Tại sao ăn canh cua bị đau bụng

Những thực phẩm đại kỵ với canh cua đồng

Khoai tây, khoai lang

Trong khoai tây, khoai lang có chứa một lượng lớn axit phytic, còn cua thì lại giàu canxi. Đây là 2 chất khi đi vào cơ thể sẽ kết hợp với nhau và tạo thành muối.

Điều này khiến cơ thể không thể hấp thu được canxi từ cua và đồng thời cũng sẽ loại bỏ hợp chất muối này ra khỏi cơ thể qua hệ bài tiết, từ đó dẫn đến cơ thể thiếu cả muối lẫn canxi.

Hơn nữa, hàm lượng canxi khi đi vào cơ thể sẽ bị axit phytic ngăn cản, vì thế không đi tới các bộ phận khác được. Từ đó khiến canxi ứ đọng trong thận, nguy hiểm hơn là gây viêm thận, suy thận.

Nước trà

Theo các chuyên gia, bạn không nên sử dụng nước trà để chế biến cua. Trong và sau khi ăn cua khoảng 1 tiếng đồng hồ, bạn cũng không nên uống nước trà.

Nguyên nhân là vì nước trà sau khi vào cơ thể sẽ khiến một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí có thể làm bạn bị đau bụng đi ngoài.

Mật ong

Cua đồng thuộc tính hàn trong khi mật ong lại đại nhiệt. Hai loại thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ tạo thành phản ứng kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy, nếu nặng thì có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Các loại quả giàu vitamin C

Các loại quả như cam, kiwi, hồng… rất giàu vitamin C. Tuy nhiên, trong đó cũng thường có hàm lượng lớn chất axit tanic.

Chất này kết hợp với chất dinh dưỡng trong cua sẽ bị kết tủa và gây hại lên hệ tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn gây ngộ độc nếu ăn nhiều nữa.

Không chỉ có thế, vì cam chanh còn có đặc tính hấp thụ đờm mà cua thì lại có tính hàn. Do đó, khi ăn chung với nhau nó rất dễ gây tụ đờm, ngưng khí và không hề tốt cho hệ hô hấp.

Dưa bở và dưa lê

Đây là hai loại quả có tính hàn. Khi ăn dưa bở và dưa lê với thực phẩm cũng có tính hàn như cua, bạn rất dễ bị lạnh bụng, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, có thể gây tình trạng tiêu chảy.

Cần tây

Nghiên cứu đã chỉ ra cần tây khi kết hợp với cua sẽ sinh ra các chất cản trở cơ thể hấp thụ chất đạm, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, không tốt cho cơ thể.

Thức ăn lạnh

Cua đồng là thực phẩm có tính hàn. Nếu ăn chung cua đồng với các thức ăn lạnh như kem, đá, bạn rất dễ bị tiêu chảy hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa khác.

Những người không nên ăn canh cua đồng

Phụ nữ đang mang thai

Đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu, không nên ăn canh cua đồng, bởi vì trong cua đồng có chứa tính độc không tốt cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra do thịt cua có tính hàn dễ gây đau bụng, đặc biệt là công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể, nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.

Người mới ốm dậy

Hệ tiêu hóa của người mới ốm dậy chưa thật sự ổn định, do khoảng thời gian dài tiếp xúc với các thức ăn giàu dinh dưỡng hấp thu trực tiếp, thức ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa, thế nên thường rất yếu, dễ bị nhiễm lạnh và đau bụng. Cua đồng là thực phẩm mang tính hàn, vì vậy, khi chế biến cần nấu chung các loại thực phẩm khác với hàm lượng nhỏ, hoặc hạn chế không sử dụng

Người có tiền sử cao huyết áp và tim mạch

Cua đồng càng béo ngậy hàm lượng chất béo trong cua càng cao. Việc ăn nhiều cua đồng sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có tiền sử về tim mạch và huyết áp. Dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng quá trình tích tụ cholesterol lâu dài sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng.

Người dị ứng với cua

Những người dị ứng với cua không nên ăn canh cua đồng do có thể bị sốc phản vệ phải nhập viện cấp cứu. Người bị hen, gút, đau bụng tiêu chảy cũng được khuyên nên hạn chế ăn canh cua đồng.

Người bị cảm lạnh, tiêu chảy

Người bị cảm lạnh, sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn cua vì cua có tính hàn lạnh dễ khiến bệnh nặng hơn. Ngoài ra, trong gạch cua còn chứa hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu

Một số lưu ý khi ăn canh cua đồng:

- Không dùng cua đã chết để nấu canh vì loại cua này chứa thành phần hóa học có tên histidine, có nguy cơ gây ngộ độc khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí bị ngộ độc nghiêm trọng.

- Cần phải nấu chín cua vì cua sống chứa nhiều ký sinh trùng gây bệnh, khi đi vào cơ thể sẽ tác động xấu đến sức khỏe.

- Không nên nấu đi nấu lại canh cua đồng nhiều lần. Việc này không chỉ làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể làm thịt cua bị biến chất, gây độc.

Tại sao ăn canh cua bị đau bụng

BS. Tạ Tùng Duy.

Cua đồng chủ yếu sống ở tầng đáy bùn sét của ruộng lúa. Cua đồng giàu đạm và can xi, đây là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích, nhất là món canh cua đồng, bún riêu cua đồng, lẩu riêu cua đồng...

Đặc biệt trong Đông y, loại cua này được xếp vào nhóm thực phẩm có tính hàn, ngọt lạnh. Vì vậy, cua đồng có một số tác dụng như:

Thanh nhiệt cơ thể

Tính hàn trong cua đồng có tác dụng giải nhiệt nên cua đồng được làm nguyên liệu để chế biến các món ăn mát lành, giúp thanh nhiệt cho cơ thể.

Ngăn ngừa loãng xương và còi xương

Cua đồng rất giàu canxi. Trong 100g cua chứa hơn 5000mg canxi. Canxi khi được hấp thu vào cơ thể sẽ tham gia quá trình hình thành tế bào xương mới, ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở người cao tuổi và còi xương ở trẻ em.

Hỗ trợ làm lành vết thương

Không chỉ cung cấp một lượng lớn canxi, cua đồng còn cung cấp rất nhiều nhóm đạm lành mạnh như lysine, methionie, valine hay leucin,… Những dưỡng chất này đều góp phần không nhỏ giúp xây dựng và tái tạo mô tế bào, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng.

Tại sao ăn canh cua bị đau bụng

Cua đồng là món ăn được nhiều người yêu thích ngày hè.

2. Cách bảo quản cua đồng sau khi làm thịt

Đối với cua đồng đã xay, bạn nên cho túi nilon, giữ thật kín miệng túi và cho vào ngăn đông tủ lạnh để bảo quản. Cua bảo quản như vậy có thể dùng trong khoảng 1 tuần mà dinh dưỡng của cua không bị mất đi.

Lưu ý rằng, cần nhanh chóng cho toàn bộ phần đã sơ chế vào tủ đông càng sớm càng tốt để tránh cua bị hỏng nhanh, thâm đen. Nếu không cấp đông cua nhanh, nước và hoạt dịch trong cua sẽ đóng băng từ từ làm thay đổi hình thái của cua, gây ra hiện tượng chèn ép dẫn đến phá vỡ cấu trúc tế bào.

Nên làm lạnh đột ngột ngay sau khi giã cua. Tất cả nước và hoạt dịch trong cua sẽ đóng băng cùng một lúc, cấu trúc và hình thái của thực phẩm không bị biến dạng. Khi rã đông, các chất dinh dưỡng trong hoạt dịch nằm nguyên trong tế bào, từ đó chất lượng của cua ít bị thay đổi hơn.

Tại sao ăn canh cua bị đau bụng

Lưu ý rằng, cần nhanh chóng cho toàn bộ phần đã sơ chế vào tủ đông càng sớm càng tốt để tránh cua bị hỏng nhanh, thâm đen.

3. Có nên ăn canh cua đồng liên tục không?

Dù là cua đồng hay cua biển, bạn cũng không nên ăn quá nhiều liên tục trong thời gian ngắn để không bị dư thừa lượng chất đạm. Theo đó, với cua đồng chỉ nên ăn khoảng 150 – 200g mỗi lần và từ 1 – 2 bữa trong tuần. Còn cua biển thì ăn tối đa 2 con một lần, từ khoảng 2 – 3 lần trong tháng là hợp lý.

Ăn canh cua đồng không gây ra sỏi thận, tuy nhiên không nên ăn hồng và uống trà sau khi ăn canh cua. Bởi trong hồng và nước trà có chứa tanin, chất này làm cho protein trong thịt cua đặc lại và khó phân hủy, từ đó có thể gây ra đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, khi tanin kết tủa có thể gây ra sỏi thận.

Tại sao ăn canh cua bị đau bụng

Ăn canh cua đồng không gây ra sỏi thận, tuy nhiên không nên ăn hồng và uống trà sau khi ăn canh cua.

4. Ai không nên ăn nhiều canh cua đồng?

Cua đồng có nhiều dinh dưỡng, giúp hỗ trợ phát triển xương, răng chắc khỏe. Nhưng một số đối tượng nên hạn chế ăn cua đồng như:

Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ - không nên ăn cua đồng, do cua đồng có tính hàn nên dễ gây đau bụng.

Người vừa ốm dậy: Với những người vừa ốm dậy, đường tiêu hóa còn chưa được phục hồi hoàn toàn cũng chưa vội ăn cua đồng vì dễ bị lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa.

Người bị tiêu chảy, người bị hen: Cua đồng có tính hàn, lạnh, do đó có thể khiến người đang bệnh lại bị nặng thêm. Những người đang bị ho hen, cảm cúm cũng không được ăn cua.

Người bị dị ứng với cua: Nếu cơ thể nhạy cảm với các loại hải sản như tôm, ốc hay cá thì bạn cũng cần cẩn trọng khi ăn cua.

Người mắc bệnh tim mạch, người bị gout vì gạch cua có chứa nhiều cholesterol, nhiều sodium và purines, nên người tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh gout cần hạn chế ăn cua.

Tại sao ăn canh cua bị đau bụng
Những lưu ý khi lựa chọn, bảo quản, sử dụng hành lá

Xem thêm video đang được quan tâm:

Chế độ ăn uống lành mạnh tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc COVID-19