Tham luận về nghiên cứu khoa học của sinh viên

BÀI THAM LUẬN

CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG GIẢNG DẠY

Phạm Thị Thuỳ (GV Sinh)

Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành trung ương Khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) khẳng địnhGiáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đờiTrong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo hiện nay thì đổi mới giáo dục phổ thông đóng vai trò quan trọng. Để góp phần trong đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục sau đây tôi xin có một vài ý kiến tham luận về công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cao trong giảng dạy.

Nghiên cứu khoa học đối với GV giúp GV nâng cao hiểu biết chuyên môn, say mê với lĩnh vực kiến thức mình đang giảng dạy từ đó giúp truyền lửa và nhiệt huyết cho học sinh.Nghiên cứu khoa học đối với học sinh là sân chơi bổ ích giúp các em áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống, học đi đôi với hành; tiếp cận, làm quen với phương pháp, kỹ năng NCKH, tạo đà cho các bậc học tiếp theo; tạo sự tự tin, tìm tòi và sáng tạo; rèn luyện cách làm việc tự lực, làm việc nhóm, tính tích cực, chủ động, hứng thú trong học tập và sinh hoạt. Từ đó phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh ở một số môn học có liên quan, phát hiện các tài năng để bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Trong thời gian qua đã có nhiều cuộc thi được mở ra giúp GV và HS tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học.Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện đề tài, dự án NCKH trong các trường phổ thông thời gian qua được đánh giá còn khiêm tốn. Trong đó, số đề tài nghiên cứu đối với giáo viên chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp là sáng kiến kinh nghiệm hay NCKH sư phạm ứng dụng phục vụ cho công tác giảng dạy; chất lượng các đề tài nghiên cứu của học sinh chưa mang lại hiệu quả cao. trên thực tế, NCKH vẫn còn là một hoạt động khá mới mẻ với học sinh trường phổ thông, hầu hết các em đều bỡ ngỡ khi tiếp cận với khái niệm này. Vì vậy, vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng.

Để nâng cao chất lượng NCKH tại các trường phổ thông cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như:

Một là: Tổ chức truyền thông rộng rãi về mục đích, ý nghĩa, nội dung, kế hoạch các cuộc thi,, từ đó nâng cao nhận thức cho các đơn vị, cá nhân, xã hội về việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo thông qua NCKH.

Hai là: Nâng cao năng lực nghiên cứu cho học sinh và giáo viên:Tổ chức các hoạt động hội thảo, tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh về phương pháp, kỹ năng NCKH;; tạo điều kiện, khuyến khích để học sinh, giáo viên tham gia hội nghị, hội thảo khoa học và triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

Ba là: Cần có chế độ ưu tiên, khuyến khích đối với giáo viên, người hướng dẫn NCKH, học sinh đoạt giải cấp cơ sở; người có nhiều đóng góp tích cực trong Cuộc thi, kịp thời khích lệ, động viên, khuyến khích những học sinh có thành tích cao trong các Cuộc thi khoa học và kỹ thuật, ý tưởng sáng tạo cấp tỉnh, cấp quốc gia, quốc tế; Từng bước đầu tư hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ dạy học và nghiên cứu, đồng thời cần có chiến lược và kế hoạch để xây dựng hoạt động học tập gắn kết với phong trào NCKH của học sinh; Tranh thủ mọi nguồn lực để hỗ trợ cho hoạt động NCKH và tổ chức các Cuộc thi cấp cơ sở.

Bốn là: các giáo viên, trước hết là những giáo viên trực tiếp hướng dẫn, phải đào sâu nghiên cứu, mở rộng kiến thức của mình, để không trở nên tụt hậu, người thầy cần khơi gợi kiến thức, hướng dẫn, định hướng học sinh phương pháp tìm tòi tri thức mới và quan trọng là giúp các em phát huy tối đa khả năng chủ động, sáng tạo của mình trong việc thu nhận kiến thức

Ngoài nghiên cứu khoa học thì việc ứng dụng công nghệ cao đặc biệt là công nghệ thông tin vào giảng dạy là điều kiện tiên quyết để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này. Xu hướng áp dụng công nghệ cao là xu thế chung cho giảng dạy, đào tạo trong giáo dục ở tương lai. Công nghệ có thể giúp mở rộng trải nghiệm học tập nhờ xóa bỏ các bức tường lớp học và cho phép tương tác và kết nối rộng rãi để có môi trường học tập phong phú hơn.Công nghệ hứa hẹn sẽ đưa lại những kết quả học tập tốt hơn kèm theo chi phí được giảm thiểu.

Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ cao vào giảng dạy ở trường phổ thông hề không đơn giản Ví dụ như ở trường THPT Trần Phú vấn đề này gặp phải một số rào cản như: Trình độ, kiến thức về CNTT, kỹ năng sử dụng máy tính và các phương tiện hỗ trợ của giáo viên không đồng đều. Nhiều học sinh rất ít có điều kiện tiếp xúc với máy tính hoặc một số em chưa từng biết sử dụng máy tính; tư duy dạy học truyền thống còn ăn sâu trong tư tưởng của nhiều GV; Khi ứng dụng công nghệ có thể dẫn đến trường hợp lạm dụng hay sử dụng tràn lan không hiệu quả hay không phù hợp với môn học.

Để giúp khắc phục những khó khăn gặp phải tôi xin đề ra một số giải pháp như sau: Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy. Cần làm cho GV thấy việc ứng dụng CNTT không quá khó và họ hoàn toàn có thể thực hiện được.Phân công cho ít nhất một giáo viên có đủ năng lực và tâm huyết phụ trách công việc này, sẵn sàng tạo điều kiện cho giáo viên học tập và tham gia các lớp tập huấn để nâng cao năng lực, chịu trách nhiệm chính để được tập huấn và hỗ trợ đồng nghiệp trong tổ công tác soạn giảng với CNTT.Tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng ở nhiều quy mô khác nhau về kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm hỗ trợ soạn giảng. Các lớp tập huấn này được tổ chức theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hàng ngày và phải bắt đầu từ những kỹ năng đơn giản nhất như cách tra cứu và tìm kiếm thông tin, cách chuyển đổi các loại phông chữ, cách sử dụng một số phương tiện như máy chiếu, máy quay phim, chụp ảnh, các bước soạn một bài trình chiếu, các phần mềm thông dụng, cách thiết kế bài kiểm tra, mà báo cáo viên chính là đội ngũ cốt cán của trường.