nhiều lớp chăn khô hay áo choàng để giữ ấm
  • Bạn có thể dùng thức uống ấm không caffein
  • Tránh gió lùa

Ngoài ra, bạn cần lưu ý không nên để trẻ bị hạ thân nhiêt tiếp xúc nhiệt trực tiếp như nước nóng hay miếng dán cung cấp nhiệt để tránh tình trạng bé bị bỏng.

Ngoài ra, một người bị hôn mê do thân nhiệt thấp sẽ cần được cấp cứu càng sớm càng tốt. Bác sĩ có thể điều trị bằng các cách ngâm trong dung dịch làm ấm hoặc khí làm ấm.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hạ thân nhiệt?

Những thói quen sinh hoạt dưới đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến hạ thân nhiệt ở trẻ em và người lớn tuổi:

  • Mặc ấm khi trời lạnh
  • Tăng cường chăm sóc sức khỏe đối với trẻ nhỏ và người già
  • Nạp đủ lượng calo và lượng nước cần thiết
  • Thận trọng với mọi thay đổi thời tiết và có kế hoạch rõ ràng
  • Thay quần áo ướt ngay và mặc vào quần áo khô
  • Ra khỏi vùng nước lạnh ngay lập tức. Chậm trễ vài phút có thể nguy hiểm tính mạng

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề