Tại sao ông phong bị điều chuyển

Chiều 20/8, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã có quyết định phân công lại nhiệm vụ phụ trách công tác phòng, chống dịch COVID-19 cho các thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TPHCM.

Theo đó, ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND TPHCM được phân công phụ trách, chỉ đạo hoạt động của Tổ Điều phối nguồn nhân lực TPHCM.

Ông Ngô Minh Châu, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, Phó Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 phụ trách hoạt động an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn TPHCM.

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch CCOVID-19 phụ trách công tác tiếp nhận, đàm phán, mua và tiêm vắc xin phòng COVID-19, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong khu công nghệ cao.

Ông Nguyễn Thành Phong gặp gỡ và đối thoại với các hộ dân đang khiếu nại tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm- ảnh tư liệu trước 27/4.

Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, Phó Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 phụ trách công tác phòng, chống dịch tại doanh nghiệp bên ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

Ông Phạm Đức Hải, nguyên Phó Chủ tịch HĐND TPHCM, Phó Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong khu chế xuất, khu công nghiệp và phụ trách việc phát ngôn của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TPHCM.

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM, Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 làm thành viên của Trung tâm Tiếp nhận và hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn bởi dịch COVID-19, phụ trách triển khai Túi thuốc điều trị F0 tại nhà và cơ sở điều trị.

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong tặng lương thực thực phẩm thiết yếu hỗ trợ các hộ nghèo gặp khó khăn bởi dịch COVID-19

Như đã đưa tin, ngày 20/8/2021, Bộ Chính trị đã có Quyết định điều động, phân công đối với ông Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM.

Theo Quyết định của Bộ Chính trị, ông Nguyễn Thành Phong thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Phó Bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2020 – 2025, Chủ tịch UBND TPHCM nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Ông Nguyễn Thành Phong được điều động và phân công giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Ngày 25/8, trước khi HĐND TPHCM khóa X miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TPHCM đối với ông Nguyễn Thành Phong, phát biểu chỉ đạo kỳ họp, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên chia sẻ: Khi nhận quyết định phân công và điều động của Bộ Chính trị, Chủ tịch TPHCM Nguyễn Thành Phong đã nói với ông: “Tôi rất áy náy khi phải rời thành phố lúc này”. Và, ông Nên đã đáp lại: “Chúng ta đã cố gắng hết sức".

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên chia sẻ với HĐND TPHCM cảm xúc của người đứng đầu chính quyền TPHCM khi nhận quyết định rời vị trí chiến đấu chống COVID-19

Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, hơn 2 tháng qua là quãng thời gian vô cùng khốc liệt. Cả hệ thống chính trị TPHCM đã căng mình ứng phó với đại dịch COVID-19, nỗ lực hết sức để ngăn chặn dịch, hạn chế số ca tử vong và cố gắng tối đa để bảo đảm an sinh xã hội cho người dân.

Trong phát biểu chia tay, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong một lần nữa chia sẻ những trăn trở về công tác phòng chống dịch COVID-19.

Ông nói, thành phố không thể tưởng tượng nổi số ca nhiễm hiện nay đã lên đến hơn 170.000 trường hợp, trong đó hơn 7.000 người đã tử vong. Đây là những con số không mong muốn nhưng TPHCM đã phải đối mặt.

Ông Nguyễn Thành Phong thừa nhận, từ đầu đợt dịch lần thứ tư (ngày 27/4) đến nay, TPHCM đã trải qua hơn 90 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo nhiều cấp độ khác nhau nhưng tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.

“Chiến thắng dịch COVID-19, đưa cuộc sống người dân, đưa TPHCM trở lại trạng thái bình thường mới chỉ có một phương án duy nhất là cùng đoàn kết, đồng lòng hành động và chiến thắng”, ông Phong nhận xét.

Bên lề kỳ họp, trao đổi với Tiền Phong, một số đại biểu HĐND TPHCM chia sẻ nguyên Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cũng còn nhiều trăn trở vì chưa làm tròn lời hứa với người dân đang khiếu nại tại dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên tặng hoa chúc mừng ông Nguyễn Thành Phong nhận nhiệm vụ mới

Cuối năm 2018, khi Thanh tra Chính phủ công bố thông báo kết luận về dự án này, ông Nguyễn Thành Phong đã dành nhiều buổi tiếp xúc với người dân Thủ Thiêm.

Thay mặt chính quyền TPHCM các thời kỳ, ông bày tỏ: “Tận đáy lòng mình, tôi chân thành xin lỗi người dân Thủ Thiêm vì những sai phạm khi thực hiện quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Chính quyền thấy rõ trách nhiệm và thực tâm giải quyết, làm hết sức mình vì quyền lợi chính đáng của người dân Thủ Thiêm, kiên quyết không khoan nhượng với các hành vi sai trái”.

Lãnh đạo chủ chốt TPHCM hội ý trước phiên khai mạc kỳ họp thứ 2. Ông Phan Văn Mãi (ngoài cùng bên phải) đã được bầu làm Chủ tịch UBND TPHCM thay ông Nguyễn Thành Phong

Tuy nhiên, dù Ban Thường vụ Thành ủy đã thống nhất, HĐND TPHCM khóa IX, nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã ban hành Nghị quyết về chính sách bồi thường hỗ trợ bổ sung cho hơn 330 hộ dân khu 4,3 ha ngoài ranh quy hoạch của dự án nhưng đến nay người dân vẫn chưa được chính quyền giải quyết rốt ráo.

Điểm “nóng” về khiếu nại tại dự án Khu công nghệ cao cũng tương tự. HĐND TPHCM đã có Nghị quyết về chính sách bồi thường hỗ trợ bổ sung. Song đến nay, nhiều hộ dân vẫn chưa nhận tiền, nhận nền tái định cư, phải sinh sống tạm bợ trong các khu tạm cư.

Cuối tháng 6 vừa qua, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất HĐND TPHCM khóa X, ông Nguyễn Thành Phong đã gửi gắm nhiều dự định, hoài bão vào chương trình hành động của nhiệm kỳ mới.

Ông Nguyễn Thành Phong phát biểu nhậm chức sau khi tái đắc cử chức vụ Chủ tịch UBND TPHCM tại kỳ họp thứ nhất HĐND TPHCM khóa X

Ông cam kết sẽ tôn trọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, luôn cầu thị lắng nghe; không quan liêu, tham nhũng, luôn lấy lợi ích của Đảng, Nhà nước, nhân dân làm cơ sở cho mọi hành động; thường xuyên đi cơ sở, hết lòng phục vụ nhân dân, không ngừng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, an ninh, an toàn cho người dân…

"Đảng bộ và chính quyền, nhân dân TPHCM trân trọng cảm ơn nỗ lực và tâm huyết mà anh Tư Phong đóng góp thời gian qua. Đặc biệt, hơn 80 ngày đêm cùng nhau căng mình ứng phó với đại dịch chưa từng có trong lịch sử. Chúng ta sẽ không bao giờ quên thời khắc quan trọng này", Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên chia sẻ.

Ông Phong hứa sẽ tập trung phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên ứng dụng khoa học công nghệ; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; phát triển văn hóa - xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế, xử lý tiếng ồn, ùn tắc, ngập nước, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Ông cũng nguyện đem hết tâm sức, trí tuệ, tập trung triển khai thật tốt các nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ đề ra.

"Nhiệm vụ đầu tiên và ưu tiên hàng đầu là khống chế, kiểm soát bằng được đại dịch COVID-19…”, ông Phong cam kết.

Một số cam kết của nguyên Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã được thực hiện nhanh chóng, đơn cử như gói hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các dự định, kế hoạch của ông cho nhiệm kỳ này chưa triển khai.

Ông Nguyễn Thành Phong nhận công tác mới chỉ sau 2 tháng trúng cử đại biểu HĐND TPHCM nhiệm kỳ 2021-2026, được bầu và tái đắc cử chức vụ Chủ tịch UBND TPHCM.

Ngày 24/8, tại kỳ họp thứ 2 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã tiến hành miễn nhiệm chức danh Chủ tịch UBND TPHCM đối với ông Nguyễn Thành Phong để nhận nhiệm vụ mới.

HĐND TPHCM đã bầu ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TPHCM giữ chức vụ Chủ tịch UBND TPHCM thay ông Nguyễn Thành Phong.

Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, việc điều động, phân công ông Nguyễn Thành Phong giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế trung ương nằm trong phương án công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng. Việc quyết định thời điểm thực hiện đã được Bộ Chính trị cân nhắc kỹ lưỡng.

Tiểu sử và quá trình công tác của ông Nguyễn Thành Phong, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Link Video: //youtu.be/v0ONQQrnKD8  

Tin thay thế Nguyễn Thành Phong được Thoibao.de đưa tin từ nhiều tháng trước. Tuy nhiên vì Nguyễn Thành Phong đang nỗ lực thuyết phục Trung ương cho giữ chức và bản thân ông Phong cũng hứa hẹn rất nhiều. Đặc biệt là sau cuộc họp đầu tiên quốc hội khóa mới thấy ông Trọng không gọi tên Nguyễn Thành Phong, nhiều người nghĩ rằng, Nguyễn Thành Phong đã “tai qua nạn khỏi” Tuy nhiên chuyện đấu đá hậu trường chính trị ĐCS Việt Nam có nhiều chuyện khó lường.

Cái cớ để ông Nguyễn Thành Phong được ưu ái ở lại ghế cũ chính là vấn đề chống dịch. Từ đợt lockdown đầu tiên từ ngày 31/5 cho đến nay đã ngần 3 tháng, ông Nguyễn Thành Phong luôn là người đứng đầu công tác chống dịch. Việc thay ngựa giữa dòng e rằng, công tác chống dịch bị chệch choạc nên Trung ương không muốn. Dựa vào điều đó ông Nguyễn Thành Phong hứa rằng ‘Tôi tin sẽ kiểm soát được dịch’

Lúc đó ông Phong nói: ‘Với tinh thần quyết liệt, cụ thể và đồng bộ, tôi tin rằng TP kiểm soát được dịch’, Chủ tịch UBND TP.HCM nói khi đề nghị các quận, huyện và TP Thủ Đức kiên quyết thực hiện kế hoạch 2715, tranh thủ thời gian giãn cách để kiểm soát dịch.

Trong gần 3 tháng qua, ông Nguyễn Thành Phong tỏ ra là người mẫn cán, sông sáo thực hiện công tác chống dịch. Thứ nhất, đó là trách nhiệm của ông, thứ nhì đó là cái phao duy nhất để được ưu ái. Tuy nhiên thực tế thì tình hình dịch bệnh tại TP. HCm đang mất kiểm soát, điều này xem như cơ hội để được giữ lại chức là không còn.

Tình hình dịch bệnh TP. HCM vô cùng nghiêm trọng. Hiện nay tỷ lệ F0 ngoài cộng đồng đã tăng lên thanhg 82%, thành phố HCM xem như toang. Tình hình nguy cấp đến mức, chính quyền quyết định sẽ huy động quân đội vào cuộc để thực hiện công tác chống dịch.

Nguyễn Thành Phong đang chống dịch, có kẻ ngồi trên cao đang ngắm nghía ghế chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố HCM. Canh khi nào Nguyễn Thành Phong sẩy chân là chớp lấy cơ hội.

Nguyễn Thành Phong

Quyết định thay Nguyễn Thành Phong

Theo trang thông tin chính phủ, thì Bộ Chính Trị đã quyết định điều động, phân công ông Nguyễn Thành Phong giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Cùng ngày, Bộ Chính trị có Quyết định về việc bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Theo đó, Bộ Chính trị quyết định bổ nhiệm ông Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác quốc tế, Ban Tuyên giáo Trung ương giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Quyết định này là tin vui đối với ông Lê Hải Bình lại là tin buồn đối với ông Nguyễn Thành Phong. Ông Lê Hải Bình thì lên chức còn ông Nguyễn Thành Phong thì xem như bị giam lỏng.

Bộ Chính Trị quyết định rất nhanh, ngay ngày 20-8-2021, và thông báo cho báo chí biết. Có thể nói việc làm này của Bộ Chính Trị giống như một hành động đánh úp ông Nguyễn Thành Phong vậy. Rất bất ngờ.

Theo đó, Bộ Chính trị quyết định ông Nguyễn Thành Phong, ủy viên Trung ương Đảng, phó bí thư Thành ủy, chủ tịch UBND TP.HCM, thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Phó bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2020 – 2025, Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 – 2026; điều động, phân công giữ chức Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, chính quyền CS đanh cố tập trung thực hiện mục tiêu kép, để đạt các mục tiêu thì trước mắt. Có lẽ đã đến lúc cần phải thay Nguyễn Thành Phong vì ông Phong đang tỏ ra khá yếu kém

TP.HCM trở thành tâm dịch Covid-19 của cả nước, kể từ khi đợt dịch thứ tư bắt đầu ngày 27/4. Từ ngày 27/4 đến 6/7, TP.HCM đã ghi nhận hơn 6.900 trường hợp mắc Covid-19 và số ca tiếp tục tăng.

Từ 31/5 đến 14/6 thành phố giãn cách theo Chỉ thị 15, từ 15/6 đến 8/7 giãn cách theo Chỉ thị 10 của UBND TP HCM, từ 9/7 đến 15/9 theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng.

Trong đó có 26 ngày thành phố áp dụng thêm các biện pháp tăng cường như cấm ra đường, ngưng các hoạt động không thiết yếu sau 18h…

Tuy nhiên, số ca nhiễm trong cộng đồng chiếm tỷ lệ rất cao với 4.425 ca nhiễm tính từ 18h ngày 18/8 đến 18h30 ngày 19/8.

Trong bối cảnh thành phố vật lộn chống dịch mấy tháng qua, khả năng thay đổi nhân sự chủ tịch thành phố dường như lãng đi, nhưng điều gì đến cũng sẽ đến. Ông Nguyễn Thành Phong phải đi.

Nguyễn Thành Phong nỗ lực chống dịch

Tiểu sử Nguyễn Thành Phong

Sinh năm 1962, quê ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, ông Nguyễn Thành Phong trưởng thành bên Đoàn Thanh niên Cộng sản.

Vào Đại học Kinh tế TP.HCM, ông giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trường rồi giữ cương vị Bí thư Đoàn trường, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM, Ủy viên BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Năm 1999, ông giữ cương vị Bí thư Thành Đoàn TP.HCM kiêm Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP HCM.

Từ 2004 đến 2006, ông Phong làm Bí thư Trung ương Đoàn phụ trách phía Nam rồi Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Đến cuối 2006, ông quay về TP.HCM làm Bí thư Quận ủy quận 2.

Năm 2009, ông được điều động về Bến Tre làm Phó bí thư rồi Bí thư Tỉnh ủy.

Tháng 3/2015, Bộ Chính trị quyết định điều động ông thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre để giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2010-2015.

Cuối năm 2015, ông được bầu làm Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2011-2016 và giữ cương vị này cho đến nay.

Như vậy thì lần này ông Nguyễn Thành Phong rời TP. HCM khó có cơ hội trở lại như những lần trước. Lần này được ra trung ương nhưng không phải lên chức mà là giam lỏng. Vì sao người ta gọi vị trí này của ông Nguyễn Thành Phong là bị giam lỏng? Bởi vì trước đây, khi ông Đinh La Thăng bị kỷ luật, ông Nguyễn Phú Trọng cũng mang ra ngoài trung ương cho giữ chức phó ban kinh tế, chức mà ông Nguyễn Phú Trọng phân công Nguyễn Thành Phong giữ hôm may.

Với vị trí phó ban tuyên giáo trung ương thì khó có chuyện ông Nguyễn Thành Phong được thăng chức. Không bị vùi dập như Đinh La Thăng cũng là may mắn lắm rồi.

Trang Thông Tin Chính Phủ đã thông báo

Ở ban bí thư, vị trí trưởng ban kinh tế trung ương thì rất quyền lực nhưng vị trí phó trưởng ban kinh tế thì gần như không có thực quyền gì cả. Từ chỗ điều hành một thành phố đông dân nhất nước giờ ông Nguyễn Thành Phong ngồi âm thầm ở ban kinh tế, một vị trí hữu danh vô thực.

Ông Nguyễn Thành Phong cũng đã cố gắng vẫy vùng nhưng không được. Trò chơi quyền lực nhẫn tâm như vậy, dù cho có vận động, hay năn nỉ, hay hứa thì họ vẫn thay. Quyền lực ở Việt Nam được quy ra thành tiền hết, ghế nào đều có giá của ghế đó. Ngồi ghế cao mà không có thế lực mạnh thì rất có thể sẽ bị người khác cướp mất ghế. Kẻ nào đấu đá giỏi thì kẻ đó chiến thắng chứ không phải kẻ nào quản lý giỏi thì kẻ đó chiến thắng đâu.

Ai đã ra tay hạ ông Nguyễn Thành Phong?

Chuyện thay đổi nhân sự liên tục là ông Nguyễn Phú trọng chứ không ai khác. Ông Trọng là người đứng đầu thế lực miền bắc, ông luôn muốn loại bỏ bớt những người ở miền nam, đó là điều cần thiết.

Nguyễn Thành Phong là người có dính đến những ân huệ của Lê Thanh Hải, lê Hoàng Quân trước đây. Mà hai nhân vật họ Lê kia đang là đối tượng mà ông Nguyễn Phú trọng đang muốn nhắm đến. Việc để Nguyễn Thành Phong lại thành phố HCM là một trở ngại cho Nguyễn Văn Nên và Phan Văn Mãi triển khai ý đồ của Nguyễn Phú Trọng.

Lần này ông Nguyễn Thành Phong bị mang về Ban kinh tế Trung ương xem như sự nghiệp của ông Phong đã xuống dốc. Vị trí phó ban kinh tế trung ương nó mờ nhạt đến mức, phải có những nhân vật tên tuổi bị trừng phạt và đem nhét vào đó thì người ta mới biết nó hiện diện, còn không thì người ta cũng lãng quên nó.

Vị trí phó ban kinh tế trung ương được xem như là vị trí chờ, không phải chờ thăng chức mà là chờ để hết nhiệm kỳ rồi về hưu hoặc chờ đến khi được gọi tên để công an ập đến bắt. Có lẽ Nguyễn Thành Phong sẽ chờ hết 5 năm để về hưu chứ khó có chuyện ông Phong bị cho xộ khám như Đinh La Thăng. Nguyễn Thành Phong đã ngã ngựa sự nghiệp chính trị xem như lụi tàn

Nguyễn Duy – Thoibao.de [Tổng hợp]

>>> Lật mặt nhóm 82, ông Năm Mực có liên quan gì?

>>> Tiền hỗ trợ của tôi đâu?

>>> Việt Nam đối mặt với viễn cảnh chưa thoát nghèo thì dân số đã già

Lật mặt nhóm 82, ông Năm Mực có liên quan gì?

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động [mobile phone] = //bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt [browser] = //bit.ly/3hKTidT

Video liên quan