Trader chứng khoán là gì

Trader là gì?

Từ tiếng Anh “trader” dịch ra tiếng Việt còn có nghĩa là “người thực hiện giao dịch”. Khái niệm này dùng để chỉ những người trực tiếp giao dịch, hưởng chênh lệch từ quá trình mua đi bán lại loại hình tài sản nào đó.

Trader chứng khoán là gì
Trader là gì?

Trong môi trường giao dịch Forex, chứng khoán, trader còn dùng để chỉ những cá nhân thực hiện các lệnh giao dịch. Chẳng hạn như mua bán ngoại tệ, cổ phiếu, coin,.. Từ hoạt trao đổi này, họ sẽ kiếm lời từ chính khoản chênh lệch. Hoặc có trường hợp khoản chênh lệch đó lại là số tiền thua lỗ khi đặt lệnh giao dịch không đúng diễn biến thị trường.

Trader là gì?

Trong thị trường tài chính, Trader là thuật ngữ dùng để chỉ các cá nhân thực hiện các giao dịch, mua bán các sản phẩm tài chính ngoại hối (Forex – Foreign Exchange) như: ngoại tệ, hối phiếu, cổ phiếu, chứng khoán, cặp tiền tệ trên thị trường forex, chỉ số, vàng bạc, cryptocurrency ( tiền mã hóa)…v..v.dưới danh nghĩa bản thân hoặc đại diện cho tổ chứcå/ cá nhân khác. Họ là các mắt xích trung tâm của toàn bộ hệ thống kinh doanh tài chính. Trader ( ngược với Investor) thực chất chỉ sự đầu tư mang tính ngắn hạn và kiếm lợi nhuận thông qua chênh lệch giá cả.

  • Coin68 Blog: 3 loại trader đang “đá đít” bạn mỗi ngày
  • Dành cho Trader: Cách xử lí “Nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội”

Đây là công việc đòi hỏi áp lức cao, sự kiên nhẫn, lượng kiến thức lớn và nhiều kinh nghiệm nhưng đem lại cho người dùng sự tự do về tài chính.

Trader chứng khoán là gì
Trader là gì (Ảnh minh họa)

Trader là gì? 4 phong cách giao dịch của Trader

11/24/2021 • 17 phút đọc

Trader là một thuật ngữ đã trở nên rất quen thuộc trong thị trường tài chính Việt Nam, thế nhưng có nhiều người vẫn còn băn khoăn về công việc này và không thực sự hiểu nghề Trader là gì. Ngoài ra, còn rất nhiều người nhầm lẫn giữa khái niệm Trader – nhà giao dịch với Investor – nhà đầu tư. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận và làm rõ những vấn đề này.

Anh em có thể đã nhiều lần nghe đến thuật ngữ Trader, thậm chí từ trước khi bước chân vào thị trường Forex. Trên thực tế, với sự phổ biến của thị trường Forex như hiện nay, thì chúng ta có thể hiểu khái niệm này một cách rất đơn giản là những người “chơi” Forex. Mặc dù cách hiểu như vậy không hề sai, nhưng để có thể hiểu một cách đúng và đủ nhất rằng Trader là gì thì chúng ta cần thảo luận kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

Trader là gì?

  • Lê Thị Phương Lan
  • 19/07/2021, 05:02 pm
  • 1,204

Thị trường tài chính là một thị trường vô cùng rộng lớn và vì thế các cá nhân, tổ chức tham gia thị trường cũng có nhiều mục đích khác nhau như đầu tư, đầu cơ, Hedge, Trade, v.v… Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu Trader là gì? Cùng với đó là những điều cần biết để giúp bạn đi nhanh hơn trên con đường trở thành một Trader chuyên nghiệp.

Người giao dịch chứng khoán

Khái niệm

Người giao dịch chứng khoán trong tiếng Anh là Stock Trader.

Người giao dịch chứng khoán lànhà đầu tưtrên thị trường tài chính, có thể là chuyên gia giao dịch đại diện cho một công ty tài chính hoặc một cá nhân tự giao dịch.

Người giao dịch chứng khoán tham gia vào thị trường tài chính theo nhiều cách khác nhau.

Người giao dịch cá nhân thường mua và bán chứng khoán thông qua một người môi giới hoặc một đại lí khác. Người giao dịch tổ chức thường được tuyển dụng bởi các công ty quản lí đầu tư, quản lí danh mục đầu tư, quĩ hưu trí hoặc quĩ phòng hộ.

Do đó, người giao dịch tổ chức có thể có ảnh hưởng lớn hơn trên thị trường vì giao dịch của họ lớn hơn nhiều so với những người giao dịch cá nhân.

Trở thành một người giao dịch chứng khoán đòi hỏi một sự đầu tư về vốn và thời gian, cũng như nghiên cứu và kiến thức về thị trường.

Đặc điểm của Người giao dịch chứng khoán

Người giao dịch chứng khoán là những người giao dịch chứng khoán vốn. Mục tiêu chính của họ là mua và bán cổ phiếu ở các công ty khác nhau và cố gắng thu lợi nhuận ngắn hạn từ biến động giá cổ phiếu cho chính họ hoặc cho khách hàng của mình.

Người giao dịch đóng một vai trò quan trọng trên thị trường bởi vì họ cung cấpthanh khoảncần thiết, giúp cả người đầu tư và những người giao dịch khác.

Các yếu tố mà các người giao dịch chứng khoán có xu hướng tập trung vào bao gồm:

- Cung và cầu: Người giao dịch chứng khoán quan sát giao dịch của họ trong một ngày bằng cách kiểm tra giá cả và tiền di chuyển trên thị trường như thế nào.

- Mô hình giá: Người giao dịch chứng khoán thường sử dụng phân tích kĩ thuật để xác định cách cổ phiếu sẽ di chuyển.

Mặc dù có nhiều phong cách giao dịch, nhưng người giao dịch có xu hướng rơi vào ba loại khác nhau: người giao dịch có thông tin, người giao dịch không am hiểu và người giao dịch trực quan.

Người giao dịch am hiểu(Informed trader) là những người giao dịch sử dụng phân tích cơ bản và kĩ thuật và thực hiện các giao dịch được thiết kế để đánh bại thị trường rộng lớn hơn.

Một người giao dịch sử dụng phân tích cơ bản có thể tập trung vào thu nhập, dữ liệu kinh tế và các tỉ số tài chính. Một người giao dịch cơ bản có thể bắt đầu giao dịch bằng cách sử dụng phân tích các số liệu này để dự đoán tin tức tốt hay xấu ảnh hưởng đến một số cổ phiếu và ngành công nghiệp nhất định.

Mặt khác, các người giao dịch sử dụng phân tích kĩ thuật dựa vào các biểu đồ, đường trung bình trượt, mô hình và động lượng để đưa ra các quyết định quan trọng.

Người giao dịch không am hiểu (Uninformed trader) có cách tiếp cận ngược lại với những người giao dịch am hiểu.

Người giao dịch không am hiểu không hành động dựa trên phân tích cơ bản mà thay vào đó là tin đồn hoặc sự đi lên của thị trường tại thời điểm đó.

Người giao dịch không am hiểu đôi khi đưa ra quyết định dựa trên sự biến động và cố gắng tận dụng nó để kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, một số người giao dịch không am hiểu cũng sử dụng phân tích kĩ thuật.

Người giao dịch trực quan (Intuitive trader) có xu hướng trau dồi và sử dụng bản năng của mình để tìm cơ hội thực hiện giao dịch. Mặc dù họ có thể sử dụng các công cụ như biểu đồ và báo cáo nghiên cứu, nhưng họ thường dựa vào kinh nghiệm của chính họ.

Ví dụ, người giao dịch trực quan có thể có kinh nghiệm khi thấy thị trường bị ảnh hưởng bởi những người quan trọng, các sự kiện và việc sáp nhập lớn, dẫn đến họ hiểu và có thể giao dịch chứng khoán.

Phân loại Người giao dịch chứng khoán

Có nhiều kiểu người giao dịch chứng khoán, thường mô tả các chiến lược và triết lí giao dịch của người giao dịch.

Người giao dịch trong ngày

Người giao dịch trong ngày(Day trader) được sử dụng để mô tả một người vào và ra khỏi nhiều vị thế trong một ngày. Những người giao dịch này không bao giờ giữ một vị thế từ ngày này sang ngày khác, đó là lí do tại sao họ được gọi là người giao dịch trong ngày.

Người giao dịch hàng ngày có xu hướng giao dịch chứng khoán, quyền chọn, tiền tệ, hợp đồng tương lai và thậm chí cả tiền điện tử.

Người giao dịch lướt sóng

Người giao dịch lướt sóng(Swing trader) mất nhiều thời gian hơn để theo dõi cổ phiếu trong khi vẫn đánh giá các cơ hội có sẵn.

Người giao dịch lướt sóng có thể giữ một vị thế trong nhiều ngày với mục tiêu nắm bắt hết phần lớn di chuyển trong giá của chứng khoán.

Người giao dịch lướt sóng có thể nghiên cứu thị trường trong nhiều ngày hoặc vài tuần trước khi thực hiện giao dịch, mua khi có xu hướng tăng và bán khi thị trường dự kiến đạt đỉnh.

Người giao dịch lướt sóng giống như nhiều người giao dịch khác, sử dụng các mô hình và phân tích kĩ thuật để tìm kiếm các điểm vào và điểm ra.

Người giao dịch mua và nắm giữ

Người giao dịchmua và nắm giữ(Buy and hold trader) là người giao dịch dài hạn. Cách giao dịch này phổ biến nhất, trong đó người giao dịch mua cổ phiếu của một công ty mạnh, trái ngược với xu hướng đang thịnh hành.

Người giao dịch này không tập trung vào biến động giá ngắn hạn bởi vì mục tiêu của họ là nắm giữ trong nhiều năm với niềm tin rằng giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng giá theo thời gian, cùng với bối cảnh kinh tế.

Người giao dịch mua và nắm giữ có thể tiếp tục nắm giữ một cổ phiếu trong suốt thời kì suy thoái kinh tế và vượt qua được giai đoạn suy thoái đó.

Người giao dịch thuận xu thế

Người giao dịchthuận xu thế(Momentum trader) có mộtvị thế muahoặcvị thế bánmột cổ phiếu, tập trung vào sự tăng tốc của giá cổ phiếu, hoặc doanh thu hoặc thu nhập của công ty. Họ giữ các vị thế này với giả định rằng xu thế sẽ tiếp tục.

Giao dịch thuận xu thế liên quan đến việc tận dụng sự biến động của giá thị trường, bằng cách tham gia vào các giao dịch ngắn hạn và bán chứng khoán khi xu thế đảo ngược.

Người giao dịch thuận xu thế không ngừng tìm kiếm các đợt sóng thị trường tiếp theo.

Người giao dịch KISS

Người giao dịch của KISS tin rằng các giải pháp đơn giản nhất là những giải pháp tốt nhất và họ tuân theo nguyên tắc chung là giữ cho nó đơn giản trong các giao dịch của họ. Tất nhiên, những người giao dịch KISS thành công không nên bỏ qua tất cả các phân tích và chỉ số kĩ thuật, nhưng họ có xu hướng tuân theo nguyên tắc: Lời giải thích đơn giản nhất là lời giải thích tốt nhất.

Người giao dịch chứng khoán so với Nhà đầu tư chứng khoán

Khái niệm người giao dịch chứng khoán không nên nhầm lẫn với người đầu tư chứng khoán (Stock investor).

Người giao dịch chứng khoán có tổ chức sử dụng tiền của công ty và thường tập trung vào các giao dịch ngắn hạn. Nhà đầu tư chứng khoán sử dụng tiền của mình để mua chứng khoán và thường không phải là người giao dịch ngắn hạn, mặc dù, một số người giao dịch cá nhân cũng là người giao dịch ngắn hạn.

Hầu hết những nhà đầu tư chứng khoán có xu hướng mua một cổ phiếu và nắm giữ nó để tạo ra một khoảnlãi về vốnhoặc thu nhập cổ tức.

Một số nhà đầu tư chứng khoán nắm giữ các vị thế trong nhiều năm, đặc biệt nếu đó là một công ty vững chắc, ổn định với hồ sơ theo dõi nhất quán về việc trả cổ tức. Chiến lược thu nhập cổ tức rất phổ biến với người về hưu vì nó giúp tạo ra nguồn thu nhập sau khi về hưu.

(Theo Investopedia)

Trader chứng khoán là gì
Người giao dịch tại sàn (Floor Trader - FT) là gì? Các nội dung liên quan

05-12-2019 Người giao dịch theo tin tức (News Trader) là ai? Những đặc điểm cần lưu ý

11-03-2020 Người giao dịch dài hạn (Position Trader) là ai?

Trader là gì?

Trên thị trường tài chính, Trader là một cá nhân thực hiện các giao dịch mua/bán các sản phẩm tài chính như các cặp tiền trên thị trường forex, các loại chứng khoán, chỉ số, vàng, bạc, cryptocurrency,.. dưới danh nghĩa của bản thân mình hoặc đại diện cho tổ chức / cá nhân khác. Khi nói đến Trader là nói đến sự đầu cơ mang tính ngắn hạn và tìm kiếm lợi nhuận thông qua sự chênh lệch giá cả, trái ngược với thuật ngữ Investor(nhà đầu tư) là những người giao dịch trong khung thời gian dài hạn hơn.

Hiện nay, nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, lựa chọn Trader như là một công việc của mình. Công việc của một Trader đòi hỏi phải chịu áp lực cao, yêu cầu nhiều kiến thức, kinh nghiệm, nhưng bù lại là khả năng có được lợi nhuận cao và đem đến sự tự do về tài chính.

Có những kiểu Trader nào?

Có rất nhiều kiểu Traderkhác nhau, nhưng mình có thể kể ra một số kiểu phổ biến nhất như sau:

1. Day Trader – Trader trong ngày

Day Trader là người giao dịch các sản phẩm tài chính với thiên hướng là mua / bán và chốt lệnh trong cùng ngày, trước khi thị trường đóng cửa. Tùy vào cách thức giao dịch, day trader có thể vào vài lệnh đến hàng trăm lệnh mỗi ngày.

Trader chứng khoán là gì

2. Floor Trader – Trader trên sàn

Floor Trader là thành viên của sàn giao dịch chứng khoán hoặc hàng hóa và thường giao dịch trên sàn với tài khoản riêng của họ. Floor Trader thường phải tuân thủ luật giống như những Specialist của sàn, những người trade đại diện cho người khác. Muốn làm floor trader thì phải tuân theo quy trình và có bằng cấp bắt buộc.

3. High Frequency Trader – HFT Trader

Đây là từ ngữ nổi tiếng thời gian gần đây. HFT Trader đa số sử dụng thuật toán và giao dịch với tốc độ cao và khối lượng giao dịch lớn nhằm ăn chênh lệch lời lỗ rất nhỏ, nhưng đánh nhiều lệnh trong 1 ngày và cuối cùng là kiếm được lơi nhuận lớn. Chiến thuật này thường nhắm đến tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro cao hơn nhiều so với các chiến thuật cổ điển là mua và nắm giữ. Các HFT Trader này thường đóng vai trò quan trọng tạo ra các cú flash crash – cú sập giá nhanh – trong thị trường thời gian gần đây.

4. Rogue Trader – Trader giả mạo

Rogue Trader thường là các Trader thuê và đặt lệnh thay mặt cho bên thuê mình (theo 1 điều khoản công việc nào đó) nhưng lại đặt những lệnh vượt quá thẩm quyền. Từ Rogue Trader này được sử dụng nhiều trong thị trường tài chính, nơi có nhiều Rogue Trader đã từng tạo ra những giao dịch đặc biệt lớn và không được sự đồng ý của công ty họ.

Ngoài ra còn có những kiểu Trader khác như Stock Trader của dân chứng khoán, hay phân loại Day Trader, Swing Trader, Position Trader….tùy theo thời gian nắm giữ lệnh.

Dù là kiểu Trader gì đi chăng nữa thì cũng nên nhớ, mục tiêu của chúng ta là quản lý rủi ro thật chặt chẽ và kiếm được lợi nhuận dài hạn trên thị trường.