Soạn bài thạch sanh lớp 6 tập 2

Sách giải văn 6 bài thạch sanh (Ngắn Gọn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 6, sách giải ngữ văn lớp 6 bài thạch sanh sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 6 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 6, giải bài tập sgk văn 6 đạt được điểm tốt:

   – Đoạn 1 (Từ đầu … mọi phép thần thông): Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.

   – Đoạn 2 (tiếp … bị bắt hạ ngục): những thử thách và chiến công của Thạch Sanh.

   – Đoạn 3 (phần còn lại): phơi bày tội Lí Thông, Thạch Sanh cưới công chúa và lui yên quân lính chư hầu.

Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống một mình dưới gốc đa. Lí Thông gặp Thạch Sanh, nghĩ lợi dụng sức khỏe của Thạch Sanh làm việc nên gạ kết nghĩa anh em.

Trong vùng có con chằn tinh hung dữ, làng phải cống nộp người cho chằn tinh ăn thịt. Năm ấy đến lượt Lí Thông, hắn nghĩ kế để Thạch Sanh thế mạng. Rồi Thạch Sanh giết chết chằn tinh. Lí Thông lừa và cướp công của Thạch Sanh.

Công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi, Thạch Sanh bắn nó bị thương. Vua sai Lí Thông tìm công chúa, hứa gả con và truyền ngôi. Lí Thông lừa Thạch Sanh giúp rồi lại nhốt chàng dưới hang sâu. Thạch Sanh giết đại bàng và cứu con vua Thủy Tề, được vua tặng cây đàn thần.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ khiến Thạch Sanh bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh. Vua gọi Thạch Sanh lên kể rõ mọi việc, cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Chàng tha bổng nhưng trên đường về, hai mẹ con bị sét đánh chết, hóa kiếp bọ hung.

Vua gả công chúa cho Thạch Sanh, 18 nước chư hầu tức giận dẫn quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra gảy, quân 18 nước xin hàng. Chàng còn thiết đãi niêu cơm thần ăn mãi không hết, quân lính kính phục Thạch Sanh và rút quân về nước.

   Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh:

   – Nguồn gốc thần tiên (con Ngọc Hoàng), người mẹ mang thai mấy năm.

   – Được các thần truyền võ nghệ và phép thần.

   –> nhân vật lí tưởng thêm kì lạ và đẹp đẽ, hé mở một nhân vật sẽ lập nên nhiều chiến công phi thường, mang tính thần linh nhưng vẫn rất gần gũi nhân dân.

   Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách: bị lừa canh miếu và giết chằn tinh, cứu công chúa, diệt đại bàng, bị vu vạ nhốt trong ngục –> bộc lộ sự chất phác, thật thà, sự khoan dung, đặc biệt là lòng dũng cảm và tài năng.

   Sự đối lập Thạch Sanh và Lí Thông:

Phương diện đối lập Thạch Sanh Lí Thông
Tính cách vô tư, thật thà, vị tha, dũng cảm lừa lọc, xảo trá, vụ lợi
Hành động giết chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa lừa dối và cướp công của Thạch Sanh

   – Tiếng đàn: giải oan, vạch mặt Lí Thông, khiến quân lính không còn muốn đánh nhau nữa –> tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh chính nghĩa.

   – Niêu cơm: sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo, chuộng hòa bình.

   Kết truyện thể hiện khát vọng cuộc sống công bằng cái thiện – cái ác, ước mơ người tài năng xứng đáng được những gì đáng có. Đây là kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích. Ví dụ như truyện Tấm Cám, Sọ Dừa, Cây bút thần, …

   Một số chi tiết tiêu biểu trong truyện Thạch Sanh có thể chọn khi vẽ minh họa:

   – Thạch Sanh sống ở gốc đa, mình trần, đóng khố với chiếc búa.

   – Thạch Sanh đánh nhau với chăn tinh.

   – Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng dưới hang và cứu công chúa.

   – Thạch Sanh gảy đàn trong ngục.

   – Niêu cơm Thạch Sanh.

Soạn bài Thạch Sanh – Kết nối tri thức trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2, hướng dẫn chi tiết soạn Thạch Sanh bằng việc trả lời các câu hỏi trong SGK.

Soạn văn 6 Thạch Sanh – Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ được FGate bao gồm các câu trả lời cho các câu hỏi trong bài học, sau đó là tổng hợp lại kiến thức của cả bài đọc.

Soạn bài Thạch Sanh – Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời câu hỏi soạn văn 6 Kết nối tri thức bài Thạch Sanh theo trình tự bài đọc.

Bạn đang xem: Soạn bài Thạch Sanh Kết nối tri thức – Lớp 6

Trước khi đọc

Câu 1. Trong thế giới tưởng tượng, những con vật kì ảo thường được hình dung là có nhiều đặc điểm kì lạ, biết nói tiếng người, có nhiều phép thần thông, biến hóa, có thể hại người hoặc giúp ích cho người.

  • Soạn bài thạch sanh lớp 6 tập 2

Việc sáng tạo ra những con vật kì ảo thường đem lại sự hấp dẫn, thú vị cho câu chuyện. Hãy tưởng tượng, vẽ một con vật kì ảo và giới thiệu về con vật đó.

Gợi ý

– Học sinh tưởng tượng, vẽ một số con vật như: con chim, con rắn, con ếch, …

Sau đó tưởng tượng ra con vật có một vài đặc điểm giống con người: biết nói, biết hát, biết làm việc…

Câu 2. Em cũng có thể làm tương tự với việc tưởng tượng ra các đồ vật kì ảo. Trình bày về đặc điểm và chức năng của đồ vật đó

Gợi ý

– Học sinh tưởng tượng, vẽ một số đồ vật như: cây đàn, chiếc bút, cái nồi, chiếc gậy, chiếc mũ, …

Và gán thêm cho những đồ vật một vài đặc điểm giống của con người: biết nhìn, biết nói, biết cười,…

Đọc văn bản

Theo dõi: Chú ý thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện.

Gợi ý

– Thời gian: ngày xưa.

– Không gian: túp lều cũ dựng dưới gốc đa, gần rừng.

Dự đoán: Điều gì sẽ xảy ra tiếp sau đó?

– Lý Thông kết nghĩa anh em với Thạch Sanh thực chất là lợi dụng Thạch Sanh có sức khỏe để về làm việc không công cho hắn.

Theo dõi: Chú ý hành động của Thạch Sanh và Lý Thông sau khi Thạch Sanh bị Lý Thông lừa.

Gợi ý

– Thạch Sanh thật thà tin ngay, vội vã từ giã mẹ con Lý Thông ra đi. Chàng lại trở về với túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân.

– Lý Thông hí hửng đem đầu của con trăn tinh vào kinh kì nộp cho nhà vua.

Tưởng tượng: Thế giới do vua Thủy Tề cai trị có những đặc điểm gì?

Gợi ý

Thế giới vua Thủy Tề cai trị ở dưới nước với những dinh phủ, cung điện nguy nga, dát đầy châu báu, ngọc ngà,… được canh giữ bởi những con thủy quái dũng mãnh nhất.

Tưởng tượng: Cảnh mấy vạn tướng sĩ các nước chư hầu ngồi ăn cơm quanh chiếc niêu bé xíu.

Gợi ý

– Quân sĩ 18 nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu ấy cứ ăn hết lại đầy. Quân sĩ vô cùng kinh ngạc và biết ơn về tấm lòng bao dung của vợ chồng Thạch Sanh.

Soạn bài Thạch Sanh Kết nối tri thức phần Sau khi đọc

Tìm hiểu văn bản

* Nội dung

Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

* Nghệ thuật

Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa (như sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm đất…).

* Thể loại: Cổ tích.

* Nhân vật

– Các nhân vật: Thạch Sanh, Lí Thông, mẹ Lí Thông, công chúa, nhà vua…

– Nhân vật chính: Thạch Sanh, Lí Thông.

* Bố cục:

Bố cục truyện Thạch Sanh được chia thành 3 phần.

– Phần 1 (từ đầu đến phép thần thông): Sự ra đời và trưởng thành của Thạch Sanh.

– Phần 2 (tiếp theo đến kéo về nước): Những chiến công của Thạch Sanh.

– Phần 3 (còn lại): Thạch Sanh được truyền ngôi.

* Tóm tắt

+ Thạch Sanh ra đời.

+ Thạch Sanh lớn lên học võ và phép thần thông.

+ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông.

+ Mẹ con Lí Thông lừa Thạch Sanh đi chết thay cho mình.

+ Thạch Sanh diệt chằn tinh bị Lí Thông cướp công.

+ Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa, lại bị cướp công.

+ Thạch Sanh diệt hồ tinh, cứu thái tử bị vu oan vào tù.

+ Thạch Sanh được giải oan lấy công chúa.

+ Thạch Sanh chiến thắng quân 18 nước chư hầu, lên ngôi vua.

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Em có thích truyện Thạch Sanh không? Vì sao?

Trả lời

Sau khi soạn bài Thạch Sanh Kết nối tri thức, em thấy rất thích truyện cổ tích “Thạch Sanh” vì truyện có nhiều chi tiết kì ảo, hấp dẫn; Nhân vật Thạch Sanh là một dũng sĩ gan dạ, dũng cảm, lập được nhiều chiến công cứu dân, cứu nước, cuối cùng được làm vua, mẹ con Lý Thông độc ác bị trừng trị thích đáng,…

Câu 2. Gia cảnh của Thạch Sanh có gì đặc biệt?

Trả lời

– Gia cảnh Thạch Sanh:

+ nhà nghèo, sống trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa, hàng ngày lên rừng đốn củi kiếm ăn.

+ sống lủi thủi 1 mình (mồ côi, không người thân thích)

Câu 3. Truyện Thạch Sanh có những con vật kì ảo nào? Chúng có đặc điểm gì khác thường?

Trả lời

Trong truyện “Thạch Sanh”, có những con vật kỳ ảo: Trăn tinh, đại bàng. Chúng có đặc điểm khác thường:

– Trăn tinh ở miếu thờ: trăn tinh có nanh vuốt để săn mồi, sau khi bị Thạch Sanh giết thì hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ.

– Đại bàng khổng lồ quắp công chúa vào hang. Đại bàng nguyên là một con yêu tinh trên núi có nhiều phép lạ.

– Hồn trăn tinh và đại bàng lang thang, gặp nhau cùng nghĩ cách báo thù Thạch Sanh.

Câu 4. Sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang của đại bàng và đưa trở lại cung, công chúa đã bị câm. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu công chúa không bị như vậy?

Trả lời

– Nếu công chúa không bị câm thì có thể nàng sẽ nói cho nhà vua biết toàn bộ sự thật và câu chuyện sẽ đi theo một kết cục khác.

Tuy nhiên, đó không phải là dụng ý của tác giả dân gian. Chức năng giải mã bí mật, phơi bày sự thật, vạch mặt kẻ giả mạo trong câu chuyện này không được đặt ở nhân vật công chúa.

Câu 5. Truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kì ảo. Hãy liệt kê các đồ vật đó và nêu đặc điểm, tác dụng của chúng.

Trả lời

Soạn bài Thạch Sanh – Kết nối tri thức giúp em thấy truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kì ảo. Đó là:

– Cung tên vàng: Cung tên vàng là một vũ khí tuyệt vời và nó đã giúp Thạch Sanh cứu được công chúa.

– Cây đàn thần: Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông. Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân. Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng. Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và yêu chuộng hòa bình.

– Niêu cơm thần: niêu cơm vạn người ăn cũng không thể hết. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Câu 6. Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về hành động. Lập bảng so sánh để thấy rõ sự đối lập đó. Qua đó, em có nhận xét gì về đặc điểm của hai nhân vật này?

Trả lời

Thạch Sanh

Lý Thông

+ Tin lời đi canh miếu thay.

+ Tin lời trăn tinh của vua.

+ Tin lời xuống hang cứu công chúa.

→ Cả tin, thật thà

+ Lừa Thạch Sanh thế mạng cho mình.

+ Lừa để cướp công giết trăn tinh.

+ Lừa để cướp công giết đại bàng, cứu công chúa.

→ Lừa lọc, xảo quyệt

+ Bị Lý Thông hãm hại rất nhiều lần nhưng không trả thù, cho về quê làm ăn.

→ Vị tha, nhân hậu

+ Lợi dụng tình anh em kết nghĩa bóc lột sức lao động của Thạch Sanh.

+ Cướp công và hãm hại Thạch Sanh nhiều lần.

→ Tàn nhẫn, vô lương tâm

+ Giết trăn tinh.

+ Giết đại bàng.

+ Cứu công chúa, thái tử con vua Thủy Tề.

+ Dẹp 18 nước chư hầu.

+ Giỏi võ nghệ, đàn…

→ Anh hùng, tài giỏi

+ Tìm cách giết hại Thạch Sanh để cướp công, lấy công chúa.

+ Không chịu làm, lợi dụng sức lao động Thạch Sanh.

→ Tiểu nhân, độc ác

+ Là con người cao cả

→ đại diện cái thiện.

+ Là kẻ bạc nhược, thấp kém

→ đại diện cái ác.

Kết thúc: Cưới công chúa, nối ngôi vua.

Kết thúc: Bị sét đánh chết hóa bọ hung.

Câu 7. Kết thúc truyện, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa và nhường ngôi. Qua cách kết thúc này, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?

Trả lời

Qua việc soạn bài Thạch Sanh – Kết nối tri thức em thấy rằng, tác giả dân gian thể hiện ước muốn cao đẹp về lẽ công bằng: có công được thưởng, có tội bị trừng phạt. Nhân vật lí tưởng sẽ được trở thành người đứng đầu, dẫn dắt xã hội theo lí tưởng đã đưa người đó lên ngôi (qua ý nghĩa biểu tượng của “vua”)

Câu 8*. Về kết cục của mẹ con Lý Thông, ở văn bản do Huỳnh Lý và Nguyễn Xuân Lân kể có chi tiết: “Mẹ con Lý Thông về quê đến nửa đường thì bị Thiên Lôi giáng sấm sét đánh chết, rồi bị hoá kiếp làm con bọ hung”. Bản của Anh Động (và nhân dân một số vùng Nam Bộ) kể: “Lý Thông được tha nhưng y về dọc đường mưa to, sấm sét đánh tan thây ra từng mảnh, mỗi mảnh hoá thành một con ễnh ương. Cho nên bây giờ mỗi khi có mưa to sấm sét, ễnh ương sợ, kêu lên những tiếng man dã….”. Em có nhận xét gì về những cách kết thúc này?

Trả lời

– Qua các bản kể có thể thấy truyện “Thạch Sanh” còn có thể giải thích nguồn gốc của sự vật, sự việc.

=> Ở một số bản kể, truyện cổ tích thường có nội dung giải thích nguồn gốc, sự tích của con vật, đồ vật, phong tục,… tạo sự hấp dẫn cho cốt truyện, đồng thời tạo ra một đặc điểm thi pháp: từ trong thế giới cổ tích, người kể chuyện đưa người đọc trở lại với thực tại, nhắc nhở họ về một hiện tượng nào đó vẫn thường xảy ra trong đời sống.

Viết kết nối với đọc

Dũng sĩ là người có lòng dũng cảm, chiến đấu diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống của cộng đồng. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể về một dũng sĩ mà em gặp ngoài đời hoặc biết qua sách báo, truyện kể.

Bài làm tham khảo

Người dũng sĩ mà em được biết qua ti vi, báo đài là chú Nguyễn Ngọc Mạnh, làm nghề lái xe tải chở hàng. Ngày 01 tháng 03 năm 2021, chú Nguyễn Ngọc Mạnh đã dũng cảm đỡ em bé 4 tuổi bị rơi từ tầng 12 chung cư xuống. Chú Mạnh nói rằng dù mọi người có gọi chú là “dũng sĩ” hay đưa chú lên làm “người hùng” thì chú vẫn là một người bình thường, phải làm công việc bình thường mà thôi. Hành động đẹp ấy của chú khiến nhiều người cảm động và làm ấm lòng rất nhiều người. Bởi qua hành động của những con người như vậy trong đời thường sẽ giúp chúng ta hoàn toàn tin rằng lòng tốt, tình người luôn hiện hữu và sẽ tiếp tục được lan tỏa trong xã hội làm cho chúng ta thêm tin, thêm yêu cuộc sống tươi đẹp này.

-/-

Với toàn bộ tài liệu hướng dẫn soạn bài Thạch Sanh – Kết nối tri thức, hi vọng các em sẽ chuẩn bị bài học tốt nhất trước khi tới lớp. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 6.

Đăng bởi: FGate

Chuyên mục: Ngữ Văn 6