Đau đầu buồn nôn tiêu chảy là bệnh gì năm 2024

Buồn nôn tiêu chảy là bệnh gì? Các biểu hiện kèm theo như đau bụng, chóng mặt, sốt... có nguy hiểm không? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để giải thích nguyên nhân và cách xử lý khi gặp phải tình trạng này.

Buồn nôn tiêu chảy là bệnh gì?

Đau bụng buồn nôn đi ngoài, chóng mặt gặp phải ở cả trẻ nhỏ, người lớn, người già. Đa số các trường hợp này do những nguyên nhân sau đây.

Đau bụng buồn nôn đi ngoài do ngộ độc thức ăn

Những thức ăn chứa nhiều độc tố cho ruột như thức ăn thiu, thối, hỏng, tồn dư nhiều hóa chất, chất bảo vệ thực vật. Những độc tố sinh ra từ vi khuẩn, nấm trong thực phẩm làm tổn thương niêm mạc ruột kích thích phản xạ đi ngoài đào thải độc tố.

Trường hợp này, đau bụng thường dữ dội, đau thắt bụng, “miệng nôn trôn tháo” tức là vừa nôn vừa tiêu chảy. Nếu tống hết chất độc thì các triệu chứng cũng giảm.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/trieu_chung_buon_non_tieu_chay_la_benh_gi_1_2206eb62f2.jpg)

Triệu chứng buồn nôn tiêu chảy do ngộ độc thức ăn.

Tiêu chảy buồn nôn chóng mặt do dị ứng thức ăn

Có nhiều trường hợp cơ địa dị ứng loại thức ăn nào có thể bị nôn, tiêu chảy. Các món ăn dễ gây dị ứng là thức ăn giàu protein như hải sản, lạc... Dị ứng nặng có thể gây khó thở, tim đập nhanh, choáng, chóng mặt và cần cấp cứu kịp thời tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Dị ứng sữa gây tiêu chảy rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Mẹ có thể đổi sang loại sữa khác cho con nếu thấy con có biểu hiện không tiêu hóa được, tiêu chảy.

Đau bụng buồn nôn tiêu chảy do bệnh đại tràng

Viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích cũng là nguyên nhân thường gặp khi bị tiêu chảy. Đau bụng thường đau quặn dọc theo khung đại tràng. Tiêu chảy trong bệnh đại tràng thường có phân nhày đôi khi có máu. Những người bệnh đại tràng có khi cũng bị táo, lỏng xen kẽ, chướng bụng đầy hơi, ăn không tiêu.

Tiêu chảy cấp tính

Bệnh tiêu chảy cấp do vi khuẩn tả, E.coli, vi rút Rota, Norovirut... Các loại vi khuẩn này lây lan qua đường tiêu hóa gây nên các cơn tiêu chảy cấp tính. Các triệu chứng nhiễm khuẩn có thể xảy ra kèm theo như sốt cao, nôn ói nhiều. Cơ thể dễ rơi vào trạng thái mất nước, mệt mỏi, mê man rất nguy hiểm.

Tiêu chảy cấp hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/trieu_chung_buon_non_tieu_chay_la_benh_gi_2_e6c7cc34a5.jpg)

Đau bụng, nôn và tiêu chảy cấp tính do vi rút.

Nguyên nhân viêm loét dạ dày

Viêm dạ dày cũng gây nên những triệu chứng đau bụng, tiêu chảy. Kèm theo triệu chứng này là thường xuyên đau vùng thượng vị, ợ chua, đầy hơi, chán ăn, sút cân.

Đau bụng buồn nôn tiêu chảy phải làm sao?

Đánh giá sơ bộ về nguyên nhân khiến bạn gặp phải những triệu chứng nôn, tiêu chảy để có biện pháp chữa trị.

Bù nước, bù dịch khi tiêu chảy

Quan trọng trước hết là phải bù nước, chất điện giải bị mất đi khi tiêu chảy, nôn quá nhiều. Đa số các trường hợp nhẹ có thể bù nước, dịch bằng đường uống với dung dịch oresol. Chú ý nên pha đúng nồng độ theo hướng dẫn và uống từ từ từng chút một để không kích thích nhu động ruột tăng phản xạ đi ngoài.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/trieu_chung_buon_non_tieu_chay_la_benh_gi_3_1_eef0d8e0ba.jpg)

Bù dịch là biện pháp xử lý đầu tiên khi bị tiêu chảy.

Nếu không uống được hoặc mất nước nhiều thì có thể tiêm truyền tĩnh mạch điện giải tại cơ sở y tế.

Chế độ ăn uống khi bị tiêu chảy

Nên ăn thức ăn lỏng, mềm dễ tiêu hóa vì lúc này niêm mạc ruột đang bị tổn thương chưa tiêu hóa tốt được thức ăn. Ban đầu có thể cho ăn vừa cháo loãng, ít thức ăn sau đó bồi dưỡng cơ thể với thức ăn giàu dưỡng chất để cơ thể nhanh hồi phục.

Tạm thời chưa uống sữa nhất là sữa tươi. Đa phần người lớn không còn enzym tiêu hóa được đường lactose trong sữa nên hay bị tiêu chảy khi uống sữa.

Bị tiêu chảy uống thuốc gì?

Đa phần các triệu chứng tiêu chảy sẽ giảm nhẹ khi được bù dịch kịp thời mà không cần dùng thuốc. Để giảm nhanh, bạn có thể bổ sung các loại thuốc:

  • Men vi sinh: tiêu chảy làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Bổ sung men vi sinh sẽ giúp giảm triệu chứng đi ngoài nhanh hơn.
  • Kẽm: Kẽm có vai trò làm nhanh lành tổn thương niêm mạc ruột khi bị tiêu chảy.
  • Thuốc cầm tiêu chảy: Trừ trường hợp tiêu chảy do ngộ độc cần tăng thải độc tố nếu tiêu chảy quá nhiều gây mất nước có thể sử dụng các thuốc giảm nhu động ruột, cầm tiêu chảy kịp thời.

Hy vọng với bài viết trên bạn đã biết buồn nôn tiêu chảy là bệnh gì? Cũng như cách xử lý khi gặp phải trường hợp này rồi. Chúc bạn luôn nhiều sức khỏe!

Buồn nôn và tiêu chảy là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau, đa phần là các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Để xác định chính xác bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe, cần căn cứ thêm vào các dấu hiệu lâm sàng cũng khác.

Buồn nôn và tiêu chảy là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nào?

Buồn nôn và tiêu chảy

rất có thể bắt nguồn từ các bệnh lý sau:

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là hiện tượng viêm nhiễm ở đại tràng. Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh là ăn uống không đảm bảo vệ sinh, lo lắng căng thẳng kéo dài,... Nếu không điều trị dứt điểm thì viêm đại tràng cấp tính có thể tiến triển thành mãn tính.

Tùy vào mức độ của bệnh mà bệnh nhân sẽ có những biểu hiện khác nhau như

buồn nôn và tiêu chảy

, cơ thể mệt mỏi, sốt, giảm cân.

Viêm loét dạ dày

Các bệnh về dạ dày

như

viêm loét dạ dày tá tràng

cũng là một trong những nguyên nhân gây buồn nôn thực quản, tiêu chảy. Đa số bệnh nhân viêm loét dạ dày là do vi khuẩn Hp xâm nhập và phát triển ở trong dạ dày. Bên cạnh đó, yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh là lo lắng kéo dài, uống nhiều bia rượu, ăn mặn.

Ngộ độc thức ăn

Khi ăn những thực phẩm bị nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh, bạn sẽ rất dễ bị ngộ độc. Thông thường, sau 1 - 2 tiếng ăn những thực phẩm này, người bệnh sẽ có các dấu hiệu như buồn nôn, nôn, đi ngoài, đau bụng theo từng cơn, sốt, hoa mắt chóng mặt.

Nếu ngộ độc dẫn đến

đau bụng buồn nôn đi ngoài

nhẹ thì có thể tự khỏi sau ít ngày. Nếu nặng có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như sốc nhiễm khuẩn, trụy mạch, không điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Hệ tiêu hóa bị rối loạn

Cơ vòng trong hệ tiêu hóa co thắt bất thường dẫn tới hiện tượng rối loạn tiêu hóa

khiến người bệnh bị buồn nôn và tiêu chảy. Bên cạnh đó, các yếu tố bên ngoài cũng có thể dẫn đến

buồn nôn và ợ hơi

do rối loạn tiêu hóa như chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, sử dụng nhiều đồ uống có cồn.

Đau đầu buồn nôn tiêu chảy là bệnh gì năm 2024
Buồn nôn và tiêu chảy là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa

Bên cạnh buồn nôn, tiêu chảy, khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh còn có các triệu chứng khác như đau bụng âm ỉ từng cơn, đầy hơi, khó tiêu, chán ăn.

Bệnh Crohn

Đây là bệnh lý khi đường tiêu hóa bị chảy máu do viêm nhiễm. Hiện bệnh đang có xu hướng tăng cao và thường gặp ở người trẻ. Dấu hiệu điển hình nhận biết bệnh là tình trạng đau bụng và tiêu chảy nghiêm trọng. Nếu viêm kéo dài có thể lan rộng, sâu vào các mô ruột dẫn tới cơ thể suy nhược, có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Lạm dụng thuốc kháng sinh

Hiện ở Việt Nam, tình trạng lạm dụng kháng sinh

rất phổ biến, gây nhiều nguy hại cho sức khỏe. Một trong những tác dụng phụ của việc dùng kháng sinh sai cách là buồn nôn rối loạn tiêu hóa, buồn nôn và tiêu chảy.

Đau đầu buồn nôn tiêu chảy là bệnh gì năm 2024
Lạm dụng thuốc kháng sinh có thể khiến cơ thể bị buồn nôn và tiêu chảy

Tâm lý căng thẳng

Khi duy trì tình trạng lo lắng, căng thẳng kéo dài, hệ tiêu hóa của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, dẫn tới hiện tượng đau bụng,

buồn nôn và tiêu chảy

. Nếu không khắc phục kịp thời, dần dần sẽ tiến triển thành các bệnh đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày,...

Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là người trẻ bởi chịu nhiều áp lực cuộc sống và công việc.

Dấu hiệu buồn nôn tiêu chảy nguy hiểm cần đi khám bác sĩ ngay

Nếu các triệu chứng buồn nôn và tiêu chảy, đau bụng chỉ bị nhẹ thì bạn có thể tự xử lý ở nhà và không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và có nguy cơ tiến triển nặng hơn, kèm các biểu hiệu sau thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt:

  • Đau bụng dữ dội
  • Mất nước, cơ thể kiệt sức
  • Tiêu chảy nhiều lần trong ngày và phân có thể có máu
  • Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu
  • Sốt cao kéo dài

Lưu ý: Không nên tự ý mua thuốc khi không có đơn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ xảy ra.

Đau đầu buồn nôn tiêu chảy là bệnh gì năm 2024
Nếu buồn nôn và tiêu chảy, cơ thể kiệt sức, chóng mặt, nên đi bệnh viện sớm hơn

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho người bị buồn nôn và tiêu chảy

Khi bị buồn nôn và tiêu chảy, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng giúp hạn chế tình trạng này.

Bị buồn nôn và tiêu chảy nên ăn gì?

Dưới đây là những thực phẩm mà người bị buồn nôn, tiêu chảy nên bổ sung:

Sữa chua

Sữa chua tạo ra axit lactic trong ruột. Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, là lựa chọn tuyệt vời cho người bị

tiêu chảy

.

