Tại sao nam giới không chọn ngành sư phạm

Hệ văn bằng 2 mầm non với đại học, cao đẳng và trung cấp mầm non là những hình đào tạo của ngành sư phạm mầm non. Bạn nghĩ sao nếu nam giới học tập và công tác trong ngành này? 

>>Cơ hội ngành sư phạm tiểu học trong tầm tay bạn

>>Tôi chọn ngành sư phạm mầm non cho mình, còn bạn?

Ngày nay theo xu thế xã hội và sự phát triển đất nước với giáo dục con người thì làm giáo viên mầm non đang là nghề “hot” thu hút được dư luận quan tâm. Nhưng bên cạnh các vấn đề tuyển sinh, đào tạo và công việc thì còn có một điều mà rất ít người nghĩ đến nhưng lại là điểm rất nhạy cảm, làm sai lệch suy nghĩ của các bạn trẻ hiện nay dẫn tới những hậu quả tiêu cực không mong muốn. Đó chính là vấn đề nam giới học tập và công tác trong ngành mầm non. Cụ thể như thế nào chúng ta hãy cùng nhau thảo luận để tìm hiểu các khía cạnh và đưa ra giải pháp thỏa đáng góp phần cải thiện những mặt tiêu cực tạo sự hài hòa trong quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước các bạn nhé.

Ngành sư phạm mầm non không có quy định cấm nam giới theo học

Văn bng 2 mm non cùng với rất nhiều hệ đào tạo sư phạm là lựa chọn tốt và phù hợp với rất nhiều người, thỏa mãn được các điều kiện về thời gian và học thức cũng như công việc của các cá nhân trong ngành. Hiện nay có rất nhiều cơ sở đào tạo hình thức sư phạm này và theo như thống kê con số nam giới theo đào tạo ngày một tăng. Có nhiều nguyên nhân lý giải cho việc này nhưng chủ yếu là bởi do sự đam mê của người học. Nhưng không phải ai ai cũng hiểu và nhìn nhận đúng về vấn này dẫn tới những suy nghĩ lệch lạc, trái chiều. Hậu quả là sự miệt thị, kỳ thị những cá nhân như vậy gây mất đoàn kết và tạo nhiều khó khăn cho những nam sinh như vậy.

Tại sao nam giới không chọn ngành sư phạm

Nam giới học tập và công tác trong ngành sư phạm mầm non

Trung cp mm non là ngành học thu hút đông đảo học viên trên cả nước nhất vì thế mà con số nam sinh tham gia đào tạo hình thức này cũng lớn hơn cả nhưng số lượng vẫn còn rất ít so với tổng số. Chúng ta cảm thấy nam sinh học sư phạm sẽ thường có chút gì đó nữ tính và không chuẩn men điều này dẫn tới mọi người tưởng họ bị “gay” và dĩ nhiên là sự xa lánh xuất hiện bởi giới tính là vấn đề nhạy cảm. Chính những điều này đôi khi xảy ra xung đột và mâu thuẫn đến cực điểm xảy ra các cuộc ẩu đả vô nghĩa hay có thể dẫn tới tâm lý tự ti, tủi thân thậm chí là trầm các cho các bạn nam sinh như vậy. Làm sao có thể học tập và phát triển được khi mà con mắt của người đời ngày đêm lạnh lùng nhìn họ? hậu quả diễn ra sẽ là rất lớn cả về nhận thức của người ngoài cuộc cho tới tác động tiêu cực đến người trong cuộc.

Ngành sư phm mm non là ngành đào tạo các bảo mẫu thường là nữ giới theo thiên chức và quan niệm từ xưa tới nay của dân tộc ta. Nhưng không có nghĩa là nam giới không được học tập và công tác trong ngành này. Không có một hình thức đào tạo sư phạm nào có luật là cấm nam giới học cả, chỉ là do những suy nghĩ lạc hậu, cổ hủ, giáo điều sai lệch của mọi người khiến cho các cá nhân này rơi vào tình huống khốn đốn thậm chí phải từ bỏ ước mơ và sự nghiệp của mình. Hệ lụy là vô cùng lớn dẫn đến tình thế khó giải quyết và kéo dài làm tình hình đất nước mất ổn định. Qua đây chúng ta cần phải có sự can thiệp kịp thời của các cơ quan chức năng và hơn hết là phải làm sao thay đổi nhận thức của mọi người trong vấn đề hết sức nhạy cảm như thế này.

Một lần nữa tôi xin lên án gay gắt các hành động châm biếm, đả kích mang tính chất không lành mạnh thậm chí là các hành động tiêu cực đối với những nam sinh học ngành sư phạm, kêu gọi mọi người chung tay để thay đổi được cách nhìn nhận vô lý này. Kính mong sự cộng tác và tham gia đóng góp ý kiến của tất cả các bạn !

LTS: Trước thực trạng điểm trúng tuyển vào nhiều trường sư phạm năm nay ở mức rất thấp, thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc cho rằng xã hội đang có sự phân hóa rõ rệt.

Những em học giỏi, điểm cao sẽ không muốn lựa chọn ngành sư phạm bởi đời sống của giáo viên vẫn còn khó khăn, bấp bênh.

Tuy nhiên, tác giả cũng nhấn mạnh bất cứ lĩnh vực ngành nghề nào cũng đều rất cần có nhiều người giỏi, được đào tạo tốt để xây dựng đất nước.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Điểm chuẩn, điểm trúng tuyển vào nhiều trường sư phạm ở khu vực và địa phương năm nay chỉ ở mức điểm sàn (15,5), thậm chí có trường, có ngành chỉ là 12,45 điểm.

Ngay lập tức, trên các mặt báo, hàng loạt bài viết phản ánh, phân tích, mổ xẻ ở mọi góc cạnh, chỉ rõ nhiều nguyên nhân cơ bản dẫn đến thảm hại ngành giáo dục ngày càng đìu hiu, vắng bóng những thí sinh đạt điểm cao theo học và có cùng chung một quan ngại: đầu vào thấp, chất lượng giáo dục sẽ đi về đâu, thầy “bình thường” thì làm sao cho ra những thế hệ học trò giỏi được? Thật xác đáng.  

Thời bao cấp, người nào theo học ngành sư phạm được ví von với hình ảnh  tội nghiệp “chuột chạy cùng sào”.

Những năm 1999 đến năm 2006, chất lượng đầu vào các trường sư phạm có phần tốt lên, không thua kém bao nhiêu so với các trường đại học tốp giữa, tốp đầu ở các lĩnh vực khác, nhờ vào những chính sách hỗ trợ, ưu tiên kịp thời của Nhà nước.

Nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, thì điểm chuẩn, điểm trúng tuyển vào các trường sư phạm sụt giảm dần dần và đang ở mức thảm hại như năm nay.

Không biết, viễn cảnh đầu vào những năm tới đây ở nghề dạy học, “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” sẽ như thế nào?

Tại sao nam giới không chọn ngành sư phạm
Những học sinh giỏi không mấy ai thiết tha với nghề sư phạm.(Ảnh minh họa trên Báo Phú Yên)

Điểm chuẩn, điểm trúng tuyển vào các trường, ngành hot năm nay như: công an, quân đội, y, dược (cũng như mấy năm gần đây) cao chót vót, điểm gần tuyệt đối 29,25; 29,35, thậm 30,5 (có điểm ưu tiên, khuyến khích) mà vẫn bị trượt nguyện vọng 1 của các trường nêu trên một cách đầy oan ức, đau đớn.

Xin chúc mừng các ngành trên đã lựa chọn được những thí sinh có điểm cao nhất. Chất lượng đầu vào tốt ắt hẳn việc đào tạo sẽ thuận lợi hơn nhiều, sẽ cho ra “lò” những sản phẩm tốt - người giỏi.

Phụ huynh và các thí sinh có điểm cao tập trung, đổ dồn vào những ngành nghề danh giá (như trường y, trường dược), vào những ngành nghề có tính ổn định cao, ra trường có việc làm ngay, chế độ đãi ngộ tốt (như trường quân đội, công an) là đúng rồi, không thể chê trách các em và phụ huynh ấy được.

Nếu con, em tôi có số điểm cao như thế cũng đều làm vậy cả, chẳng ai dại gì đâm vào học những lĩnh vực rất khó xin việc làm, đời sống nhọc nhằn, bấp bênh, lương ba cọc ba đồng như ngành sư phạm.

Từ xã hội đến nhà trường ngày càng có sự phân hóa rõ rệt và sâu sắc. Ở xã hội thì phân hóa giàu - nghèo, sang - hèn. Ở nhà trường thì phân hóa mạnh trên các bậc học.

Bậc học phổ thông, học sinh học tốt, học khá thì đua nhau chen chân vào các trường chuyên, lớp chọn, trường chất lượng cao, trường có bề dày thành tích.

Bậc đại học, cao đẳng, các trường, những ngành học tốt, dễ kiếm nhiều tiền, được xã hội, phụ huynh trọng vọng, tuyển đủ chỉ tiêu ngay từ đợt 1.

Còn các trường “sinh sau đẻ muộn”, thuộc tốp giữa, tốp cuối (các trường dân lập, tư thục) với những ngành nghề bị chê là nghèo khổ, cực nhọc, vất vả như sư phạm, kỹ thuật… thì chỉ tuyển số thí sinh “thường thường bậc trung” hoặc thấp hơn nữa, thậm chí còn lo sợ không tuyển đủ chỉ tiêu được phân bổ, ảnh hưởng nhiều thứ đến hoạt động giáo dục và đào tạo của nhà trường, đội ngũ giảng viên.

Có thể nói, học một chuyện, làm một chuyện khác. Có thể học trường, ngành tốt chưa chắc đã giỏi giang, giàu có về sau so với học ở trường, ngành bình thường (trừ trường sư phạm).

Mọi việc sau này đều có thể xảy ra, song trước mắt thì lấy làm mừng cho các trường có nhiều học sinh tốt, lấy làm buồn cho các trường bị xã hội, phụ huynh, thí sinh “chê”, đành phải lấy điểm thấp.

Xét cho cùng, đất nước chúng ta đang tiến hành công cuộc “công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” thì ở bất cứ lĩnh vực ngành nghề nào cũng đều rất cần có nhiều người được đào tạo căn cơ, bài bản, thật sự giỏi giang khi làm việc để cáng đáng, dựng xây…

Đỗ Tấn Ngọc