Tài liệu Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2

Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học II – Lê Phương Nga

Đọc online Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học II – Lê Phương Nga

Tài liệu Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2

Tài liệu Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2

Tài liệu Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2

Tài liệu Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2

Tài liệu Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2

Tài liệu Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2

Tài liệu Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2

Tài liệu Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2

Tài liệu Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2

Tài liệu Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2

Bấm số 2 để tải thêm 10 trang Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học II – Lê Phương Nga

PPDH LUYỆN TỪ VÀ CÂU1. Vị trí và nhiệm vụ của phân môn LT&Ca. Vị tríPhân môn LT&C có vai trò rất quan trọng trong dạy học TiếngViệt bởi vị trí đặc biệt quan trọng của từ và câu trong hệ thốngngôn ngữ. Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Câu là đơn vịnhỏ nhất có thể thực hiện chức năng giao tiếp.b. Nhiệm vụLàm giàu vốn từ và phát triển năng lực sử dụng từ, câu của họcsinh bao gồm các công việc:- Dạy nghĩa từ;- Hệ thống hoá vốn từ;- Tích cực hóa vốn từ (dạy dùng từ);- Dạy đặt câu, dùng câu.2. Cơ sở và nội dung của các nguyên tắc dạy học LT&Ca. Nguyên tắc giao tiếp- Cơ sở: Chức năng xã hội của ngôn ngữ: Ngôn ngữ là phươngtiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người.- Nội dung nguyên tắc:+ Xây dựng nội dung nguyên tắc dạy học dưới hình thức các bàitập LT&C để học sinh tiến hành hoạt động giao tiếp, từ đó hìnhthành năng lực giao tiếp.+ Mọi quy luật cấu trúc và hoạt động của từ, câu chỉ được rút ratrên cơ sở nghiên cứu lời nói sinh động, những kinh nghiệmngôn ngữ và kinh nghiệm sống đã có ở học sinh.+ Bảo đảm sự thống nhất giữa lí thuyết ngữ pháp và thực hànhngữ pháp với mục đích hình thành năng lực giao tiếp cho họcsinh+ Trình bày các khái niệm ngữ pháp một cách đơn giản và chútrọng dạy hệ thống quy tắc ngữ pháp.b. Nguyên tắc tích hợp- Cơ sở: Tính hệ thống, thống nhất của các đơn vị, bình diệnngôn ngữ trong sử dụng.- Nội dung nguyên tắc:+ Luyện từ và luyện câu không thể tách rời, các bộ phận củachương trình luyện từ và luyện câu cùng phải được nghiên cứutrong sự gắn bó thống nhất.+ Luyện từ và luyện câu phải được tiến hành mọi nơi, mọi lúctrong các hoạt động khác, trong tất cả các môn học, trong tất cảcác phân môn khác của giờ tiếng Việt.c. Nguyên tắc trực quan- Cơ sở: Vai trò của trực quan trong nhận thức và nhận thức củatrẻ em, tính thống nhất và cụ thể trong mỗi khái niệm ngôn ngữ.- Nội dung:+ Dạy từ đồng thời tác động đến học sinh bằng vật thật (hoặc vậtthay thế) và bằng lời.+ Học sinh phải kết hợp cả nghe, đọc, nói, viết từ, câu.+ Các ngữ liệu đưa ra xem xét trong giờ LT&C phải tiêu biểu.+ Nắm chắc mục đích của tài liệu trực quan để sử dụng phù hợpvới từng bước lên lớp, từng nhiệm vụ dạy học.d. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống của từ, câu trong dạy họcLT&C- Cơ sở: Giá trị của từ và cách dùng từ phụ thuộc vào những từkhác tronghệ thống. Giá trị của câu và sự phụ thuộc của câu vào ngữ cảnh.- Nội dung:+ Đối chiếu từ với hiện thực trong việc giải nghĩa từ, đặt từ trongcác hệ thống (hàng dọc, hàng ngang, phong cách xã hội) để xemxét và sử dụng.+ Đặt câu trong ngữ cảnh, trong văn bản để xem xét.e. Nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất giữa nội dung và hìnhthức ngữ pháp trong dạy học LT&C- Cơ sở: Bản chất của khái niệm ngữ pháp và những khó khăncủa học sinh trong việc lĩnh hội chúng.- Nội dung nguyên tắc: Phải để học sinh xác lập quan hệ giữa ýnghĩa và hình thức ngữ pháp khi nhận diện và sử dụng một đơnvị ngữ pháp.3. Nội dung dạy học Luyện từ và câuVề kiến thức, phân môn Luyện từ và câu cũng cấp cho họcsinh các kiến thức sơ giản về từ và câu, bao gồm:- Mở rộng vốn từ cho học sinh theo các chủ điểm.- Ngữ âm - chính tả: cấu tạo tiếng; cách viết tên người, tên địa líViệt Nam; cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài; cách viếttên các cơ quan, tổ chức, giải thưởng, danh hiệu, huân chương.- Cấu tạo từ, từ phân loại theo cấu tạo (từ đơn, từ phức).- Kiến thức về nghĩa của từ và các thao tác, phương pháp giảinghĩa từ cơ bản.- Các lớp từ vựng tiếng Việt: từ toàn dân - từ địa phương, từđồng nghĩa, từ đồng âm, từ trái nghĩa...- Từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ- Các kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? (được xem là cáckiểu câu đơn trần thuật cơ bản); các loại câu xét theo mục đíchphát ngôn (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến), theo cấu tạo(câu đơn, câu ghép); các quy tắc dùng từđặt câu và tạo văn bản (viết đoạn văn); thành phần câu (chủngữ, vị ngữ, trạng ngữ); liên kết câu…- Dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi,dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.- Các biện pháp tu từ: so ánh, nhân hóa.Hệ thống bài tập Luyện từ và câu khá phong phú và đa dạng.Dựa vào mục tiêu dạy học, phạm vi nội dung kiến thức, kĩ năngđược hình thành, có thể chia bài tập dạy học Luyện từ và câuthành hai mảng lớn: bài tập theo các mạch kiến thức kĩ năng vềtừ và câu (gồm hai nhóm: (1) bài tập nhận diện, phân loại, phântích; (2) bài tập xây dựng, tổng hợp) và bài tập làm giàu vốn từ(gồm ba nhóm: (1) bài tập dạy nghĩa từ; (2) bài tập hệ thống hóavốn từ; (3) bài tập tích cực hóa vốn từ). Mặc dù vậy, xuất phát từđặc trưng tích hợp trong dạy học Tiếng Việt, sự phân loại trên chỉmang tính tương đối. Bài tập làm giàu vốn từ không tách rời vớicác mạch kiến thức, kĩ năng về từ và câu.Nội dung dạy học Luyện từ và câu được thể hiện qua hai kiểubài lí thuyết và thực hành. Ở lớp 2, 3, các tri thức về từ và câuđược hình thành thôngqua hệ thống bài tập. Lên lớp 4, 5, bên cạnh các tiết thực hành(được cấu thành từ một tổ hợp bài tập), học sinh được làm quenvới kiểu bài lí thuyết (có cấu trúc gồm ba phần: Nhận xét, Ghinhớ, Luyện tập). Tuy nhiên, từ mục tiêu dạy học phân môn, phầntrọng tâm của bài lí thuyết vẫn là phần Luyện tập.4. Các nhóm, dạng bài tập Luyện từ và câuQuan điểm thực hành được quán triệt trong dạy học LT&C.Điều đó thể hiện ở việc các nội dung dạy học LT&C được xâydựng dưới dạng các bài tập. Vì vậy, việc mô tả nội dung dạy họcLT&C không tách rời với việc chỉ ra những nhóm, dạng bài tập.- Dựa vào nội dung dạy học, các bài tập LT&C được chia làm haimảng lớn là mảng bài tập làm giàu vốn từ và mảng bài tập theocác mạch kiến thức và kĩ năng về từ và câu.+ Bài tập làm giàu vốn từ được chia thành ba nhóm: bài tậpdạy nghĩa, bài tập hệ thống hóa vốn từ và bài tập dạy sử dụng từ(tích cực hóa vốn từ).+ Bài tập theo các mạch kiến thức và kĩ năng về từ và câuđược chia ra thành các nhóm: bài tập luyện từ (bài tập về cáclớp từ, về biện pháp tu từ, cấu tạo từ, từ loại), bài tập luyện câu(các kiểu câu, cấu tạo câu, dấu câu, biện pháp liên kết câu),ngoài ra còn có nhóm bài tập về cấu tạo tiếng và quy tắc viếthoa.- Dựa vào đặc điểm hoạt động của HS, bài tập theo các mạchkiến thức kĩ năng về từ và câu có thể được chia ra thành haimảng lớn: những bài tập có tính chất nhận diện, phân loại, phântích (bài tập ngôn ngữ) và những bài tập có tính chất xây dựngtổng hợp (bài tập lời nói).Trong các bài tập nhận diện, phân loại các đơn vị từ, câu thìcác đơn vị ngôn ngữ và các kiểu loại đơn vị ngôn ngữ có thểnằm trong câu, đoạn. Lúc này việc vạch đường ranh giới từ là rấtquan trọng. Nếu các từ được để rời, đường ranh giới từ đã đượcvạch sẵn thì cần lưu ý những trường hợp đồng âm, đa nghĩa.Nguyên tắc tích hợp được thể hiện rất rõ trong các bài tậpLT&C nên việc phân loại các bài tập nhiều lúc chỉ có tính tươngđối. Nhiều khi một bài tập cụ thể vừa có mục đích làm giàu vốntừ vừa luyện tập củng cố một kiến thức ngữ pháp nào đó; thựchành về từ, câu không tách rời với lí thuyết về từ, câu; luyện từkhông tách rời với luyện câu; cả hai bình diện sử dụng ngôn ngữlà tiếp nhận và sản sinh cũng không tách rời nên có bài tập vừayêu cầu nhận diện, nhận xét, bình giá việc sử dụng một đơn vịngôn ngữ nào đó lại vừa có cả yêu cầu sử dụng đơn vị ngôn ngữđó.5. Các kiểu bài học LT&C trong sách giáo khoaPhần lớn các bài học LT&C trong sách giáo khoa được cấuthành từ một tổ hợp bài tập. Đó là toàn bộ các bài học LT&C ởlớp 2, 3 và các bài luyện tập, ôn tập LT&C ở lớp 4, 5. Ngoài ra ởlớp 4, 5 còn có bài lí thuyết về từ và câu.-Bài LT&C ở lớp 2, 3 trong SGK được ghi tên theo phân môn,còn các tên bài chỉ được ghi ở phần mục lục. Hầu hết các bàihọc LT&C ở lớp 2, 3 bao gồm cả nhiệm vụ luyện từ và luyện câu.Các tên bài thể hiện điều này.Ví dụ: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về học tập – Dấu chấm hỏi(lớp 2 tuần 1); Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên - Ôn tập câu “Ai làgì?” (lớp 3 tuần 1).- Ở lớp 4, 5, các bài học đã tách thành những bài luyện từ vàluyện câu riêng.Ví dụ các tên bài: Từ ghép và từ láy (lớp 4 tuần 4), Câu hỏi vàdấu chấm hỏi (lớp 4 tuần 13). Các bài học theo các mạch kiếnthức từ, câu có thể chia thành hai kiểu: bài lí thuyết và bài luyệntập.+ Những bài được xem là bài lí thuyết về từ và câu lớp 4, 5 lànhững bài được đặt tên theo một mạch kiến thức và có phần ghinhớ được đóng khung. Bài lí thuyết về từ và câu gồm có baphần.Phần Nhận xét đưa ngữ liệu chứa hiện tượng cần nghiêncứu và hệ thống câu hỏi giúp HS nhận xét, phân tích để tìm hiểunội dung bài học, giúp HS rút ra được những nội dung của phầnghi nhớ.Phần Ghi nhớ tóm lược những kiến thức và quy tắc của bàihọc.Phần Luyện tập là một tổ hợp bài tập nhằm vận dụng kiếnthức đã học vào trong hoạt động nói, viết.+ Bài luyện tập là những bài có tên gọi “Luyện tập”, chỉ gồmcác bài tập nhưng cũng có khi có thêm những nội dung kiến thứcmới, ví dụ kiến thức về các tiểu loại danh từ ở bài luyện tập vềdanh từ, kiến thức về các kiểu từ ghép trong bài luyện tập về từghép.- Bài ôn tập và kiểm tra là nhóm bài có tên gọi “Ôn tập” và cácbài có nội dung luyện từ và câu trong tuần ôn tập giữa học kì,cuối học kì, cuối năm.6. Chú ý khi tổ chức dạy bài lí thuyết Luyện từ và câu- Dạy học Luyện từ và câu không có mục đích lí thuyết thuần túy.Việc cung cấp, hình thành các tri thức ngôn ngữ cho học sinhcần được thực hiện một cách nhẹ nhàng, đơn giản và hiệu quả.- Cần nhìn thấy mối liên hệ mật thiết giữa các phần trong bài líthuyết:Việc phân tích từng hiện tượng ngôn ngữ ở phần Nhận xétnhằm hướng đến rút ra các kết luận tương ứng ở phần Ghi nhớ;phần Luyện tập vừa là mảnh đất để vận dụng những kiến thứcmới hình thành vừa củng cố, khắc sâu hơn lí thuyết về từ và câu.- Phân bố thời gian hợp lí giữa các phần. Luyện tập luôn đượcxác định là trọng tâm của bài dạy và vì thế, thời lượng thực hànhbài tập cần được ưu tiên.- Ghi nhớ không phải là cái có sẵn. Chính vì thế, giáo viên cần tổchức tốt việc phân tích các ngữ liệu dạy học để hướng dẫn họcsinh tự tìm kiếm thông tin, khám phá và chiếm lĩnh chính xác,đầy đủ về đối tượng nghiên cứu.- Các bài tập trong phần Luyện tập thường có hai dạng cơ bản:bài tập nhận diện và bài tập vận dụng. Cần nắm vững đặc trưng,yêu cầu của các loại bài tập này để tổ chức hoạt động học tậpmột cách hợp lí.7. Tổ chức dạy bài thực hành Luyện từ và câuThực chất của tổ chức dạy bài thực hành Luyện từ và câu làviệc tổ chức thực hiện các bài tập về từ và câu. Để quá trình dạyhọc kiểu bài này thu được hiệu quả cao, cần chú ý những vấn đềcơ bản sau:- Nắm vững hệ thống bài tập Luyện từ và câu: nhận diện đúngkiểu bài tập, xác định rõ phạm vi kiến thức (cơ sở ngôn ngữ) vàmục tiêu về kĩ năng (giải nghĩa từ, hệ thống hóa vốn từ, sử dụngtừ).- Đối với các lớp 2, 3, trong một bài thực hành thường bao gồmnhiều bài tập đề cập đến những tri thức ngôn ngữ khác nhau, dođó cần chú ý đến sự phức hợp này trong tổ chức thực hành bàitập. Ở lớp 4, 5, tiết thực hành chỉ tập trung vào khai thác sâu mộtđơn vị kiến thức cụ thể nên sự chú ý nằm ở mối liên hệ giữa cácbài tập.- Nắm vững quy trình thực hành giải bài tập (gồm bốn bước),trong đó chú trọng bước phân tích định hướng thực hiện bài tập(bước 2). Đồng thời, do được cấu trúc theo dạng thức đồng tâmphát triển, các bài tập ở lớp trên có sự nâng cao hơn về mặt kĩnăng so với lớp dưới. Vì lẽ đó, khi dạy, giáo viên cần linh hoạt đểtinh giản một số bước, một số thao tác, hoạt động.- Đa dạng hóa hình thức tổ chức thực hành; kết hợp vận dụngcác phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh chủ độnggiải quyết các nhiệm vụ học tập; tăng dần mức độ hoạt động độclập của học sinh.8. Quy trình dạy học LT&CA. Quy trình dạy học LT&C lớp 2 – 31. Kiểm tra bài cũ- Kiểm tra bài tập của tiết trước.- GV nhận xét, chữa bài2. Dạy bài mớia. Giới thiệu bài mớiThường giới thiệu một cách trực tiếp: nêu yêu cầu của tiết học.b. Hướng dẫn làm bài tậpGV hướng dẫn và tổ chức HS thực hiện từng bài tập theo trìnhtự:- Đọc và xác định yêu cầu bài tập.- Hướng dẫn mẫu hoặc giải thích (nếu cần thiết).- HS làm bài tập (vào vở bài tập, vào nháp, vào giấy khổ to;theo lớp, cá nhân, nhóm, …)- Nêu kết quả, trao đổi, nhận xét, GV đưa ra kết quả đúng.3. Củng cố, dặn dò- Nhắc lại kiến thức, kĩ năng trọng tâm của bài.- Nhận xét, dặn HS về nhà làm bài, chuẩn bị bài.B. Quy trình dạy học LT&C lớp 4 – 51. Kiểm tra bài cũ- Kiểm tra bài tập hoặc nội dung kiến thức của tiết trước.- GV nhận xét, chữa bài2. Dạy bài mớia. Đối với bài dạy lý thuyết- Giới thiệu bài- Hình thành khái niệm:+ Phân tích ngữ liệu+ Ghi nhớ kiến thức- Hướng dẫn luyện tậpb. Đối với bài thực hành- Giới thiệu bài- Hướng dẫn thực hành+ HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập+ Hướng dẫn hs làm mẫu một phần của bài tập+ HS làm bài tập (hình thức: cá nhân, cặp đôi, nhóm, lớp,…)+ GV tổ chức cho hs trao đổi, nhận xét kết quả giải các bài tập3. Củng cố, dặn dò- HS nhắc lại những kiến thức cơ bản.- Nhận xét tiết học.- Dặn dò học sinh làm bài tập và chuẩn bị bài.PPDH KỂ CHUYỆN1. Vị trí, nhiệm vụ của dạy học Kể chuyện1.1. Vị trí của dạy học Kể chuyệnKể là một dạng nói mang tính nghệ thuật. Kể chuyện vậndụng sự hiểu biết phong phú về đời sống và tạo điều kiện để họcsinh rèn luyện một cách tổng hợp các kĩ năng tiếng Việt. Họcsinh tiểu học đặc biệt hứng thú với phân môn Kể chuyện. Nhữngcâu chuyện thú vị “hé mở cho các em những nhận thức ban đầutrong sáng như những tia nắng ban mai về cội nguồn và truyềnthống đẹp đẽ của dân tộc mà khó có một bài học lịch sử nào cóthể thay thế được”.Không những thế, học sinh sau khi nghe kể còn được hướngdẫn tập kể lại câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình với nhữngphong cách diễn đạt hồn nhiên. Trẻ được nói, được sống cùngnhân vật hay thậm chí được hoá thân thành những nhân vậttrong truyện. Cùng với quá trình dạy học Kể chuyện, học sinhvừa thực hiện hoạt động tiếp nhận vừa thực hiện hoạt động sảnsinh, tái sản sinh ngôn bản.Có thể nói, truyện kể và hoạt động kể chuyện có ý nghĩa rấtlớn đối với đời sống tâm hồn học sinh. Sức mạnh văn học màtruyện kể mang lại có vị trí quan trọng trong hành trình tiếp nhậntác phẩm, tích lũy vốn kiến thức văn học,ngôn ngữ của các em.1.2. Nhiệm vụ của dạy học Kể chuyệnPhân môn Kể chuyện có những nhiệm vụ cơ bản sau:- Phát triển kĩ năng tiếng Việt cho học sinh tiểu học: Kể chuyệncó nhiệm vụ rèn luyện và phát triển các kĩ năng nghe, đọc và nói.Trong giờ học, học sinh thực hành kể với các hình thức độc thoạivà hội thoại, được tiếp xúc với tác phẩm văn học (truyện kể),khám phá và cảm thụ để từ đó “tái sản sinh” ngôn bản. Đồngthời, ở những kiểu bài đặc biệt (kể chuyện theo lời nhân vật, kểchuyện được chứng kiến hoặc tham gia), các em bước đầu biếtsáng tạo ngôn ngữ kể, biết tham gia vào quá trình sản sinhnhững “tác phẩm nghệ thuật” thực thụ.- Phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy hình tượng và cảm xúcthẩm mĩ: Sống cùng truyện kể, tâm hồn học sinh sẽ đầy đặnhơn, trọn vẹn hơn. Không những rèn luyện các thao tác tư duy,các em còn phát triển tư duy hình tượng và cảm xúc thẩm mĩbằng những trải nghiệm, hóa thân cùng nhân vật trong câuchuyện.- Tích lũy vốn sống, vốn văn học: Kể chuyện mang đến cho họcsinh một khối lượng lớn các tác phẩm văn học, bao gồm văn họctrong nước và văn học nước ngoài, văn học dân gian và văn họchiện đại. Theo từng câu chuyện, các em được mở rộng tầm hiểubiết, được đến với những chân trời tri thức mới.2. Nội dung dạy học Kể chuyệnPhân môn Kể chuyện xuất hiện khá sớm trong chương trìnhTiếng Việt tiểu học với sự đa dạng, phong phú về kiểu loại bàitập. Mỗi loại bài tập kể chuyện có một đặc trưng riêng, hướngđến rèn các kĩ năng cơ bản để từ đó hình thành năng lực kể năng lực “nói mang tính nghệ thuật“.Ở lớp 1, trong giai đoạn Học vần, học sinh chủ yếu đượcnghe kể những câu chuyện nhỏ về các loài vật đáng yêu, ngộnghĩnh, về những bài học thú vị trong cuộc sống. 13 tuần trongphần Luyện tập tổng hợp, học sinh bắt đầu tham gia vào hoạtđộng kể chuyện với các văn bản truyện ngắn gọn, nội dung giảndị để chiếm lĩnh và tích lũy những lời khuyên bổ ích như đi đếnnơi về đến chốn (truyện Cô bé quàng khăn đỏ), phải biết kiên trì,nhẫn nại; không kiêu căng, chủ quan (truyện Rùa và Thỏ), trântrọng tình bạn (truyện Cô chủ không biết quý tình bạn)...Ở lớp 2, 3, sự phong phú của các dạng thức bài tập kểchuyện được thể hiện khá rõ nét bằng những loại cơ bản: kểchuyện theo tranh hoặc theo gợi ý, kể phân vai, kể một chi tiếttruyện theo trí tưởng tượng, kể chuyện theo lời nhân vật.Lên lớp 4, 5, về thực chất không có sự đột biến nào về kiểudạng bài tập song với các kiểu bài kể chuyện đã nghe, đã đọc vàkể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, yêu cầu thực hànhđã tăng lên rất nhiều. Học sinh nhập cuộc với những loại bài tậpđiển hình như: phân tích chủ đề, xây dựng cốt truyện, trao đổi vềý nghĩa truyện.Trong hệ thống bài tập kể chuyện, kể chuyện theo tranhhoặc theo gợi ý là loại bài tập chiếm tỉ lệ cao nhất, được phân bốtừ lớp 1 đến lớp 5. Loại bài tập này dựa trên điểm tựa là tranh vẽhay các gợi ý bằng lời. Học sinh có thể tập kể lại từng đoạn hoặctoàn bộ câu chuyện theo tranh, theo gợi ý.Ví dụ: Dựa theo tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện “Chiếcbút mực” (Tiếng Việt 2, tập 1, trang 41); Dựa vào các tranh dướiđây, kể lại câu chuyện đã được nghe [truyện Đôi cánh của NgựaTrắng] (Tiếng Việt 4, tập 2, trang 106). Trong các bài tập này,tranh vẽ, gợi ý là những chỉ dẫn thú vị giúp học sinh hình thànhnội dung truyện, tái hiện lại các chi tiết trong truyện, xâu chuỗicác tình tiết và hoàn thiện nội dung bài kể. Quan sát tranh, đọc kĩcác gợi ý chính vì vậy là con đường chính để đến đích. Ở cáclớp đầu bậc tiểu học, trong một số bài, kèm theo tranh có thểxuất hiện các câu nêu nội dung chính hay câu hỏi nhằm khaithác nội dung đoạn truyện.Trong hệ thống bài tập kể chuyện, phân vai và kể chuyệntheo lời nhân vật là các bài tập có “sức hút” mạnh mẽ đối với họcsinh. Đây cũng là hai kiểu bài thể hiện khá rõ nét đặc trưng tínhgiao tiếp. Mặc dù vậy, phân vai có những nét khác biệt khá rõràng so với kể chuyện theo lời nhân vật cả về hình thức tổ chứcthực hành lẫn khả năng sử dụng ngôn ngữ.- Kể chuyện phân vai+ Rèn kĩ năng đối thoại.+ Mỗi học sinh nói lời một nhân vật.+ Học sinh sáng tạo trong giọng kể, điệu bộ, cử chỉ và một sốlời thoại...+ Tính hợp tác cao.- Kể theo lời nhân vật+ Rèn kĩ năng độc thoại+ Học sinh kể cả truyện từ vai nhân vật.+ Học sinh cần sáng tạo lời kể (chuyển đổi ngôi kể, đổi câu+ chữ...).+ Tính cá nhân, cá thể cao.Đối với kiểu bài kể chuyện đã nghe, đã đọc và kể chuyệnđược chứng kiến, tham gia, học sinh thường phải thực hiện cácyêu cầu bài tập: tìm truyện (theo chủ đề) từ những gợi ý củasách giáo khoa, kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa của truyện. Độkhó trong những bài tập kể chuyện này chính là dung lượngtruyện lớn, hàm chứa nhiều nội dung thông tin, cốt truyện khôngcó sẵn (kể chuyện chứng kiến, tham gia). Vì vậy, trong quá trìnhthực hành, cần có những định hướng và tiêu chí đánh giá cụ thể.Giáo viên cũng phải có vốn tri thức văn học tốt, kĩ năng xây dựngcốt truyện để hướng dẫn, tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệmvụ học tập.3. Tổ chức dạy học Kể chuyện3.1. Các kĩ năng cơ bản cần rèn luyện cho học sinh trong dạyhọc Kể chuyệnKĩ năng kể chuyện được hình thành từ các kĩ năng bộ phậncó mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giáo viên tiểu học cần rènluyện thường xuyên để có khả năng ghi nhớ nhanh câu chuyện,lựa chọn được giọng điệu và ngôn từ phù hợp, đồng thời biếtphân tích truyện để dự kiến các điểm nhấn, điểm dừng tạo sựcuốn hút đối với học sinh. Bên cạnh đó, cần phối hợp hài hòacác hành vi phi ngôn ngữ phụ trợ nhằm làm sống dậy những xúccảm chứa đựng trong mỗi tác phẩm, trong mỗi nhân vật. Đối vớikiểu bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, ngoàinhững kĩ năng được thể hiện trong sơ đồ sau, cần rèn luyện chohọc sinh kĩ năng quan sát và thu nhận thông tin từ cuộc sống, kĩnăng xây dựng cốt truyện.3.2. Quy trình dạy học Kể chuyệnMỗi kiểu bài kể chuyện ở các khối lớp có những đặc trưngriêng về cách thức tiến hành. Khi dạy bài mới, đối với những tiếtcó thực hiện kể mẫu, giáo viên kể từ 2 đến 3 lần (lần 2, 3 có kếthợp với chỉ dẫn, phân tích tranh). Ở lớp 3, do tích hợp với Tậpđọc nên thời lượng dành cho Kể chuyện là 0.5 tiết. Giáo viên cầnchú ý điều này khi tổ chức các hoạt động dạy học. Khi dạy họccác kiểu bài Kể chuyện được nghe thầy cô kể trên lớp; Kểchuyện đã nghe, đã đọc, đã chứng chiến hoặc tham gia, quytrình thực hiện như sau:- Kiểm tra bài cũ- Dạy bài mới:+ Giới thiệu bài: Giới thiệu về truyện sẽ kể hoặc nêu yêu cầu củabài học.+ Giáo viên kể hoặc hướng dẫn học sinh phân tích định hướng(tìm hiểu chủ đề, tìm các ví dụ phù hợp yêu cầu đề bài theo gợicủa của sách giáo khoa).+ Học sinh thực hành kể chuyện: kể trong nhóm, kể trước lớp.+ Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện: nói về nhân vậttrong truyện, về ý nghĩa của truyện.- Củng cố, dặn dò3.2.1. Quy trình dạy bài kể chuyện lớp 2, 31. Kiểm tra bài cũGv nêu mục đích, yêu cầu của tiết học hoặc nêu tình huống đểgợi dẫn câu chuyện được kể trong tiết học.2. GV Hướng dẫn kể chuyện- thực hiện lần lượt từng bài luyện tập kể chuyện (độc thoại) theoSGK; khuyến khích hs kể bằng lời của mình; nghe để kể nối tiếpchuyện hoặc nhận xét lời kể của bạn.- Hướng dẫn hs phân vai dựng lại câu chuyện hoặc kể có sángtạo … (theo y/c trong SGK)Mỗi khi gặp lại những dạng bài tập mới hoặc khó, gv cầngiúp hs nắm được y/c, thực hành làm mẫu 1 phần của bài tập.3. Củng cố, dặn dòVì giờ kể chuyện không phải là giờ trình diễn nghệ thuật kểchuyện của gv mà là giờ thực hành nói của hs nên gv cần tăngcường tổ chức kể chuyện theo nhóm để tạo điều kiện cho mỗi hsđều được thực hành kể chuyện.ở lớp 3, do thời lượng giờ học chỉ có 0,5 tiết nên bài kểchuyện có thể bắt đầu từ bước hướng dẫn kể chuyện.3.2.2. Quy trình dạy bài kể chuyện lớp 4, 5a. Dạy bài kể chuyện nghe thầy cô kể trên lớp1. Kiểm tra bài cũ2. Bài mới2.1. Giới thiệu bàiGiới thiệu bằng lời, có thể kết hợp với đồ dùng trựcquan hoặc giới thiệu băng hình.2.2. Hs nghe kể chuyện+ GV kể lần 1+ GV kể lần 2, hs nghe kết hợp nhìn hình minh họa.2.3. HS tập kể chuyện+ Kể từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm.+ Kể cả câu chuyện trong nhóm.+ Kể cả câu chuyện trước lớp.2.4. HS tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện- Nói về nhân vật chính- Nói về ý nghĩa câu chuyện3.Củng cố, dặn dòb. Dạy bài kể chuyện đã nghe, đã đọc, đã chứng kiến hoặc thamgia1. Kiểm tra bài cũ2. Bài mới2.1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu y/c kể chuyện của tiết học2.2 HS tìm những ví dụ phù hợp với y/c của đề bài (theo gợi ýSGK)- HS tập kể chuyện: kể trong nhóm hoặc kể trước lớp- HS trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện+ Nói về nhân vật chính+ Nói về ý nghĩa câu chuyện3.Củng cố, dặn dò- một hs khá kể lại toàn chuyện- nhận xét tiết học- dặn dò hs về nhà kể lại, chuẩn bị cho bài mới.5. Yêu cầu về kĩ năng kể chuyệnYêu cầu về kĩ năng kể chuyện cho HS lớp 1 là sau khi nghethầy cô kể 2, 3 lần một câu chuyện đơn giản, phù hợp với trìnhđộ và đặc điểm lứa tuổi, các em phải nắm được nội dung chínhcủa câu chuyện và dựa vào trí nhớ, vào các tranh minh họatrong SGK, các câu hỏi dưới tranh, kể lại được từng đoạn củacâu chuyện.Ở các lớp 2, 3 kĩ năng nghe kể vẫn tiếp tục được rèn luyện.Đó là các kĩ năng độc thoại và hội thoại nhưng với yêu cầu caohơn so với lớp 1. ở lớp 2, 3, trong độc thoại có thêm yêu cầu HSkể bằng lời của mình, kể có thêm một hai chi tiết sáng tạo. Tronghội thoại có thêm yêu cầu dựng lại câu chuyện đã học theo vai,bước đầu sử dụng các yếu tố phụ trợ trong giao tiếp (nét mặt, cửchỉ, điệu bộ ...). ở lớp 3, khi rèn kĩ năng độc thoại có thêm yêucầu kể lại truyện theo lời một nhân vật.Ở lớp 4, 5, HS vẫn tiếp tục được củng cố kĩ năng kể chuyệnđã được hình thành từ lớp dưới, đồng thời được hình thànhnhững kĩ năng mới. Nội dung các câu chuyện được kể ở lớp 4, 5đã phong phú hơn, độ dài lớn hơn. So với lớp 2, 3, có thêm yêucầu mới là HS kể lại các truyện đã nghe, đã đọc ngoài giờ Kểchuyện. Nhiều đề bài chỉ nêu ý nghĩa của câu chuyện mà khôngchỉ rõ các chuyện cụ thể. Ngoài ra, HS còn phải kể lại được cácchuyện đã chứng kiến hoặc tham gia.5.Những điểm cần lưu ý khi thực hiện bài kể chuyện5.1. Đối với lớp 2,3.- Thực hiện tốt 2 bước: chuẩn bị cho việc kể và thực hành kểchuyện.+ Giúp hs nắm vững câu chuyện cần kể đã học trong bàitập đọc.+ Giúp hs xác định giọng kể và lựa chọn ngôn từ kể chuyện- Tạo cho hs tâm thế tự tin, những điều kiện để có thể kể mộtcách tự nhiên.5.2. Đối với lớp 4,5- Phải tổ chức tốt tâm thế kể chuyện cho hs. Trong giờ kểchuyện, GV phải hướng dẫn hs chuẩn bị cho tiết kể chuyệntuần sau. Trên lớp, gv tổ chức cho hs kể chuyện trong nhómtrước để các em tập dượt.- Trong khi hs kể chuyện, gv vần đứng đối diện với hs, dùngánh mắt, cử chỉ động viên, khích lệ và giúp đỡ kịp thời khicác em gặp khó khăn. Đồng thời, khích lệ kịp thời để các emcó tinh thần cố gắng và hăng hái hơn.HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA1.Vị trí, nhiệm vụ, yêu cầu1.1. Vị trí- Đóng vai trò trong sự phát triển nhận thức, hứng thú sángtạo của hs.- Tạo điều kiện để hs và gv gần gũi nhau trên cơ sở tính hấpdẫn của môn học và cùng tham gia một hoạt động.1.2. Nhiệm vụ- Nâng cao hứng thú của hs đối với môn TV với lời nói sốngđộng; giáo dục các em lòng yêu quý tiếng mẹ đẻ - phương tiệngiao tiếp tinh tế nhất của dân tộc.- Phát triển hoạt động nhận thức của hs làm cho các em quenvới việc sử dụng tài liệu tham khảo, phát triển nhu cầu tự học.- Làm cho kiến thức về TV mà hs tiếp thu được trong giờ họctrở nên sâu sắc hơn; nâng cao hiệu quả dạy học TV trong giờchính khóa bằng cách phát triển các kỹ năng ngôn ngữ.1.3. Yêu cầuCần đảm bảo nguyên tắc hệ thống, tự nguyện, đề cao tínhtích cực độc lập của hs cũng như phải tính đến nguyên tắc lựachọn, hứng thú của hs, tính hấp dẫn của hoạt động ngoại khóavà tính thực hành của nó.2.Các hình thức hoạt động ngoại khóaHình thức HĐNK môn TV rất phong phú và đa dạng. Đượcchia thành 2 loại lớn: HĐNK trong phạm vi lớp học, trường họcvà HĐNK ngoài nhà trường.2.1. Các HĐNK trong phạm vi lớp học, trong nhà trường- Nhóm tiếng việt.- Góc tiếng việt.- Báo tường.- Thi sáng tác thơ, văn, kịch.- Thi vở sạch chữ đẹp.- Thi đọc thơ, ngâm thơ, kể chuyện.- Dạ hội văn học.- Một số các trò chơi TV: đố vui, giải nghĩa từ, giải ô chữ, …- Sổ tay chính tả, sổ tay từ ngữ.- Sưu tầm tục ngữ, ca dao.2.2. Các HĐNK ngoài nhà trường- Thăm quan- Thăm và gặp gỡ các tác giả có trong bài trích tiếng việt, bàmẹ việt nam anh hùng, …3.Cách tổ chức một số HĐNK Tiếng Việt ở Tiểu họcBất kỳ một HĐNK nào khi tổ chức cũng gồm các bước sau:- Bước 1:+ Xác định thời gian, địa điểm tổ chức HĐNK.+ Xác định mục đích HĐNK.+ Xác định yêu cầu HĐNK.- Bước 2: Chuẩn bị+ Chuẩn bị của giáo viên.+ Chuẩn bị của hs.- Bước 3: Cách tiến hành+ GV nêu nội dung hoạt động.+ HS trình bày sản phẩm.+ GV nêu ý nghĩa của HĐNK.Ví dụ: HĐNK trò chơi truyền điện- Bước 1:+Thời gian: cuối tiết học tập đọc – học thuộc lòng hoặcôn tập học thuộc lòng.+Địa điểm: tại lớp học.+Mục đích: rèn kỹ năng đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ.Rèn khả năng tập trung suy nghĩ cao độ. Rèn phản xạnhanh, nhạy. Tạo hứng thú và không khí sôi nổi trong họctập.+Yêu cầu: tinh thần tự nguyện tự giác, chia làm 2 nhóm.- Bước 2: Chuẩn bịGV xác định bài thơ sẽ chơi (thường là bài thơ vừa họcxong);HS 2 nhóm A & B ngồi quay vào nhau (hoặc đứng thành2 hàng đối diện).- Bước 3: Tiến hành trò chơi+ GV nêu cách chơi: Hai nhóm bốc thăm hoặc oẳn tù tì đểgiành quyền đọc trước.Đại diện nhóm đọc trước, đọc câu đầu tiên của bài thơrùi chỉ định thật nhanh (truyền điện) một bạn bất kì củanhóm kia. Bạn được chỉ định đọc tiếp, đọc nhanh câu thơcủa bài. Nếu đọc thuộc được sẽ chỉ định lại 1 bạn bất kì củanhóm kia. Cứ như vậy cho đến hết bài.Trường hợp hs được “truyền điện” chưa thuộc, các bạnnhóm đối diện sẽ hô từ 1 đến 5. Nếu không đọc được phảiđứng yên tại chỗ (bị điện giật). Lúc đó hs chỉ định trước đósẽ chỉ định tiếp 1 bạn trong nhóm này.Cuối cùng nhóm nào có nhiều hs “bị điện giật” nhiềunhất sẽ thua cuộc.+HS bắt đầu chơi+Khi kết thúc trò chơi, gv hỏi hs ý nghĩa của trò chơi :“truyền điện”.Các em có thấy vui không?Qua trò chơi, các em học được gì? …HS trả lời …