Đau đầu buồn nôn tiêu chảy là bệnh gì năm 2024
Sữa chua là thực phẩm tốt cho người đang bị tiêu chảy

Chuối

Chuối là loại quả dễ tiêu, có thể làm dịu dạ dày và giúp hỗ trợ giải quyết các vấn đề về đường tiêu hóa. Trong chuối có chứa hàm lượng kali rất cao, cung cấp chất điện phân cho người bị đi ngoài hiệu quả.

Táo

Trong táo rất giàu lượng chất xơ hòa tan pectin, hoạt chất tốt cho người bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, hàm lượng đường tự nhiên trong táo sẽ bổ sung năng lượng hiệu quả cho người bệnh. Nếu chẳng may bị buồn nôn và tiêu chảy, hãy nhớ bổ sung quả táo vào thực đơn hàng ngày.

Ổi

Trong ổi rất giàu lượng tanin, giúp hạn chế tình trạng đi ngoài. Hơn nữa, trong ổi còn giàu vitamin C và chất chống oxy hóa. Giúp hệ miễn dịch của cơ thể bạn được tăng cường.

Quả việt quất

Trong việt quất có chứa anthocyanosides, là hoạt chất có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa rất tốt. Giúp bạn giảm nhanh tình trạng đi ngoài.

Thịt gà

Trong thịt gà có nhiều dưỡng chất như kẽm, selen, protein,... Khi bị tiêu chảy, thịt gà là lựa chọn tốt để phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Tuy nhiên, nên chế biến các món gà như gà hấp, tránh các món nhiều dầu mỡ như gà rán, già rang.

Trứng

Trứng là thực phẩm lành tính, có thể bổ sung và thực đơn hàng ngày của người bệnh để hồi phục sức khỏe. Tốt nhất, trứng nên được chế biến theo cách luộc, nấu cháo, tránh chiên rán bởi lượng dầu mỡ trong các món này làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa, có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn.

Tinh bột

Các thực phẩm giàu tinh bột là gạo, lúa mì, khoai tây,... Một chế độ ăn uống giàu tinh bột sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn được giảm tải, hạn chế tình trạng tiêu chảy hiệu quả. Chú ý là các món ăn từ tinh bột nên chế biến nhạt để đạt hiệu quả hỗ trợ điều trị tiêu chảy cao nhất.

Đau đầu buồn nôn tiêu chảy là bệnh gì năm 2024
Một chế độ ăn uống giàu tinh bột sẽ giúp hạn chế tình trạng tiêu chảy hiệu quả

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc là một trong những loại trà rất tốt cho đường ruột bởi trong hoa cúc rất giàu hoạt chất tanin. Cách làm trà hoa cúc rất đơn giản, bạn chỉ cần ngâm túi trà hoa cúc hoặc hoa cúc khô trong nước sôi khoảng 5 phút. Để dễ uống hơn có thể cho thêm chút mật ong và uống khi còn ấm.

Trà gừng

Gừng có tính ấm, giúp làm giảm các vấn đề về đường ruột và dạ dày hiệu quả, trong đó có buồn nôn và tiêu chảy. Bạn chỉ cần thả vài lát gừng tươi hoặc túi trà gừng vào nước nóng, uống khi còn ấm là tình trạng đi ngoài sẽ giảm nhanh hơn.

Những thực phẩm cần kiêng khi bị buồn nôn và tiêu chảy

Để tránh tình trạng tiêu chảy nặng nề hơn, bạn cần tránh những thực phẩm sau:

Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Khi bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa của bạn đang bị tổn thương và trở nên yếu ớt. Những loại thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa nên tốt nhất nên tránh những thực phẩm này.

Thực phẩm tái sống

Những thực phẩm như rau sống, gỏi, nem chua,... không nên ăn nếu bạn đang bị tiêu chảy bởi chúng có thể làm tình trạng đi ngoài nặng nề hơn. Hơn nữa, trong những thực phẩm này lại có thể chứa nhiều sán, ký sinh trùng, khi gặp đường ruột đang không khỏe mạnh chúng có thể gây bệnh.

Tránh thức ăn cay

Những thức ăn cay sẽ kích thích niêm mạc của ruột. Càng làm tình trạng tiêu chảy có thể nặng hơn.

Đau đầu buồn nôn tiêu chảy là bệnh gì năm 2024
Người đang bị đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy nên tránh đồ ăn cay, nóng

Thực phẩm nhiều đường

Các thực phẩm chứa nhiều đường sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột và làm tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng.

Sữa tươi

Lượng enzym chuyên tiêu hóa đường lactose có trong sữa bị giảm. Do đó, nếu uống sữa khi bị đi ngoài có thể gây đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu và nặng thêm tình trạng tiêu chảy.

Tránh xa rượu, bia

Đây là những thức uống không tốt cho sức khỏe. Không chỉ người tiêu chảy, ngay cả người khỏe mạnh cũng không nên sử dụng các đồ uống này.

Phòng ngừa tiêu chảy và buồn nôn với những thói quen đơn giản

Bạn có thể phòng ngừa hiện tượng tiêu chảy và buồn nôn với những cách đơn giản sau:

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

  • Tắm rửa hàng ngày.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhất là trước ăn và sau khi đi vệ sinh.

Vệ sinh môi trường sống

  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.
  • Không xả rác bừa bãi.
  • Có nhà tiêu hợp vệ sinh.

Vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Nên ăn chín uống sôi.
  • Không ăn các thức ăn dễ nhiễm khuẩn như chưa nấu chín. Các đồ ăn sống như gỏi, tiết canh.
  • Cần rửa tay thật sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn.
  • Bảo quản thức ăn còn thừa đúng cách.

Giải đáp các hiện tượng buồn nôn khác bạn cần biết

Buồn nôn và xì hơi

Buồn nôn và xì hơi là dấu hiệu điển hình cho thấy bạn đang mắc các vấn đề về đường tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu. Đi kèm với các dấu hiệu này có thể là các dấu hiệu như ợ nóng, ợ chua, đau ở vùng bụng, chán ăn, mệt mỏi,...

Buồn nôn do trào ngược dạ dày

Axit trong dạ dày trào ngược sẽ gây cảm giác buồn nôn, nôn, đắng miệng. Triệu chứng này có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng nặng nhất là về đêm bởi lúc này hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ.

Đau đầu buồn nôn tiêu chảy là bệnh gì năm 2024
Buồn nôn, nôn, đắng miệng là triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày

Bệnh viện Hồng Ngọc - Địa chỉ uy tín điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa

Trung tâm tiêu hóa Bệnh viện Hồng Ngọc được đánh giá là địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý tiêu hóa uy tín tại thủ đô Hà Nội với nhiều ưu điểm vượt trội về dịch vụ như:

  • Quy tụ đội ngũ bác sĩ tiêu hóa giỏi chuyên môn gồm: TS. Bs Đặng Thị Kim Oanh với hơn 40 năm kinh nghiệm, là chuyên gia Tiêu hoá đầu ngành từng công tác tại Bệnh viện Bạch Mai cùng đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản tại Nhật Bản, Hàn Quốc.
  • Công nghệ nội soi NBI sử dụng dàn máy Olympus CV-190 tiên tiến nhất thế giới được nhập khẩu đồng bộ từ Nhật Bản, cho chất lượng chẩn đoán chính xác.
  • Quy trình trước – trong – sau nội soi đạt tiêu chuẩn an toàn
  • Với nội soi gây mê, khách hàng được khám tiền mê với bác sĩ giàu kinh nghiệm, xét nghiệm đầy đủ đảm bảo chống chỉ định
  • Không gian bệnh viện rộng rãi, sạch, thoáng, trải nghiệm tiện ích bệnh viện khách sạn 5*
  • Nhân viên y tế chuyên nghiệp, chu đáo và tận tâm

Đăng ký khám các bệnh lý về Tiêu hóa tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Trung tâm Tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  • Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội