Tại sao khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về..Quan hệ từ dùng để biể thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,...giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. Trong khi nói và viết, có những trường hợp bắt buộc dùng quan hệ từ.Theo em, trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ

Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có?

(1) Khuôn mặt của cô gái

(2) Lòng tin của nhân dân

(3). Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua

(4) Nó đến trường bằng xe đạp

(5) Làm việc ở nhà

(6) Quyển sách đặt ở trên bàn

(7) Giỏi về toán

(8) Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây

Bài làm:

Các trường hợp không bắt buộc phải có quan hệ từ là: (1),(3), (6), (7)

Các trường hợp còn lại là bắt buộc phải có

Có phải trường hợp nào ta cũng bắt buộc sử dụng quan hệ từ không? Vì sao? cho VD???

Giúp mình nha!!!

Quan hệ từ là gì, ví dụ kiến thức lớp 5, 6, 7

Quan hệ từ là gì? đây là kiến thức có trong chương trình tiểu học và trung học cơ sở.Dưới đây là những thông tin chi tiết nhất về quan hệ từ, các ví dụ, một số các quan hệ từ thường gặp trong tiếng Việt.Thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn kiến thức khác nhau rất cần thiết cho giáo viên và học sinh hiểu rõ bài học.

Tìm hiểu về quan hệ từ là gì?

Quan hệ từ là gì?

Trong chương trình Tiếng Việt tiểu học các em học sinh cũng đã học về khái niệm quan hệ từ. Trong chương trình Văn 7 loigiaihay sẽ nêu lại một số ý chính về khái niệm của từ loại này.

Dựa theo sách giáo khoa Ngữ Văn 7 có giải thích khái niệm: quan hệ từ là những từ dùng biểu thị mối quan hệ bộ phận trong 1 câu hoặc trong một đoạn văn. Như mối quan hệ giữa câu và câu hoặc câu và câu trong đoạn văn.

Mối quan hệ này có sự đa dạng như:

– Biểu thị mối quan hệ so sánh.

– Biểu thị mối quan hệ sở hữu.

– Biểu thị mối quan hệ nguyên nhân – kết quả (nhân quả).

Chức năng của quan hệ từ

Trong câu, quan hệ từ dù chỉ là thành phần nhỏ nhưng lại quan trọng và cần thiết để làm rõ nghĩa của câu hoặc cả đoạn văn. Chúng có chức năngliên kết từ, cụm từ hay rộng hơn là liên kết các câu lại với nhau. Vì thế mà còn có tên gọi là từ nối, kết từ.

Cách dùng quan hệ từ

a. Cách dùng

Trong văn nói hoặc văn viết thông thường có một số trường hợp nhất định phải dùng quan hệ từ bởi nếu không dùng quan hệ từ nghĩa của câu sẽ bị thay đổi, như vậy không thể thiếu quan hệ từ.

Tuy nhiên trong vài trường hợp dùng hoặc không dùng quan hệ từ đều được bởi những câu đó đã rõ nghĩa.

b. Các quan hệ từ thường gặp

Trong câu có rất nhiều quan hệ từ dễ dàng tìm thấy. Các quan hệ từ thường xuất hiện đó là: và, với, nếu, thì, của, những, như…

Nhớ đọc thêm các ví dụ bên dưới sẽ giúp các em hiểu bài học hơn.

Phân loại

Có mấy loại quan hệ từ?thông thường sẽ chia làm 2 loại như sau:

– Quan hệ từ phục vụ cho quan hệ đẳng lập với một số từ nối đặc trưng như: và, với, rồi, nhưng, mà, hay, hoặc,…

– Quan hệ từ phục vụ cho quan hệ chính phụ với một số từ nối đặc trưng như: với, vì, của, rằng, tại, bởi, do, nên, để…

Xem thêm >>> Tất tần tật kiến thức về quan hệ từ ở Tiểu học không thể bỏ qua

Ví dụ về quan hệ từ

– Chiếc xe đạp đó của chú tôi.

=> Biểu thị quan hệ sở hữu.

– Vì xe hỏng nên tôi không thể đi chơi.

=> mối quan hệ nguyên nhân – kết quả.

– Nếu trời nắng tôi sẽ đi chơi bóng chuyền vào chiều mai.

=>mối quan hệ điều kiện – kết quả.

–Hoa xinh đẹp như tiên giáng trần.

=> Biểu thị quan hệ so sánh giữa người và tiên.

Khi nào nên dùng và không cần dùng quan hệ từ?

Phân tích câu bên dưới để hiểu hơn về trường hợp bắt buộc dùng quan hệ từ và không cần thiết dùng quan hệ từ trong câu.

– Điện thoại Iphone mà anh vừa mới mua.

=> Bỏ quan hệ từ nghĩa vẫn không thay đổi (không bắt buộc dùng quan hệ từ).

– Em gái tôi giỏi về Văn.

=>Bỏ quan hệ từ nghĩa vẫn không thay đổi (không bắt buộc dùng quan hệ từ).

– Chiếc xe đạp đó của chú tôi.

=> Bắt buộc dùng quan hệ từ bởi nghĩa của câu không rõ ràng.

– Hôm nay, tôi làm việc ở nhà

=> Bắt buộc dùng quan hệ từ bởi nếu bỏ quan hệ từ nghĩa của câu sẽ bị thay đổi (“làm việc ở nhà” bị đổi nghĩa sang “làm việc nhà”).

Luyện tập SGK

Thực hành các bài tập trong SGK. Gợi ý tham khảo giá trị cho các bạn học sinh.

Bài 1: tìm các quan hệ từ trong đoạn đầu bài Cổng trường mở ra.

Sau khi đọc xong phần văn bản trong sách giáo khoa có một số các quan hệ từ sau đây:vào, như, mà, và, nhưng, của, trong, cho,của, với, như, trên.

Bài 2: Điền từ vào chỗ trống.

Theo thứ tự các từ cần điền vào chỗ trống như sau: “với” “với” “cùng” “với” “Nếu” “thì” “và”.

Điền theo thứ tự trong đoạn bạn sẽ có kết quả chính xác.

Bài 3: Chọn câu đúng câu sai:

Các câu đúng bên dưới:

– Nó rất thân ái với bạn bè

– Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam

– Bố mẹ rất lo lắng cho con

– Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con

– Tôi tặng anh Nam quyển sách này

Còn lại là các câu sai.

Bài 4: (học sinh tự làm)

Bài 5:

Nó khỏe nhưng gầy => Nhấn mạnh gầy nhiều hơn.

Nó gầy nhưng khỏe => nhấn mạnh vế khỏe.

Kết bài: Loigiaihay đã cung cấp khái niệm quan hệ từ là gì? và những thông tin liên quan như các quan hệ từ thường dùng, phân loại, chức năng và quan trọng là các ví dụ. Rất đầy đủ và chi tiết.

Thuật Ngữ -
  • Từ đơn là gì, từ phức là gì? ví dụ và phân biệt

  • Nói quá là gì, cho ví dụ biện pháp nói quá Lớp 8

  • Thuật ngữ là gì? Nêu ví dụ (Ngữ Văn 9)

  • Từ tượng thanh từ tượng hình là gì? cho ví dụ minh họa

  • Từ mượn là gì, ví dụ về từ mượn Lớp 6

  • Danh từ là gì trong tiếng Việt (lớp 6)

  • Truyền thuyết là gì, đặc trưng của truyền thuyết Lớp 6

Câu 1:

- Các quan hệ tự có trong văn bản "Cổng trường mở ra" là: của, còn, còn, với, của, và, như, những, như, của, như, cho.

Xin ctlhn cho nhóm^^

Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,... giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.

Các ý nghĩa quan hệ mà quan hệ từ biểu thị [edit]

Ý nghĩa quan hệ mà quan hệ từ biểu thị rất đa dạng, phong phú. Chẳng hạn:

Tại sao khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ
  Cái bút này là của tôi.

  • Quan hệ phương tiện, chất liệu: bằng…

Tại sao khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ
  Lan đến trường bằng xe bus.

Tại sao khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ
  Hôm nay, bố tôi làm việc nhà.

Tại sao khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ
  Ngày mai, Trang Ngọc cùng đi thi học sinh giỏi môn Lịch Sử.

  • Quan hệ cùng chung: với,...

Tại sao khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ
  Tôi với Lan cùng đi chơi cầu lông vào chiều này.

  • Quan hệ tương phản: nhưng, tuy nhiên...

Tại sao khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ
  Nó gầy nhưng khỏe.

  • Quan hệ đối chiếu, so sánh: còn...

Tại sao khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ
  Tôi mua sách còn Lan mua bút.

  • Quan hệ mục đích: để, cho...

Tại sao khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ
  Để đạt điểm cao trong kì thi giữa kì, tôi phải học thật chăm chỉ.

  • Quan hệ nguyên nhân: bởi, do, tại, vì,..

Tại sao khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ
  Tôi bị ngã đường trơn trượt

  • Quan hệ tăng tiến: không những… mà còn, càng… càng…, vừa… vừa…

Tại sao khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ
  Cái Thúy càng ngày càng tích cực học tiếng Anh.

Sử dụng quan hệ từ [edit]

  • Khi nói hoặc viết, nhiều trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được)

Tại sao khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ
   - Trường hợp bắt buộc dùng quan hệ từ: Lòng tin của nhân dân.

                         - Trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ: Quyển sách đặt trên bàn.

  • Một số quan hệ từ được dùng thành cặp: nếu… thì…, tuy… nhiên…, vì… nên…, hễ… thì…

Tại sao khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ
   Nếu tôi tham gia nhiều hoạt động của lớp, trường thì tôi sẽ năng động hơn.

Các lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ [edit]

Trong việc sử dụng quan hệ từ, cần tránh các lỗi sau:

Tại sao khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ
      - Câu thiếu quan hệ từ: Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác.

                            - Ta có thể thêm quan hệ từ như sau: Đừng nên nhìn hình thức để (hoặc ) đánh giá kẻ khác.

  • Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

Tại sao khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ
      - Câu văn sau sử dụng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa bởi vì, người viết muốn giải thích lí do tại sao lại nói chim sâu có ích cho nông dân: Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng.

                            - Để diễn đạt nghĩa lí do, ta sẽ bỏ quan hệ từ "để", thay bằng quan hệ từ "vì": Chim sâu rất có ích cho nông dân nó diệt sâu phá hoại mùa màng.

Tại sao khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ
  Câu văn sau thừa quan hệ từ dẫn đến câu văn thiếu chủ ngữ, biến chủ ngữ của câu thành một thành phần khác (trạng ngữ). Để câu văn này được hoàn chỉnh, ta cần bỏ quan hệ từ "qua": Qua câu ca dao "Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.

  • Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết

Tại sao khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ
  Nó thích tâm sự với mẹ, không thích với chị.

Để câu văn có sự liên kết, ta sửa thành: Nó thích tâm sự với mẹ, không thích tâm sự với chị.


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra


Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 7. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 7 (chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: (1) Tóm tắt lý thuyết (Lesson summary): hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. (2) Video bài giảng (phát âm): video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. (3) Bài tập thực hành (practice task) giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. (4) Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. (5) Kiểm tra cả bài (unit test): đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn (unit).


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 7 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 7 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 7, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

Tại sao khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế